Nhắc lại sinh lý
IgM chiếm khoảng 7 – 10% tổng lượng gamma globulin. Các IgM Có cấu trúc 5 đơn vị cơ sở (cấu trúc của một hình khối CÓ 5 cạnh với 5 bề mặt, mỗi bề mặt có hình một tam giác đều và có 12 đình [pentametric]) với TLPT cao (950.000 dalton), vì vậy, làm tăng độ nhớt của huyết tương. Mỗi tiểu đơn vị (monomere) của globulin này gồm 2 chuỗi nặng và 2 chuỗi nhẹ.
Cần ghi nhận là các IgM là các kháng nguyên xuất hiện đầu tiên đối Với kích thích mang tính kháng nguyên (đáp ứng tiên phát) (Vd: trong trường hợp nhiễm trùng, xuất hiện IgM trong huyết thanh là bằng chứng mới mắc một nhiễm trùng, trái lại xuất hiện lgG, thường chứng tỏ đó là một nhiễm trùng cũ). IgM cũng chịu trách nhiệm đối với sự hình thành các kháng thể tự nhiên (Vd: kháng thể nhóm máu ABO).
Các IgM không đi qua được hàng rào rau thai, vì vậy nồng độ của globulin miễn dịch này ở trẻ mới đẻ rất thấp và dần tăng lên để đạt tới giá trị như ở người lớn khi trẻ 1 tuổi.
Mục đích và chỉ định xét nghiệm
– Để chẩn đoán các tình trạng thiếu hụt miễn dịch loại IgM do di truyền hoặc mắc phải.
– Để chẩn đoán bệnh tăng macroglobulin máu Waldenstrom.
-Chẩn đoán huyết thanh về gammaglobulin xảy ra sớm nhất đối với các bệnh lý nhiễm trùng.
Tăng nồng độ IgM huyết thanh
Các nguyên nhân chính thường gặp là:
– Bệnh lý đa dòng (polyclonal):
- Bệnh gan.
- Thứ phát do hội chứng thận hư.
- Hội chứng tăng IgM (Hyper IgM syndrome).
-Bệnh lý đơn dòng (monoclonal):
- Bệnh tăng macroglobulin máu của Waldenstrom (Waldenstrom’s macroglobulinemia).
- U lympho.
- Bệnh losemia mạn tế bào lympho (CLL).
- Đa u tủy xương (hiếm gặp).
- Hội chứmg Schnitzler (Schnitzler syndrome).
- Bệnh globulin miễn dịch đơn dòng với ý nghĩa không được xác định (MGUS).
- Kháng thể lạnh IgM agglutinin.
- Viêm khớp dạng thấp.
- Bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
-Các nhiễm trùng mạn tính:
- Nhiễm actinomyces (actinomycosis).
- Bệnh do Bartenellose.
- Các nhiễm trùng do nấm.
- Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng (infectious mononucleosis).
- Bệnh do trypanosomia (trypanosomiasis).
- Sốt rét.
Giảm nồng độ IgM huyết thanh
Các nguyên nhân chính thường gặp là:
– Hội chứng mất protein (protein-losing syndromes).
– Không có gammaglobulin máu.
-Bệnh đa u tủy xương không phải IgM (Vd: loại IgG và IgA).
-Trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ.
Nguồn: “Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng” – do PGS.TS Nguyễn Đạt Anh và Dược sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Hương biên soạn Xem tất cả xét nghiệm tại: http://ykhoa.org/category/khoa-hoc/khoa-hoc-can-lam-sang/xet-nghiem/