1.MÔ TẢ
Bình thường khi thở nào chỉ sử dụng cơ hoành, động tác thở ra là thụ động do sự đàn hồi của phổi. Khi thở vào gắng sức có
sự huy động các cơ hô hấp phụ : cơ ức đòn chũm, cơ thang, cơ liên sườn, và cơ thành bụng
2.NGUYÊN NHÂN
Bất kì bệnh nào gây thở gắng sức:
• Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
• Hen
• Viêm phổi
• Tràn khí màng phổi
• Tắc mạch phổi
• Suy tim sung huyết (CHF)
3.CƠ CHẾ
Khi phải thở gắng sức, cơ hô hấp phụ được huy động để làm tăng cường quá trình hô hấp. Việc dùng cơ hô hấp phụ giúp tạo ra nhiều áp lực âm trong lồng ngực ở thì thở vào (kéo thêm nhiều khí vào phổi và có thể gây ra co kéo khí quản) và áp lực dương cao hơn ở thì thở ra (đẩy khí ra). Ở thì thở vào, Cơ thang và cơ ức đòn chũm giúp mở rộng thành ngực theo chiều ngang và chiều trước sau, làm giảm áp lực trong lồng ngực và vì thế khiến nhiều khí vào phổi.
Ở thì thở ra, cơ thành bụng giúp đẩy khí ra khỏi phổi.
4.Ý NGHĨA
Co kéo cơ hô hấp phụ là một dấu hiệu không đặc hiệu nhưng lại có giá trị trong đánh giá mức độ nghiêm trọng của suy hô hấp. Trên 90% đợt cấp của COPD biểu hiện bằng việc sử dụng cơ hô hấp phụ. Ở trẻ em, sử dụng cơ hô hấp phụ là một dấu hiệu rõ ràng của thở gắng sức.
Nguồn: Mechanisms of Clinical Signs. 1st Edition. Mark Dennis William Bowen Lucy Cho.
Tham khảo bản dịch của nhóm “Chia sẻ ca lâm sàng”
Xem tất cả Cơ chế tiệu chứng tại: