[Cập nhật] Mối tương quan giữa hoạt động thể chất và sức khỏe tinh thần

Rate this post

Báo cáo mới từ một nghiên cứu lớn chứng minh rằng việc không thường xuyên rèn luyện các bài tập tim mạch – hô hấp và sức mạnh cơ bắp có một mối liên quan rõ rệt đến sức khỏe tinh thần kém.

Các nhà nghiên cứu thông báo một liên kết chặt chẽ giữa tình trạng thể chất kém và nguy cơ gia tăng các triệu chứng như trầm cảm, lo âu, hoặc cả hai.

Nghiên cứu này bao gồm hơn 150.000 thành viên tham dự, cho thấy rằng việc rèn luyện các bài tập tim mạch-hô hấp và cơ bắp một cách độc lập có thể làm gia tăng tình trạng tâm lí kém.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã thấy được một mối liên hệ rõ ràng nhất khi họ kết hợp 2 bộ môn này với nhau.

Một nghiên cứu xuất hiện trên tạp chí BMC Medicine cung cấp một số thông tin về thực hành lâm sàng cho cả sức khỏe về mặt tinh thần lẫn thể chất.

Sức khỏe thể chất và tinh thần

Những vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần cũng như thể chất có thể gây nên một ảnh hưởng tiêu cực đáng kể lên đời sống cá nhân. Hai bệnh tâm lí khá phổ biến là lo âu và trầm cảm.

Theo Tổ chức Hoa Kì về lo âu và trầm cảm, vào năm ngoái, khoảng 18.1% người lớn tại Hoa Kì trải qua chứng rối loạn lo âu. Thêm vào đó, Viện quốc gia về sức khỏe tâm thần cho biết khoảng 7.1% người lớn mắc chứng trầm cảm.

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng hoạt động thể chất có thể ngăn ngừa hoặc chữa trị các bệnh tâm lí. Tuy nhiên vẫn còn tồn đọng nhiều câu hỏi cần được giải đáp.

Chẳng hạn như, các nhà nghiên cứu nên sử dụng hệ thống đánh giá nào để khảo sát chất lượng của hoạt động thể chất? Và liệu có thể ngăn ngừa và cải thiện những vấn đề về sức khỏe tâm lí bằng cách nào? Hay có thể chứng thực được mối tương quan lớn giữa hoạt động thể chất và sự cải thiện về mặt tâm lí?

Liệu có quan trọng trong việc có một bằng chứng chi tiết về mối liên hệ giữa hai vấn đề nêu trên, cũng như các cơ chế làm nền tảng cho chúng. Với lượng thông tin này, các bác sĩ lâm sàng có thể đề nghị một tài liệu hướng dẫn cụ thể hơn cho những bệnh nhân tâm lí.

Để bắt đầu trả lời một số câu hỏi đã được đặt ra, các nhà nghiên cứu đã phân tích một lượng lớn dữ liệu cho phép họ nâng cao hiểu biết về mối liên hệ giữa tập luyện thể thao và sức khỏe tâm thần.

Một nghiên cứu có 152,978 ứng viên tham dự

Trong nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ U.K Biobank – một kho dữ liệu chứa đựng thông tin của hơn 500,000 tình nguyện viên ở độ tuổi từ 40-69 đến từ England, Wales và Scotland.

Giữa tháng tám 2009 và tháng mười hai 2010, khoảng 152,978 ứng viên đã trải qua các bài kiểm tra về thể lực.

Các nhà khảo sát đánh giá thể lực của các ứng viên bằng cách gắn các thiết bị giám sát nhịp tim của họ trước, trong và sau bài tập đạp xe tại chỗ có thời gian là 6 phút.

Họ cũng đánh giá về khả năng cầm nắm của các ứng viên, đây là bài tập đại diện cho sức khỏe cơ bắp.

Bên cạnh những bài kiểm tra thể lực, các ứng viên cũng đã hoàn thành hai bảng câu hỏi lâm sàng được chuẩn hóa liên quan đến chứng lo âu và trầm cảm để đưa ra cái nhìn tổng quát về sức khỏe tâm lí của mình cho các nhà nghiên cứu.

Sau 7 năm, họ sẽ đánh giá lại sức khỏe tâm lí của mỗi người bằng cách sử dụng hai bảng câu hỏi tương tự như trên.

Trong quá trình nghiên cứu, họ cũng đã tính đến các yếu tố gây nhiễu, như tuổi, giới tính, tiền sử bệnh tâm lí, hút thuốc lá, thu nhập, hoạt động thể chất, môi trường giáo dục, ba mẹ mắc bệnh tâm lí và chế độ ăn.

Mối tương quan chặt chẽ

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra một mối tương quan đáng kể giữa hoạt động thể chất ban đầu với tâm lí của ứng viên trong 7 năm sau.

Những ứng viên nào ít kết hợp các hoạt động liên quan đến tim phổi và cơ bắp, có hơn 98% tỉ lệ mắc trầm cảm và hơn 60% mắc chứng lo âu.

Họ cũng xem xét đến mối tương quan về sự kết hợp riêng lẻ giữa sức khỏe tinh thần và các bài tập liên quan đến tim-phổi hoặc sức khỏe tâm lí và các bài tập rèn luyện cơ bắp. Kết quả cho thấy rằng cũng có sự thay đổi khi kết hợp riêng lẻ nhưng không rõ ràng hay đáng kể so với việc kết hợp cả hai hoạt động nói trên.

Theo Aaron Kandola, người đứng đầu nghiên cứu cũng là ứng cử viên cho học vị tiến sĩ tại khoa Tâm lí học tại Đại học London, UK:

“Tại đây, chúng tôi cung cấp những bằng chứng sâu hơn về mối liên hệ giữa sức khỏe thể chất và tâm lí cũng như các bài tập được thiết kế nhằm mục đích để cải thiện các loại thể hình khác nhau không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất mà còn mang lại những lợi ích cho tâm lí.” – Aaron Kandola.

Mối quan hệ nhân-quả?

Nghiên cứu mang đến một cái nhìn có triển vọng với sự đánh giá xuyên suốt 7 năm, mang đến sự khách quan về các yếu tố nguy cơ (thể dục liên quan đến tim mạch và rèn luyện cơ bắp) và các kết quả (trầm cảm, lo âu hoặc kết hợp cả hai).

Mặc dù nó chứng minh được một mối tương quan giữa hoạt động thể chất và việc cải thiện được tình trạng tâm lí, nó cũng không nhất thiết phải có một mối quan hệ nhân quả giữa cả hai. Ví dụ, những người có tâm lí tốt thường khá năng động.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã triển khai những phương thức thống kê khác nhau và họ cho rằng có một mối quan hệ nhân quả.

Thêm vào đó, để điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu có liên hệ đến hoạt động thể thao kém và trầm cảm hay lo âu – chẳng hạn như hút thuốc lá – các tác giả cũng đã tiến hành một lượng lớn các bảng phân tích.

Họ cũng đánh giá mối quan hệ nhân – quả đảo ngược (khi mà kết quả lại trở thành nguyên nhân) bằng cách loại trừ những bệnh nhân trầm cảm hoặc lo âu ngay từ khi bắt đầu nghiên cứu. Họ cũng thay đổi các giá trị bị giới hạn để xác định liệu một người có mắc trầm cảm hay không. Các phân tích đều không thay đổi phát hiện của họ.

Vậy điều còn lại là cần chứng minh cơ chế nào có thể giải thích cho mối tương quan này.

Tuy nhiên, các phát hiện vẫn mang tầm quan trọng. Cũng như cung cấp một bằng chứng rằng các hoạt động thể thao có những ảnh hưởng tích cực lên tâm lí, nghiên cứu này cũng là một trong những đánh giá mang tính khách quan đầu tiên.

Đối với các nhà nghiên cứu, nó có nghĩa là định lượng về các hoạt động thể lực, đặc biệt là việc đánh giá sự kết hợp của các bài tập thể lực tim mạch và cơ bắp hơn là các hoạt động riêng lẻ, nó có thể cung cấp một kim chỉ nan cho các bác sĩ lâm sàng về sức khỏe tâm lí.

Có một điều đáng khích lệ rằng một người có thể cải thiện thể lực của họ trong ít nhất 3 tuần. Dựa vào các số liệu, nó có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh về tâm lí lên đến 32.5%.

Đối với Kandola, những phát hiện vừa vặn hợp lí hóa những tác động của đại dịch COVID-19 đang diễn ra.

“Những báo cáo cho thấy rằng người thụ động thường hay lo lắng và điều đó sẽ trở nên tệ hơn khi toàn cầu đang thực hiện những biện pháp cách li, các phòng gym đều đóng cửa, điều đó đã làm hạn chế thời gian mà mọi người dành cho các hoạt động ngoài trời,” Kandola phát biểu.” Hoạt động thể chất là một phần quan trọng của cuộc sống chúng ta và nó nắm giữ chìa khóa để hạn chế các rối loạn tâm lí.”

Tài liệu tham khảo:

Large study finds clear association between fitness and mental health. Written by Timothy Huzar on November 19, 2020 — Fact checked by Hilary Guite, FFPH, MRCGP.

Bài tự dịch bởi Ykhoa.org, vui lòng không reup.

Nguồn: Mednews

Link: https://www.medicalnewstoday.com/articles/large-study-finds-clear-association-between-fitness-and-mental-health

Tác giả: Kha Nguyen

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Advertisement

Giới thiệu Caroline Nguyen

Check Also

[Medscape] Việc hòa ca nhạc đồng quê đã giúp bác sĩ tìm thấy sự cân bằng

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thường được hỏi làm thế nào để cân …