Nghiên cứu mới được công bố trên Medscape ở 622.018 BN, tuổi từ 18-80 (trung bình là 48 tuổi, 48% là nam giới) nhập viện cấp cứu tại 7 bệnh viện ở Thụy Điển, từ năm 2006 đến 2016. Tất cả đều chưa được chẩn đoán đái tháo đường trước đó. Các nhà nghiên cứu đã phân những người này thành 4 nhóm dựa trên đường huyết (ĐH) lúc vào khoa cấp cứu:
• Hạ ĐH: glucose huyết tương < 3,9mmol / L (0,3% BN)
• ĐH bình thường: glucose huyết tương ≥ 3,9 đến <7,8 mmol / L (85%)
• Rối loạn ĐH: glucose huyết tương ≥ 7,8 đến <11,1 mmol / L (13%)
• Tăng ĐH: glucose huyết tương ≥ 11,1 mmol / L (2%)
Tất cả được theo dõi và đánh giá trong 30 ngày và lâu dài (trung bình là 3,9 năm) về kết cục chính là tử vong do mọi nguyên nhân và các kết cục phụ gồm tử vong do bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và nhập viện do suy tim
Kết quả: So với những BN có đường huyết bình thường lúc nhập viện cấp cứu thì:
• Những BN có tăng hoặc hạ đường huyết có tỷ lệ tử vong và các kết cục tim mạch tồi tệ hơn
• Những BN nhập viện trong tình trạng tăng đường huyết có tăng tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và nhập viện vì suy tim
• Những BN bị hạ đường huyết lúc nhập viện có tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân tăng 2,5 lần, và lệ tử vong do tim mạch tăng 2,5 lần.