[BDSI] KHẨU TRANG HAY KHÔNG KHẨU TRANG

Rate this post
CHUYỆN CŨ NÓI LẠI, KHẨU TRANG HAY KHÔNG KHẨU TRANG
Trong mùa dịch này, có rất nhiều quan điểm trái chiều ở cấp độ …quốc tế về việc có nên đeo khẩu trang, và chọn khẩu trang gì trong ngăn ngừa lây lan bệnh lý đường hô hấp. Gần đây, có một số nghiên cứu về hiệu quả của đeo khẩu trang, phần lớn đều không đưa đến một kết quả rõ ràng nào về tính hiệu quả của nó. Điều đó đã dẫn tới việc các cơ quan, tổ chức y tế lớn trên thế giới rất chần chừ và lúng túng trong việc đưa ra khuyến cáo về vấn đề này. Và một điểm nữa là các nghiên cứu đó đều thực hiện ở …nước ngoài. Tuy nhiên, quay lại cách đây 5 năm, ở Việt Nam chúng ta, đã có một nghiên cứu trên BMJ rất thú vị về vấn đề này.
Hồi đó, chưa có nghiên cứu RCT nào trên thế giới đánh giá hiệu quả của các loại khẩu trang đối với đối tượng nhân viên y tế. Do đó, mục đích của nghiên cứu này là so sánh hiệu quả của khẩu trang vải với khẩu trang y tế ở đối tượng là nhân viên y tế làm việc trong bệnh viện, với giả thuyết là không có sự khác biệt giữa khẩu trang y tế và khẩu trang vải.
Nghiên cứu đã được sự tham gia của 14 bệnh viện cấp hai / cấp ba tại Hà Nội với 1607 NVYT thuộc các khoa phòng nguy cơ cao tham gia.
Các đơn vị đó được chọn ngẫu nhiên: nhóm deo khẩu trang y tế được phát 2 cái mỗi ngày (tức 1 ca làm việc 8 tiếng) , nhóm deo khẩu trang vải được phát 5 chiếc khẩu trang vải, sau đó hướng dẫn là phải giặt sau mỗi ca làm việc và luân phiên đổi khẩu trang; hoặc nhóm chứng (tức là thực hành lâm sàng như thông thường, bao gồm đeo/không đeo y như cũ), trong 4 tuần liên tiếp.
Kết cục đánh giá đó là bệnh lý hô hấp lâm sàng (CRI), bệnh giống cúm (ILI) và nhiễm virus đường hô hấp được xác nhận trong phòng lab.
Kết quả là….
Tỷ lệ của tất cả các kết quả nhiễm trùng cao nhất ở nhóm khẩu trang vải, với tỷ lệ ILI cao hơn đáng kể về mặt thống kê với nguy cơ tương đối (RR) = 13,00 so với nhóm đeo khẩu trang y tế. Khẩu trang vải cũng có tỷ lệ ILI cao hơn đáng kể so với nhóm chứng. Một phân tích bằng cách sử dụng khẩu trang cho thấy ILI (RR = 6,64) xét nghiệm virus dương tính (RR = 1,72) cao hơn đáng kể trong nhóm khẩu trang vải so với nhóm khẩu trang y tế . Sự thâm nhập của các hạt vào khẩu trang vải là 97% và khẩu trang y tế là 44%.
Kết luận
Nghiên cứu này là RCT đầu tiên của khẩu trang vải, với kết quả này, nên thận trọng đối với việc sử dụng khẩu trang vải. Đây là một phát hiện quan trọng để thông báo cho sức khỏe và an toàn nghề nghiệp. Do khẩu trang giữ độ ẩm, việc tái sử dụng khẩu trang vải và hiệu quả lọc kém có thể dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, NVYT không nên sử dụng khẩu trang vải để phòng ngừa, đặc biệt trong các tình huống nguy cơ cao.
Advertisement
Nhìn lại thiết kế nghiên cứu, ta thấy, ở nhóm kiểm soát là “thực hành lâm sàng thông thường”, tức là bao gồm việc sử dụng khẩu trang trong một tỷ lệ cao người tham gia. Như vậy không có nhóm chứng “không đeo khẩu trang” (nguy cơ cao mà, nên không thể thiết kế khác được), việc phát hiện tỷ lệ nhiễm trùng cao hơn ở nhóm khẩu trang vải có thể được hiểu là tác hại do khẩu trang vải, hiệu quả của khẩu trang y tế hoặc rất có thể là sự kết hợp của cả hai.
Như vậy, rõ ràng khuyến cáo của bộ y tế về việc sử dụng khẩu trang y tế ở NVYT và khẩu trang vải đối với người dân là hợp lý. Mấy nay thấy còn 1 số anh chị em nhà mình đeo khẩu trang vải đi làm nên bài viết này để nhắc lại tí xíu.
Nguồn : Hà Văn Quốc +Biomedical Data Science Initiativies

Giới thiệu Thuha

Check Also

[BDSI] Thuốc REGN-CoV-2 trong điều trị Covid 19

REGN-CoV-2 được sản xuất bởi Regeneron, bao gồm hai kháng thể casirivimab và imdevimab. Cựu …