Định nghĩa
Nhịp nhanh nhĩ đa ổ là một rối loạn nhịp nhĩ đặc trưng bởi 3 hoặc nhiều hình thái sóng P khác nhau.
Sinh lý bệnh
Khi tín hiệu điện đi từ nút xoang nhĩ thông qua thành của tâm nhĩ, gây ra sự co của tâm nhĩ; tín hiệu
chậm lại cho phép tâm nhĩ co lại trước tâm thất. Sự chậm trễ này được mô tả bằng khoảng PR trên
ECG. Do bất thường về tạo nhịp tim tại chỗ, nhiều nơi tạo nhịp nhĩ bên ngoài, dẫn đến nhịp tim nhanh.
Sóng P nhanh bất thường có thể được nhìn thấy trước phức bộ QRS. Các máy tạo nhịp bên ngoài có
thể được nằm ở tâm nhĩ phải hoặc trái. Trong trường hợp thứ nhất, hầu hết chúng nằm gần nút xoang
nhĩ tại một cấu trúc gọi là “mào tận cùng”; nếu trong tâm nhĩ trái, hầu hết chúng nằm gần vị trí của tĩnh
mạch phổi. Nguồn gốc của các rối loạn nhịp tim có thể được phát hiện với độ tin cậy tốt bởi ECG 12 chuyển đạo.
Nguyên nhân
Một nhịp nhanh nhĩ đa ổ ngụ ý rằng một số khu vực của trung tâm phát ra các tín hiệu điện tự ý.
Điều này dẫn đến tăng nhịp tim lên rất nhiều, từ 100 đến 250 bpm. Nó thường xảy ra trong các trường hợp sau đây:
• COPD do tiếp xúc với chất kích thích phổi
• Suy tim sung huyết
• Thuyên tắc phổi
• Bệnh tim tăng áp
• Cường giáp
• Uống rượu
• Rối loạn điện giải (hạ kali máu)
Đặc điểm lâm sàng
Bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi nhịp nhanh nhĩ đa ổ có thể không có triệu chứng hoặc có thể đánh trống
ngực, nhịp tim không đều, mệt mỏi, đau thắt ngực, khó thở, xây xẩm, và ngất. Nếu các triệu chứng xảy
ra, chúng thường biểu hiện lẻ tẻ. Các triệu chứng phổ biến nhất là đánh trống ngực và ngất xỉu.
Chẩn đoán
ECG
Có một số đặc điểm chẩn đoán liên quan đến nhịp tim nhanh nhĩ đa ổ:
• Lớn hơn 100 bpm (thường là 100-250 bpm)
• ECG tiết lộ nhiều hình thái P sóng
• Ít nhất 3 hình thái P sóng khác nhau trong cùng một chuyển đạo
• Nếu ít hơn 100 bpm = chủ nhịp nhĩ lưu động
ECG Holter
Bệnh nhân có thể được theo dõi trong 24 giờ trong khi thực hiện các hoạt động thường ngày để ghi lại bất kỳ rối loạn nhịp bất thường khi sử dụng thiết bị này.
Điều trị
Bước đầu tiên trong việc quản lý nhịp nhanh nhĩ đa ổ là phải điều trị nguyên nhân nền, có thể bao gồm:
1. Dừng bất kỳ loại thuốc làm nặng thêm, chẳng hạn như theophylline.
2. Rối loạn chất điện giải cần được sửa chữa, chẳng hạn như magiê và kali.
Thuốc kiểm soát tần số tim
Một số loại thuốc có thể được sử dụng để kiểm soát tần số tim dựa trên các chỉ định và chống chỉ định, chẳng hạn như:
1. Chẹn kênh canxi
2. Chẹn beta
3. Amiodaron
Thủ thuật xâm lấn
Những người có nhịp tim nhanh nhĩ đa ổ không kiểm soát được có thể được điều trị bằng cắt đốt mô nhĩ thất mà gửi tín hiệu của sự co và cấy ghép máy tạo nhịp tim thường trực.
Tiên lượng
Các triệu chứng của nhịp nhanh nhĩ đa ổ có thể được kiểm soát thích hợp miễn là tình trạng nền gây tăng nhịp tim được kiểm soát. Có biến chứng nặng do kéo dài gắn liền với nhịp nhanh nhĩ đa ổ có thể tiến triển theo thời gian, chẳng hạn như bệnh cơ tim do nhịp tim nhanh
Quá trình tự nhiên của nhịp nhanh nhĩ đa ổ là tự giải quyết trong vài tuần hoặc vài tháng. Đối với trường hợp cần điều trị y tế, có thể sau khoảng thời gian đó. Tiên lượng lâu dài là tốt, không có tái phát muộn.
Lưu ý:
Khử rung là không hiệu quả vì loạn nhịp tái phát thường xuyên.
? Câu hỏi ôn tập
Câu hỏi 8.5: Một BN nam 68 tuổi đến khoa cấp cứu với vợ vì khó
thở và căng tức ngực trong 3 ngày. BN ho đàm nhiều, có màu
xanh lá cây. BN mắc COPD trong 10 năm trở lại đây nhưng nói
rằng thời gian này, ho và đờm nào khác so bình thường. BN sử
dụng 2 liều albuterol phun khí dung và ipratropium ở nhà nhưng
không giảm hoàn toàn. Thói quen hút thuốc lá 50 góixnăm và thỉnh
thoảng uống rượu. Sinh hiệu HA 110/60 mmHg, T 37,2°C,
NT 26 l/ phút, mạch quay không đều, tần số 110-120 l/phút, và độ
bão hòa oxy 88%. Trên thăm khám lâm sàng, bệnh nhân trông
buồn ngủ, ran khắp hai phế trường, và tiếng tim không đều. Chụp
X-quang ngực cho thấy tăng ứ khí cả hai phổi và cơ hoành dẹt.
ECG như hình. Đâu là điều trị ban đầu tốt nhất cho bệnh nhân loạn nhịp này?
A. Diltiazem
B. Đảo ngược co thắt phế quản và điều chỉnh điện giải
C. Khử rung đồng bộ
D. Cắt đốt qua ống thông vùng eo van 3 lá-tĩnh mạch (CTI)
E. Metoprolol
Tài liệu tham khảo:
1. Lecturio (2019) Cardiovascular Pathology
2. Bệnh học tim mạch. Bản dịch của Trần Khánh Luân (Đại học Y Dược Huế) và Phan Nguyên Hiếu (Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh)
Mời các bạn đọc tất cả ” Bệnh học lâm sàng ” tại: https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/benh-hoc-tim-mach/