MÔ TẢ
Liệt liếc dọc gồm các rối loạn khi liếc bao gồm liệt liếc dọc lên trên, liệt liếc dọc xuống dưới và phối hợp cả hai.
NGUYÊN NHÂN
Hay gặp
• U tuyến tùng
• Bệnh não nước
• Liệt nhân trên tiến triển (PSP)
Ít gặp
• Xơ hóa rải rác
• Bệnh não Wernicke
• Hội chứng Tay-sachs
• Bệnh não AIDS
• Bệnh não Whipple
CƠ CHẾ
Phức hợp lưới ở trung não (MRF) điều chỉnh mắt nhìn thẳng và hội tụ khi di chuyển.
Liệt nhìn thẳng lên trên bị gây ra bởi:
1 tổn thương mép sau.
Liệt nhìn thẳng xuống dưới và dạng phối hợp của cả 2 dạng liệt bị gây nên bởi:
1 tổn thương nhân kẽ đoạn phía ngọn bó dọc giữa (riMLF) hai bên .
Tổn thương mép sau
Tổn thương mép sau gây ra liệt nhìn thẳng vì mất sự kích thích từ nhân kẽ Cajal tới nhân vận nhãn, hậu quả gây yếu cơ thẳng trên và cơ chéo dưới.
Tổn thương riMLF hai bên
Tổn thương riMLF hai bên gây mất tính kích thích nơron tới nhân vận nhãn và nhân ròng rọc, dẫn đến yếu cơ thẳng dưới và cơ chéo dưới một cách tương đối. Ở dạng phối hợp liệt nhìn trên và nhìn dưới sẽ gặp yếu cơ thẳng trên, cơ thẳng dưới, cơ chéo dưới và cơ chéo trên.
Hình 5.103 Đường dẫn truyền thần kinh nhìn thẳng
Đường dẫn truyền nhìn lên trên có nguồn gốc từ nhân kẽ đoạn phía ngọn bó dọc giữa (MLF) và phức hợp phía sau để phân bố tới dây vận nhãn và dây ròng rọc, đi xuyên qua mép sau. Liệt nhìn lên trên là một đặc điểm của hội chứng trung não sau vì tác động của tổn thương lên mép sau. Đường dẫn truyền nhìn xuống dưới cũng bắt nguồn từ nhân kẽ
đoạn phía ngọn bó dọc giữa (MLF) nhưng có thể đi qua mặt bụng nhiều hơn. Tổn thương hai bên cũng gây liệt nhìn xuống dưới và thường khu trú ở vùng lưng giữa của nhân đỏ. INC = nhân kẽ Cajal; IO = nhân vận nhãn dưới; IR= nhân thẳng dưới; PC = mép sau; riMLF = nhân kẽ phía ngọn bó dọc giữa; RN = nhân đỏ; SN = chất đen; SO = nhân
vận nhãn trên; SR = nhân thẳng trên.
Ý NGHĨA
Liệt liếc dọc là dấu hiệu tổn thương trung não.
Nguồn: Mechanisms of clinical signs. 1 st Edition. Mark Dennis Wiliam Bowen Lucy Cho
Tham khảo bản dịch của nhóm “Chia sẻ ca lâm sàng”
Xem tất cả các cơ chế triệu chứng tại : https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/co-che-trieu-chung/