[Cơ chế triệu chứng số 221] Vú to ở nam

Rate this post

MÔ TẢ

Khởi đầu bằng sự tăng sinh của mô tuyến vú, trên lâm sàng phát hiện thấy một khối mô cứng có đường kính tối thiểu 2cm dưới núm vú. Bệnh thường phát triển song song ở cả hai bên vú. Có thể chỉ thấy ở một bên trong giai đoạn đầu của bệnh, và nhanh chóng phát triển ở cả hai bên sau vài tháng.

Chỉ khoảng 10% trường hợp to đơn thuần một bên vú.
Vú to ở nam cần phân biệt với chứng giả vú to (pseudogynaecomastia), là tình trạng gia tăng mô mỡ không kèm theo tăng sinh mô tuyến vú (mô mỡ chiếm ưu thế hơn mô tuyễn vú thực sự).

NGUYÊN NHÂN

Hay gặp
• Sinh lí
• Thuốc, phổ biến:
• Cimetidine
• Digitalis
• Spironolactone
• Methyldopa
• Captopril
• Chẹn kênh Canxi
• Hóa học trị liệu
• Xạ trị
• Xơ gan
• Thiểu năng sinh dục
Ít gặp
• Cường giáp
• Hội chứng nuôi ăn lại
• Suy thận và thận nhân tạo
• Ung thư tinh hoàn
• Bất thường bẩm sinh (v.d Hội
chứng Kallmann, Hội chứng
Klinefelter)

CƠ CHẾ CHUNG

Nữ hóa tuyến vú chủ yếu do:
1 Tăng oestrogen trong máu.
2 Tăng tỉ lệ oestrogen/testosterone.
3 Giảm nhạy cảm với androgen.
Tất cả các nguyên nhân làm tăng hoạt tính của oestrogen trong mô tuyến vú, dẫn đến tăng sinh mô này.
Nữ hóa tuyến vú sinh lí
Hay gặp nhất ở tuổi dậy thì và trung niên.
Ở nam giới, hai nguồn quan trọng sản  xuất oestrogen là tinh hoàn (thông qua hormone LH và hCG), mỡ và mô ngoại biên (thông qua quá trình thơm hóa androgens thành oestrogens).
• Nữ hóa tuyến vú ở tuổi dậy thì, nguyên nhân được cho là có sự tăng sản oestrogen nhanh hơn bình thường.
• Nam giới lớn tuổi bị suy giảm chức năng tinh hoàn và tăng cân và mỡ dự trữ – điều này dẫn tới việc giảm sản testosterone từ tinh hoàn và tăng oestrogen từ androgen bằng quá trình thơm hóa ở ngoại vi.
Thuốc
Ngày càng có nhiều sự công nhận về cơ chế gây ra bởi một số thuốc phổ biến. Một bản tóm tắt được trình bày trong Bảng 6.3
Xơ gan 
Trong xơ gan, chức năng trao đổi chất của gan bị giảm, dẫn tới việc giảm thoái hóa androgens, tăng lưu hành androgens trong máu, kết quả là tăng phản ứng thơm hóa (aromatization ) ở ngoại vi để tạo oestrogens.
Cường giáp
Vài giả thiết cho rằng có sự liên quan giữa chứng nữ hóa tuyến vú và cường giáp . Có hể sự tăng sản androgen thượng thận dẫn tới tăng tỉ lệ androgen bị thơm hóa.Thiểu năng sinh dục Như thiểu năng tinh hoàn, sự suy giảm chức năng tinh hoàn đã làm thiếu hụt đáng kể tỉ lệ testosterone so với oestrogen – sự mất cân bằng này có thể gây bệnh.
Hội chứng nuôi ăn lại
Người ta cho rằng, khi quá đói, chức năng tuyến sinh dục sẽ bị ức chế. Khi nuôi ăn lại, trục tuyến yên – thượng thận kích hoạt và làm tăng chức năng của tinh hoàn. Nữ hóa tuyến vú là kết quả của quá trình đó, thường xảy ra vào tuổi dậy thì.
Suy thận và chạy thận nhân tạo
Giống như hội chứng nuôi ăn lại, chức năng tinh hoàn bị ức chế và kích thích lại sau khi bệnh nhân được lọc máu. Bệnh xuất hiện trong 1-7 tháng và thường khỏi sau 1 năm.
Khối u tinh hoàn
Như đã mô tả trước đó, các tế bào Leydig của tinh hoàn có thể sản xuất cả testosterone và oestrogen. Khi có các khối u lành tính tế bào Leydig sẽ sản xuất một lượng oestrogen cao bất thường so với testosterone, và điều đó làm tăng tỉ lệ mắc bệnh.
Khối u sản xuất hCG cũng là nguyên nhân gây nữ hóa tuyến vú. Sự gia tăng tỉ lệ  hCG kích thích tế bào Leydig tăng sản testosterone v à oestrogen. Testosterone được chuyển hóa thành oestrogen ở cả các mô ngoại vi sinh lý và mô khối u bệnh lý.

Advertisement

Ý NGHĨA

Mặc dù là một dấu hiệu không đặc hiệu, với hơn 65% số lượng bé trai trong tuổi dậy thì và hơn 60% đàn ông trên 70 tuổi có dấu hiệu nữ hóa tuyến vú, nó vẫn là dấu hiệu có giá trị, đặc biệt nếu nó được tìm thấy ở bệnh nhân cùng với các dấu hiệu lâm sàng khác. Cơ chế của bệnh được cho là hoặc thông qua các tuyến sinh dục hoặc do mỡ ngoại vi, nhận biết được dấu hiệu này cho phép khu trú các bệnh lý cơ bản dễ dàng hơn.

Nguồn: Mechanisms of clinical signs. 1 st Edition. Mark Dennis Wiliam Bowen Lucy Cho
Tham khảo bản dịch của nhóm “Chia sẻ ca lâm sàng”

Xem tất cả các cơ chế triệu chứng tại : https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/co-che-trieu-chung/

Giới thiệu TrangSky

Check Also

[Healthline] Hiểu biết về sự khác biệt giữa sức khỏe tâm thần và bệnh tâm thần

Mọi người đều có sức khỏe tâm thần, nhưng không phải ai cũng được chẩn …