[COVID-19]Biến thể delta: giữa ý kiến cá nhân và khoa học

Rate this post
Thông tin về biến thể Delta rất lẫn lộn và gây hoang mang, nhưng nếu chúng ta biết chắt chiu dữ liệu khoa học thì sẽ có cái nhìn bình tĩnh hơn. Điều quan trọng là phải phân biệt giữa ý kiến cá nhân và dữ liệu khoa học.
Báo chí, kể cả báo chí trong nước, có vẻ tô vẽ một bức tranh rất xấu về biến thể delta. Họ đưa tin làm cho chúng ta có cảm giác rằng biến thể delta của con virus Vũ Hán nguy hiểm hơn biến thể alpha. Họ nói rằng biến thể delta có xác suất lây lan cao hơn biến thể alpha. Họ cũng nói rằng biến thể delta nguy hiểm hơn (ý nói nhiều người chết hơn) biến thể alpha. Một chuyên gia trong nước nói “Biến thể mới Delta được đánh giá lây lan mạnh và gây ra nhiều biến chứng nặng …” Nhưng số liệu khoa học thì không hẳn như vậy. Cái note này sẽ giải thích cho các bạn rõ đâu là thực và đâu là hư.
Vì biến thể delta tương đối mới, và xuất hiện nhiều ở Anh, và hiện nay, số ca nhiễm biến thể delta chiếm hơn 95% tổng số ca nhiễm ở Anh. Do đó, Anh là nơi có nhiều nghiên cứu về biến thể delta, và những số liẹu này rất quí báu để chúng ta có cái nhìn khách quan hơn.
Chúng ta nên tham khảo dữ liệu, chớ không nên chỉ đơn thuần nghe các chuyên gia, bất kể họ là ai và đến từ đâu. Số liệu mà tôi ‘chắt chiu’ là từ Public Health England (PHE, giống như Cục Y tế công cộng) được xem là nguồn tham khảo chánh trên thế giới về biến thể delta.
1. Lây lan cao hơn có nghĩa là gì?
Biến thế delta lây lan cao hơn biến thể alpha. Điều này đúng, nhưng chưa đủ. Giáo sư Stuart Turville (Viện Kirby, Úc) cho biết so với biến thể gốc (alpha), biến thể delta lây nhiễm gấy 2 lần (nguyên văn: “Compared to the original strain, the Delta strain is two times more contagious”) [1].
Nhưng con số ‘gấp 2 lần’ đó nó xuất phát từ đâu. Tôi tìm trong PHE (bảng 5, trang 22) [2] thì thấy như sau:
• Cứ 100 người tiếp xúc với 1 người bị nhiễm biến thể delta thì 11 người (tính trung bình) sẽ bị nhiễm;
• Cứ 100 người tiếp xúc với 1 người bị nhiễm biến thể alpha thì 8 người (tính trung bình) sẽ bị nhiễm;
Như vậy, mức độ khác biệt về lây nhiễm giữa 2 biến thể là 12 – 8 = 4%. Còn nếu tính bằng tỉ số nguy cơ lây nhiễm giữa delta và alpha thì: 12 / 8 = 1.5, tức xác suất lây nhiễm tăng 50%.
Vậy thì con số ‘gấp 2 lần’ mà Giáo sư Turville phát biểu đến từ đâu? Tôi tìm không ra. Hiện nay, chúng ta chỉ có chứng cớ từ PHE là biến thể delta có XÁC SUẤT lây lan cao hơn biến thể alpha chừng 50%.
2. Biến thể delta ít nhập viện hơn alpha?
Tạp chí Scientific American viết (tạm dịch): ‘một nghiên cứu ở Tô Cách Lan công bố trên tập san Lancet phát hiện rằng bệnh nhân bị nhiễm biến thể delta có tỉ suất nhập viện cao hơn biến thể alpha 85%’ [3]. Báo Vietnamnet cũng dịch đúng như thế ‘tỷ lệ nhập viện của những bệnh nhân nhiễm biến thể Delta cao hơn 85% so với những người nhiễm biến thể Alpha.’ [4]
Nhưng nếu các bạn chịu khó (như tôi) tìm hiểu con số thì thấy một kết quả rất khác, thậm chí ngược lại [5]:
• Trong số 9996 người với biến thể Alpha, có 223 người nhập viện sau 14 ngày bị nhiễm, với tỉ lệ 2.23%;
• Trong số 7723 người với biến thể Delta, có 134 người nhập viện, và tỉ lệ là 1.74%.
• Như vậy, người thuộc nhóm biến thể Delta có tỉ lệ nhập viện thấp hơn nhóm Alpha = 1.74 – 2.23 = -0.49%.
Vậy thì câu hỏi là tại sao tác giả kết luận rằng nhóm Delta có tỉ lệ nhập viện cao hơn nhóm Alpha 85%? Lạ lùng!
Con số tăng 85% là xuất phát từ đâu? Nó xuất phát từ mộ mô hình phân tích gọi là ‘Cox’s proportional hazard model’. Mô hình này lấy thời gian đến khi nhập viện (chớ không phải biến cố nhập viện) làm biến phụ thuộc. Mô hình này rất phức tạp và dựa vào giả định là ở bất cứ thời điểm nào sự khác biệt tương đối giữa 2 nhóm là bất biến (gọi là ‘proportionality assumption’). Rất nhiều tác giả đã sai chết người vì giả định này.
Trong thực tế, như chúng ta thấy sự khác biệt về tỉ lệ nhập viện giữa hai nhóm chỉ 0.49%. Hay nếu tính bằng tỉ số thì 1.74 / 2.23 = 0.78, giảm 22%.
Tại sao con số ‘thật’ là giảm 22%, mà con số mô hình là tăng 85%? Tôi chỉ có thể đoán là mô hình có thể đã vi phạm giả định về proportionality. Vì nếu mô hình đúng (không vi phạm giả định) thì kết quả phải rất gần với 0.78, chớ không thể là 1.85.
Tóm lại, người nhiễm biến thể delta có nguy cơ nhập viện thấp — nhưng nếu nhập viện thì họ nhập viện sớm — hơn nhóm alpha.
3. Biến thể delta có nguy cơ tử vong thấp hơn alpha
Tỉ lệ tử vong là chỉ số quan trọng nhứt, có ý nghĩa nhứt để đánh giá mức độ nguy hiểm của một biến thể virus. Virus có thể lây lan nhiều/cao, nhưng nếu không ‘giết chết’ nhiều người thì vẫn được xem là nguy hiểm thấp.
Số liệu từ PHE cho thấy tỉ lệ tử vong (sau 28 ngày theo dõi) ở người bị nhiễm biến thể alpha là 2%. Con số này cho biến thể delta là 0.3% [2].
Vẫn số liệu từ PHE cho thấy tỉ lệ nhập viện cấp cứu ở người bị nhiễm biến thể delta (0.8%) thấp hơn người bị nhiễm biến thể alpha (1.9%) [2].
Tóm lại:
Những dữ liệu quan sát thực tế ở Anh cho thấy biến thể delta đang là ‘thủ phạm’ chánh (chiếm hơn 95%) các ca lây nhiễm mới ở Anh và có lẽ nhiều nơi trên thế giới. Biến thể delta có xác suất lây lan cao hơn biến thể alpha khoảng 0.5% (khác biệt giữa 2.2% và 1.7%). Tuy nhiên, nguy cơ tử vong ở người bị nhiễm biến thể delta thấp hơn so với biến thể alpha (khác biệt giữa 0.3% và 2%). Nguy cơ nhập viện cấp cứu ở người bị nhiễm biến thể delta cũng thấp hơn biến thể alpha (0.8% và 1.9%).
Do đó, những phát biểu trên báo chí như biến thể delta gây ra nhiều biến chứng nặng và nguy hiểm có lẽ chỉ là ý kiến cá nhân, chớ không dựa vào khoa học. Còn những phát biểu như biến thể delta là ‘mối đe dọa lớn nhất’ (ông Fauci) thì chỉ là một cách nói định tính, vì nó không có gì để minh chứng cho câu đó. ‘Đe doạ lớn’ có nghĩa là gì?
Bài học tôi muốn nói với các bạn là nên cân nhắc trước những phát biểu quá khẳng định (như ‘chúng tôi biết chắc chắn vì chúng tôi là chuyên gia’) mà không kèm theo dữ liệu thì chỉ nên xem là ý kiến cá nhân. Và, trong y học thực chứng, ý kiến cá nhân có giá trị khoa học thấp nhứt.
“A study in Scotland, published in the Lancet, found the hospitalization rate of patients with that variant was about 85 percent higher than that of people with the Alpha variant.”
Truy cập vào (COVID-19) Trung tâm thông tin để xem nguồn lực về vắc xin.
Tìm hiểu về vắc xin

 

1,8K
10 bình luận
465 lượt chia sẻ
Thích

 

Chia sẻ
Advertisement

Giới thiệu Thuha

Check Also

Nỗi khổ của người làm khoa học ở Úc

Sáng nay ra quán cà phê và được ‘cô hàng cà phê’ chúc mừng ngay …