1-HỆ THỐNG DẪN LƯU TRƯỚC ĐÂY (3 BÌNH)
**[Để khí không đi ngược] >> Để dẫn lưu khí từ màng phổi ra ngoài mà không cho khí đi ngược vào màng phổi ta cần 1 van 1 chiều => Đầu ống dẫn lưu đặt trong nước thì nước hoạt động như van 1 chiều không cho không khí đi ngược vào lại (Hình A)
**[Để khí vẫn ra được] >> Nếu muốn khí có thể đi ra được thì áp lực thủy tĩnh (do nước tạo ra) KHÔNG ĐƯỢC lớn hơn áp lực từ màng phổi => Đầu ống dẫn lưu đặt cách mặt nước CỐ ĐỊNH 2 cm.
**[Để mức dịch vẫn là 2cm] >> Nếu màng phổi có dịch (dịch, máu) thì khi dẫn lưu ra sẽ làm thay đổi mức dịch so với đầu ống làm thay đổi áp lực thủy tĩnh của nước >> Cần 1 bình collect để collect dịch mà không ảnh hưởng mức nước quy định 2cm (Hình
**[Để có thể hút áp lực nhằm dẫn lưu nhanh và triệu để] >> Gắn thêm áp lực hút
**[Để kiểm soát áp lực hút] >> Cần thêm bình thứ 3 có thêm ống kiểm soát áp lực (vì nếu áp lực hút quá lớn sẽ gây tổn thương màng phổi – nhu mô phổi..), đầu ống cắm vào dưới mực nước 20cm (có thể là 30cm) (HÌNH C)
-Khi áp lực hút < -20cmH2O Lực hút tác động trực tiếp lên hệ thống ống dẫn lưu
-Khi áp lực hút > -20cmH2O Không khí từ ngoài sẽ bị hút vào ống kiểm soát áp lực nhằm duy trì áp lực hút tác động lên hệ thống ống dẫn lưu không vượt quá -20cmH2O
2-HỆ THỐNG DẪN LƯU MỚI (1 BÌNH) (HÌNH D)
1 bình dẫn lưu sẽ có cả 3 khoang
-Dịch sẽ đổ vào khoang đầu tiên (tương đường bình 1/ hệ thống 3 bình)
-Khí sẽ đi vào khoang thứ 2 – mực nước so với đầu ống khoang thứ 2 cố định 2 cm (tương đương bình 2/hệ thống 3 bình)
-Khoang hút áp lực – mức nước thường sẽ đổ ở mức 20cm (tương đương bình 3/hệ thống 3 bình) => Việc đổ nước vào thay đổi mực nước ở khoang này có thể thay đổi áp lực hút tối đa cho phép
***Ngoài ra, có hệ thống hút khô (dry suction): khoang thứ 3 không đổ nước, ta có thể kiểm soát lực hút trực tiếp từ bình hút luôn (-10, -20, -30,-40 cmH2O).
P/s: Rảnh thì viết chia sẽ với các bạn, chứ làm Hồi sức cấp cứu thì ở đâu/năm nào cũng ko có khái niệm Tết đâu haha