MÔ TẢ
Các nghiệm pháp e sợ cố gắng xác định xem khớp vai có bất ổn hiện thời hay không. Với các bệnh nhân ngồi hoặc nằm ngửa, vai được di chuyển một cách thụ động vào một vị trí dạng hoàn toàn và xoay ngoài. Thực hiện một lực từ sau ra phía trước cho các phần sau của đầu xương cánh tay (xem hình 1.5). Nghiệm pháp là dương tính nếu bệnh nhân cảm thấy lo sợ rằng vai có thể bị tháo rời ra. Âm tính nếu nghiệm pháp tạo ra chỉ đau.
NGUYÊN NHÂN
Thường gặp – chấn thương
• Trật nhẹ khớp vai hoặc trật
khớp
• Tổn thương dây chằng vai
• Tổn thương bờ trước ổ chảo
• Tách rời bao hoạt dịch từ dây chằng
Hiếm gặp – không do chấn thương
• Hội chứng Ehlers–Danlos
• Hội chứng Marfan’s
• Thiếu ổ chảo bẩm sinh
• Dị tật khớp vai hoặc đầu xương cánh tay
CƠ CHẾ
Nguyên nhân chính của nghiệm pháp e sợ dương tính là tổn thương hoặc rối loạn chức năng của bao khớp, sụn viền, dây chằng hoặc cơ bắp mà duy trì sự ổn định ở khớp vai. Sai khớp ra trước xảy ra ở 95% các sai khớp.
Người bình thường có một mức độ lỏng lẻo khớp vai nhất định hoặc không ổn định, cho phép khớp vai hoạt động với tầm hoạt động rộng. Yếu tố chính để duy trì sự ổn định của khớp vai là:
• Dây chằng khớp vai – yếu tố ổn định chính
• Cơ vai – cơ dưới vai có vai trò ổn định quan trọng
• Ổ chảo và sụn viền
Sự xáo trộn bất kỳ của các cấu trúc mở đương cho nghiệm pháp e sợ trên bệnh nhân dương tính và bất ổn chung.
Trong nghiệm pháp e sợ, ‘mức’ xoay chỏm xương cánh tay về phía trước ngoài và được sự hỗ trợ của người khám đẩy đầu của xương cánh tay về phía trước. Nếu có bất kỳ (hoặc nhiều) các khiếm khuyết trong các phương tiện giữ ổn định chung, chỏm xương cánh tay sẽ di dời về phía trước – hoặc có khả năng thậm chí rời khỏi ổ chảo. Điều này gây ra sự khó chịu và “lo sợ” sai khớp sắp xảy ra.
Ý NGHĨA
Một thử nghiệm hợp lý cho sự mất ổn định khớp vai, với độ đặc hiệu cao cụ thể nhưng chỉ có độ nhạy vừa phải.
Ban đầu báo cáo của Rowe có 100% độ đặc hiệu dự đoán bất ổn chung của khớp vai. Một nghiên cứu tiếp theo trên 46 bệnh nhân tìm thấy độ nhạy cảm chỉ khiêm tốn 52,78% nhưng độ đặc hiệu 98,91%. Đô đặc hiệu được cải thiện hơn nữa khi nghiệm pháp được kết hợp với các nghiệm pháp khác bao gồm cả nghiệm pháp ‘e sợ đặt lại’ (xem ‘nghiẹm pháp e sợ đặt lại’ trong chương này).
Nguồn: Mechanisms of Clinical Signs. 1st Edition. Mark Dennis William Bowen Lucy Cho.
Tham khảo bản dịch của nhóm “Chia sẻ ca lâm sàng”
Xem tất cả Cơ chế triệu chứng tại:
https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/co-che-trieu-chung/