[case lâm sàng 186] Hội chứng tiền kích thích ở trẻ

Rate this post

Question

Trẻ gái 11 tuổi được đưa đến khoa cấp cứu từ trường học sau khi đứa trẻ cảm thấy đau ngực và khó thở. Khi đứa trẻ đang đi bộ trong trường thì đột ngột cảm thấy tim đập nhanh kèm với cảm giác nóng ngực. Lòng bàn tay đổ mồ hôi. Các triệu chứng kéo dài tối thiểu từ 5‐10’. Y tá ở trường gọi đến khoa cấp cứu. Khi hỏi thì bệnh nhi cho biết không có bất kỳ triệu chứng đường hô hấp trên nào, hay có sốt hoặc tình trạng tương tự trước đây.

Sinh hiệu được ghi nhận trên đường đến khoa cấp cứu:

BP 106/52

Pulse 86

Temperature 35.9 độ C RR 20

SpO2 100% on room air

Thăm khám: trẻ tỉnh, trả lời các câu hỏi tốt, biểu hiện bình thường. Nghe phổi bình thường. Tiếng tim S1 S2 bình thường, không nghe thổi. Mạch bắt ở mức +.  Ngoài ra không ghi nhận gan lớn, tím hoặc phù.

ECG của trẻ như sau:

Câu hỏi đặt ra:  Trên ECG này ghi nhận điều gì bất thường?

Answer

Khoảng PR ngắn – 0.116 s và có các sóng delta ở các chuyển đạo. Khoảng PR ngắn là do có tình trạng dẫn truyền nhĩ thất nhanh. Các nguyên của khoảng PR ngắn bao gồm có hội chứng Lown‐Ganong‐ Levine (LGL) và hội chứng Wolff‐Parkinson‐White (WPW). Hội chứng LGL được đặc trưng bởi khoảng PR ngắn và phức hợp QRS bình thường. Hội chứng WPW là một thể điển hình của tình trạng kích txhích sớm với tăng dẫn truyền nhĩ thất thông qua đường dẫn truyền phụ ‐ đường này băng qua nút nhĩ thất và tạo nên tình trạng rối loạn nhịp nhanh – tachydysrhythmias bao gồm có nhịp nhanh trên thất – supraventricular tachycardia SVT; rung nhĩ, cuồng nhĩ; hoặc nhịp nhanh phức hợp QRS rộng. Một phức hợp QRS rộng là do có sóng delta.

Các triệu chứng này có thể biểu hiện ở mọi lứa tuổi. Trẻ nhỏ có thể biểu hiện tình trạng khó chịu, kém ăn, mạch nhanh, tái nhợt. Trẻ lớn hơn có thể biểu hiện bệnh lý tim phổi nặng và có thể ngừng tim

Advertisement

cardiac arrest.

Điều trị ban đầu đối với SVT bao gồm có gây cường phế vị ‐ vagal maneuvers và IV adenoside, IV verapamil hoặc diltiazem. IV procainamide hoặc amiodarone được sử dụng nếu có tình trạng mạch nhanh phức hợp QRS rộng

Keywords: cardiology, chest pain, ECG.

Nguồn “Pediatric Emergency Medicine (Second edition)”  – Edited by  ALISA MCQUEEN & S. MARGARET PAIK

Tham khảo bản dịch của ” Trần Khánh Luân, sinh viên Y5 Đa Khoa trường Đại Học Y Dược Huế ” 

Xem tất cả case lâm sàng tại: https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/ca-lam-sang/

Giới thiệu VanHoa

Check Also

[Xét nghiệm 59] Hormon tạo hoàng thể (LH)

HORMON TẠO HOÀNG THỂ (LH) (Hormone lutéinisante / Luteinizing Hormone) Nhắc lại sinh lý Hormon …