CHẨN ĐOÁN H.PYLORI KHÔNG NỘI SOI
CHẨN ĐOÁN H.PYLORI KHÔNG NỘI SOI
“Nếu không nội soi dạ dày thì còn cách nào để chẩn đoán đang bị nhiễm H.Pylori không bác sĩ?”
Một bệnh nhân nam trẻ 25 tuổi, có bạn gái bị nhiễm H.Pylori, nên đi khám để tầm soát nhiễm Hp. Nhưng bệnh nhân rất sợ nội soi dạ dày, muốn hỏi bác sĩ xem có cách nào khác để tầm soát nhiễm vi khuẩn này hay không?!
Ngoài nội soi dạ dày, một trong những phương pháp được đánh giá là hiệu quả, không xâm lấn trong việc tầm soát H.Pylori là test hơi thở. Độ nhạy và đặc hiệu >90%.
Đối với phương pháp này, bệnh nhân sẽ được uống 1 viên thuốc có chứa Urea gắn phân tử Carbon đồng vị C13. Nếu có Hp trong dạ dày thì Hp sẽ tạo ra men urease và thủy phân Urea trong thuốc uống vào thành Amoniac và khí Carbonic. Khí Carbonic với phân tử C13 hoặc C14 này được hấp thu vào máu và đào thải qua phổi. Người ta sẽ đo lượng C13 hoặc C14 thải ra trong hơi thở của người thử, từ đó xác định được vi khuẩn Hp có hoạt động (sinh ra urease) trong dạ dày không.
BN sẽ thổi hơi vào trong hai chiếc túi; một túi lấy trước khi uống thuốc và một túi hơi thở được lấy 15 phút sau khi uống ure C13. Phương pháp này thường áp dụng đối với bệnh nhân không muốn nội soi hoặc để tầm soát Hp ở trẻ nhỏ
Tác giả ThS. BS. Phạm Hữu Vàng
Link bài viết [https://www.facebook.com/groups/diendanykhoa.vn/permalink/1590169261429026/?mibextid=Nif5oz]
Xin gửi lời cảm ơn đến ThS. BS. Phạm Hữu Vàng đã đồng ý đăng tải bài viết lên Diễn đàn Y khoa.