[Cập nhật] Khí máu tĩnh mạch có thay được máu động mạch?

5/5 - (1 vote)

KHÍ MÁU MÁU TĨNH MẠCH CÓ THAY ĐƯỢC MÁU ĐỘNG MẠCH?

Lâm sàng khi các bạn lấy nhầm máu tĩnh mạch hay đặt CÂU HỎI “Kết quả này coi được không? cần lấy lại máu động mạch không”[khó lấy máu động mạch, khó chịu cho BN] => CÂU TRẢ LỜI: Tùy bạn muốn coi chỉ số gì trong đó? Và coi chỉ số đó với mục đích gì?
Khí máu tĩnh mạch: tĩnh mạch ngoại biên và tĩnh mạch trung tâm.
Bài này nói về MÁU TĨNH MẠCH NGOẠI BIÊN
CÁC THÔNG SỐ CẦN ĐÁNH GIÁ KHI CẦM KẾT QUẢ KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH

-Oxy máu (hô hấp)

-pH và pCO2 máu (hô hấp và chuyển hóa)
-Lactate máu: Chẩn đoán sốc nhiễm trùng, theo dõi động học lactate (hiệu quả hồi sức), chẩn đoán ngộ độc…
-HCO3: không phải thông số trưc tiếp – là thông số đo gián tiếp (máy tính toán gián tiếp từ công thức Henderson-Hasselbalch)
LÝ THUYẾT
1-Về oxy máu: Tất nhiên là chênh lệch nhiều và dao động (tùy vào bệnh lý, tình trạng sử dụng oxy của mô..)
2-Về pCO2 và pH: Chênh lệnh so với máu động mạch
+pH thấp hơn pH máu động mạch: Ngoại biên (0.02-0.04); Trung tâm (0.03-0.05)
+pCO2 cao hơn pCO2 máu động mạch: Ngoại biên (3-8mmHg), trung tâm (4-5mmHg)
3-Lactate máu:
-Lactate máu động mạch được coi là “gold standard” vì máu động mạch thể hiện được tổng lượng lactate của cơ thể sản xuất. Lactate máu tĩnh mạch có xu hướng cao hơn máu động mạch.
-Tuy nhiên, các nghiên cứu thấy rằng: (1)Lactate máu tĩnh mạch và động mạch tương qua tốt (hệ số tương quan R = 0.94); (2)Lactate máu TM cao hơn ĐM không nhiều: 0.18-0.22mmol/l
ÁP DỤNG LÂM SÀNG: THỰC DỤNG HƠN LÝ THUYẾT
1-Oxy máu:
-Khí máu tĩnh mạch không có ý nghĩa
-Có thể nói oxy máu có thể theo dõi bằng SpO2 rồi thì vốn không cần theo dõi lấy khí máu để theo dõi nữa  Đúng, tuy nhiên:
(1) SpO2 chỉ nói được là khi nào oxy thiếu (SpO2 < 90% thì thường PaO2 < 60mmHg) chứ không nói được khi nào oxy chính xác/thừa (SpO2 94-100% thì PaO2 có thể từ 80-500mmHg, có thể là đủ, có thể là thừa)
(2)Có những trường hợp SpO2 không theo dõi được tình trạng oxy máu (ngộ độc CO)
***Do đó, có những trường hợp “phải” làm khí máu động mạch để đánh giá oxy máu, có những trường hợp “không cần”
2-pH và CO2 máu:
-Chênh lệnh pH và pCO2 máu TM và ĐM là có – nhưng không nhiều (đặc biệt là pH)
-1 số ví dụ cần đánh giá CO2: Mức độ toan hô hấp? Nguyên nhân rối loạn tri giác? Nguyên nhân ngưng tim?
=>Chênh lệch 3-8mmHg không có nhiều ý nghĩa lâm sàng, có thể tạm chấp nhận kết quả CO2 máu của máu tĩnh mạch (Tuy nhiên, 3-8mmHg chênh lệch về CO2 sẽ có ý nghĩa trong trường hợp toan hô hấp cấp – gợi ý khi pH thay đổi nhiều)
***Do đó, đa số các trường hợp là “khí máu tĩnh mạch cũng được – CO2 máu tĩnh mạch này không gợi ý nguyên nhân của ….”, 1 số trường hợp cần lấy lại khí máu động mạch để đánh giá chính xác
3-Lactate máu:
-Lactate máu > 2 mmol/l là 1 trong các tiêu chuẩn của septic shock.
-Lactate máu TM có xu hướng cao hơn (0.18-0.22mmol/l) nhưng ko có ý nghĩa lâm sàng
-Lactate máu tĩnh mạch tương quan tốt với máu động mạch (R = 0.94)
***Do đó:
 Nếu bạn làm nghiên cứu, bạn cần thật chính xác rằng lactate > 2mmol/ mới CĐ septic shock thì bạn cần. Các trường hợp khác không cần.
Advertisement
 Nếu bạn cần theo dõi động học lactate => Máu tĩnh mạch là được (Xu hướng hiện nay người ta thấy máu mao mạch cũng tương quan tốt, nên người ta có thể theo dõi động học lactate bằng máu mao mạch – POC tại gường)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1-Byrne AL, Bennett M, Chatterji R, Symons R, Pace NL, Thomas PS. Peripheral venous and arterial blood gas analysis in adults: are they comparable? A systematic review and meta-analysis. Respirology. 2014 Feb;19(2):168-175. doi: 10.1111/resp.12225. Epub 2014 Jan 3. PMID: 24383789.
2-Zeserson E, Goodgame B, Hess JD, Schultz K, Hoon C, Lamb K, Maheshwari V, Johnson S, Papas M, Reed J, Breyer M. Correlation of Venous Blood Gas and Pulse Oximetry With Arterial Blood Gas in the Undifferentiated Critically Ill Patient. J Intensive Care Med. 2018 Mar;33(3):176-181. doi: 10.1177/0885066616652597. Epub 2016 Jun 9. PMID: 27283009; PMCID: PMC5885755.
3-Kruse O., Grunnet N., Barfod C. (2011), “Blood lactate as a predictor for in-hospital mortality in patients admitted acutely to hospital: a systematic review”, Scand J Trauma Resusc Emerg Med, 19, 74.
Tác giả: Nguyễn Phi Hùng

Giới thiệu Huỳnh Ngọc Diễm

Check Also

Tại sao chúng ta phải “sợ” Ma Túy?

Chúng ta thường nghe rằng phải tránh xa Ma Túy. Ở hầu hết các quốc …