Tuần trước, tôi có nói trên livestream về hiệu quả vaccine có thể giảm với biến thể Omicron do những đột biến ở protein cầu gai, là nơi quan trọng để virus Sars-cov-2 để bám vào tấn công tế bào.
Hôm qua, các nhà nghiên cứu từ Anh Quốc đã có những dữ liệu về hiệu quả của vaccine Pfizer và AstraZeneca ở biến thể Omicron và Delta (1) khi so sánh đối chiếu 581 ca nhiễm Omicron có triệu chứng, 56,439 ca nhiễm Delta, và 130,867 ca âm tính.
Kết quả, hiệu quả của vaccine Pfizer với biến thể Omicron giảm còn 88% 2-9 tuần sau mũi thứ 2, giảm còn 48.5% 10-14 tuần sau mũi thứ 2, và chỉ còn 34-37% hiệu quả 15 tuần sau mũi thứ 2. Khi chích liều thứ 3 bằng Pfizer thì hiệu quả vaccine tăng lên 75.5%. Với bệnh nhân chích 2 mũi đầu bằng AstraZeneca thì hiệu quả vaccine tăng lên 71.4% sau liều thứ 3 bằng Pfizer (xem hình).
Ở biến thể Delta, hiệu quả vaccine Pfizer cũng giảm dần theo thời gian, còn 88.2% 2-9 tuần sau liều thứ 2, 63.5% sau tuần thứ 25, nhưng tăng lên 92.6% sau khi chích tăng cường liều thứ 3. Vaccine AstraZeneca cũng giảm dần theo thời gian, còn 76.2% 2-9 tuần sau liều thứ 2, 41.8% sau tuần thứ 25, nhưng tăng lên 93.8% sau khi chích tăng cường liều thứ 3 bằng Pfizer.
Hôm qua, báo cáo từ CDC Hoa Kỳ (2) cho thấy, trong số 43 người nhiễm Omicro, có 34 người (79%) đã chích các bệnh nhân đã chích 2 liều vaccine đầy đủ vẫn nhiễm biến thể Omicron. Các dữ liệu ban đầu cho thấy Omicron có thể lây lan nhiều hơn, có triệu chứng nhẹ hơn, và chưa có ca nào tử vong.
Tóm lại, chích liều thứ có thể tăng cường hiệu quả vaccine cho biến thể Omicron với 2 liều vaccine Pfizer và AstraZeneca trước đó. Chích liều thứ 3 sớm giúp cơ thể tạo ra kháng thể đặc hiệu (Ig) vì loại kháng thể này giảm dần theo thời gian.
Bs Wynn Tran, Los Angeles, Hoa Kỳ
Tham khảo
BS. Wynn Tran