[COVID-19]DỰ BÁO VỀ BIẾN THỂ OMICRON

Rate this post
Những ngày này, tại mắt bão Omicron cuộc sống vẫn diễn ra bình thản, mọi thứ tĩnh lặng như thường, chỉ có chính phủ Nam Phi than thở bị thế giới “trừng phạt” vì quá thành thật.
“Kì thực, từ ngoài chợ cho đến nhà trường, cả xã hội nói chung vẫn vậy, bình thường, chẳng có ai hoảng sợ.” – Tiến sĩ Xiaolong Gong của Đại học Jinshan chia sẻ với phóng viên CBN.
Nhưng cộng đồng quốc tế ngược lại.
Đó là một bức tranh hoàn toàn khác. Khởi điểm là việc WHO đặt tên cho biến thể mới phát hiện ở Nam Phi là Omicron, cái tên nhảy cóc bỏ qua chữ Nu và chữ Xi. Ngày 26 tháng 11 WHO xếp Omicron là biến thể cần được quan tâm. Ngày 29 tháng 11 WHO cảnh báo nguy cơ đe doạ toàn cầu ở mức “rất cao”.
Ngay lập tức châu Âu và Mỹ cấm bay với Nam Phi.
Lệnh cấm bay nhanh chóng mở rộng ra châu Á, rồi đến các châu lục khác, ngay cả một số quốc gia châu Phi cũng không tỏ ra thương xót.
Nam Phi cảm thấy bị trừng phạt vô lí.
Vừa cấm bay vừa cấm túc, Nam Phi bực bội, không hài lòng. Bộ Quan hệ Quốc tế và Hợp tác Nam Phi tuyên bố, Anh và Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ và Canada, cùng với nhiều quốc gia khác cấm đi lại với Nam Phi, đó là hành động không thể giải thích được. Rõ ràng việc Nam Phi nhanh chóng giải trình tự gen phát hiện ra biến thể Omicron, quốc gia này công bố trung thực, hành động đó đáng lẽ phải được khen thưởng, thì ngược lại, cả thế giới lại quay ra trừng phạt.
Tổng thống Nam Phi Ramaphosa cũng bày tỏ quan điểm tương tự. Ông nói rằng “Việc áp đặt các hạn chế đi lại là hoàn toàn không hợp lý. Cách tiếp cận này không dựa trên cơ sở khoa học, cũng như sẽ không ngăn chặn hiệu quả sự lây lan của chủng đột biến này”.
Trước sự bực tức của Nam Phi, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken đã gọi điện an ủi Bộ trưởng Hợp tác và Quan hệ Quốc tế Nam Phi Naledi Pandor. Blinken ca ngợi chính phủ Nam Phi đã công bố biến thể Omicron, điều đó thể hiện sự minh bạch, Hoa Kỳ coi là một hình mẫu cho thế giới học tập.
Có lẽ “tội đồ” chính là Tiến sĩ Angelique Coetzee, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Nam Phi và là một bác sĩ tại một phòng khám tư nhân. Theo lời kể của nữ bác sĩ này, vào đầu tháng 11, cô quan sát một bệnh nhân nam của mình. Anh ấy rất đẹp trai, chỉ than phiền “cực kì mệt mỏi”, ngoài đau cơ ra thì chỉ có ngứa họng. Các bệnh nhân khác cũng vậy, họ chỉ có thêm các triệu chứng như ho, một số người sốt nhẹ, ngay cả tổn thương Xquang phổi cũng không như Delta. Đặc biệt không bị mất khứu giác hay vị giác, một triệu chứng nổi bật ở biến thể Delta, nhiều bệnh nhân như vậy nên cô nghi ngờ xuất hiện biến thể mới.
Vào ngày 11 tháng 11, những bệnh phẩm đầu tiên được thu thập, bao gồm một mẫu ở Nam Phi và bốn mẫu ở nước láng giềng Botswana. Đến ngày 14 tháng 11 kết quả giải trình tự gen phát hiện B.1.1.529 đó là biến thể mới, là bệnh nhân ở Nam Phi.
Ngày 25 tháng 11 Nam Phi họp báo công bố.
Ngay sau đó, WHO tổ chức cuộc họp khẩn cấp, đặt tên cho B.1.1.529 là Omicron. Tên này nhảy cóc bỏ qua Nu và Xi. Theo lời giải thích của WHO, chữ Nu khi đọc thành “New” như trong tiếng Anh, nên dễ gây nhầm lẫn tưởng đó là virus mới. Xi cũng phải bỏ, vì khi dịch sang tiếng Trung, nó trùng với họ Tập.
Như tôi đã từng viết bài giải thích, Delta với sức mạnh vượt trội đã xoá sổ 11 biến thể cần được quan tâm, không cho ngóc đầu dậy gây đại dịch. Danh sách 11 biến thể đó là: Alpha, Beta, Gamma, Epslon, Zeta, Eta, Thela, Iota, Kappa, Lambda, Mu.
WHO chính thức “xoá sổ” hai chữ cái Nu và Xi.
Omicron là biến thể đôn lên đứng số 13, một con số đen đủi theo quan niệm của phương Tây, nên tôi dự đoán sự xuất hiện của biến thể này có 2 khả năng khá sáng sủa. 🖕 Một là Omicron chỉ gây bệnh cục bộ ở Nam Phi và các nước thuộc châu Phi, cùng lắm sẽ thêm một vài nước mất cảnh giác. Có nghĩa là Omicron không đàn áp để trở thành biến thể thống trị. 🖕 Hai là Omicron lan tràn ra toàn cầu, nó đàn áp Delta để trở thành biến thể thống trị nhưng gây bệnh cực nhẹ. Cả hai tình huống này đều đưa COVID-19 trở về bệnh đặc hữu như cúm mùa.
Omicron được cho là lây nhiễm gấp 500% so với Delta.
Hãy xem 2 ca bệnh phát hiện ở Hồng Kông, chỉ cần mở cửa lấy đồ ăn khi cách li y tế 14 ngày, lây nhiễm xảy ra trong không khí theo đường chéo của hành lang khách sạn. Hai người này không hề tiếp xúc nhau, không hề gặp mặt, không có bất cứ mối liên hệ nào, chỉ hàng ngày mở cửa lấy cơm.
Báo chí Hồng Kông đưa tin, một người đàn ông Ấn Độ 46 tuổi đến từ Nam Phi, cách li ở Phòng 5112 của khách sạn Regal Airport từ ngày 11 tháng 11. Người còn lại 62 tuổi, quốc tịch Trung Quốc, đến từ Canada, cách li ở Phòng 5111 từ ngày 10 tháng 11, hai phòng đối diện theo đường chéo của hành lang cùng khách sạn.
Người đàn ông Ấn Độ được chẩn đoán dương tính đầu tiên.
Quá trình điều tra dịch tễ phát hiện, người đàn ông Ấn Độ đeo khẩu trang có van, đây là loại khẩu trang ích kỉ, vì nó lọc được virus khi hít vào nhưng lại bơm thải virus ra môi trường qua chiếc van. Ngoài ra, mỗi ngày mở cửa lấy đồ ăn, người đàn ông Ấn Độ có một nửa thời gian không đeo khẩu trang.
Virus đã phát thải ra hành lang, người đàn ông Trung Quốc cũng mở cửa lấy đồ ăn, ông vô tình hít phải virus và nhiễm bệnh. Kết quả giải trình tự gen cho thấy, cả hai người nhiễm virus giống nhau, đó là biến thể Omicron được phát hiện ở Nam Phi.
Lây theo cách như vậy quá khủng khiếp!
Lí do chính khiến Omicron trở nên đáng lo ngại, đó là số đột biến tăng hơn rất nhiều so với 12 biên thể trước đó, nên báo chí gọi là “siêu biến thể”.
Cho đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra Omicron có hơn 50 đột biến, trong đó lưu ý đặc biệt tới 32 đột biến trong protein đột biến.
Spike protein là “vật nắm bắt” nằm ở lớp ngoài của virus, giúp virus bám vào các tế bào khỏe mạnh của con người, nên nó còn được gọi là “chìa khóa” để mở cánh cửa xâm nhập vào bên trong tế bào. Với quá nhiều đột biến như vậy, Omicron được cho là dễ lan hơn Delta, có thể bỏ qua một phần hệ thống miễn dịch, có thể làm giảm hiệu quả của vaccine.
Điều quan trọng là sự ra đời của đột biến Omicron.
Có lẽ, một vụ va chạm giữa COVID-19 và HIV ở châu Phi đã tạo ra Omicron, một siêu biến thể.
Khi các quốc gia nghèo khó và kém phát triển trên thế giới phải tranh giành nhau vaccine COVID-19, phải đối mặt với đại dịch chết người này, thì cuối tháng Năm vừa rồi các nhà nghiên cứu ở Nam Phi đã ghi nhận một diễn biến đáng lo ngại, đó là sự va chạm giữa COVID-19 và HIV.
Trước đó rất lâu, các nhà di truyền học và các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm đã phát hiện ra virus SARS-CoV-2 đột biến ở một phụ nữ 36 tuổi, bị HIV. Điều đáng nói là, virus này cứ tồn tại trong cơ thể bệnh nhân 8 tháng trời, nó không đào thải hết ra khỏi cơ thể. Các nhà nghiên cứu cho biết, có thể do phản ứng miễn dịch suy giảm ở bệnh nhân HIV không đủ khả năng điều trị thành công, đó là nguyên nhân giúp SARS-CoV-2 tích tụ lâu trong cơ thể, từ đó sinh ra virus nhiều đột biến.
Trong 216 ngày nhiễm bệnh, người phụ nữ chẳng bao giờ có triệu chứng nặng với COVID-19, nhưng lại có tới 13 lần virus biến đổi gen ở protein đột biết cùng 19 lần biến đổi gen ở các nơi khác, tổng cộng 32 đột biến.
Một bức trang đáng lo ngại: Những bệnh nhân HIV không được kiểm soát bằng thuốc điều trị, cũng không được tiêm vaccine COVID-19, sẽ “trở thành nhà máy sản xuất biến thể cho toàn thế giới – become a factory of variants for the whole world”.
Hàng loạt bệnh nhân HIV mắc COVID-19 dai dẳng nhiều tháng được phát hiện.
Nam Phi, quốc gia có số bệnh nhân HIV hơn 8 triệu nhiều nhất thế giới, nhưng lại chỉ có 27% dân số tiếp cận được với vaccine COVID-19. Cả châu Phi rơi vào tình trạng tồi tệ như vậy. Điều đặc biệt là, những bệnh nhân COVID-19 thường rất nhẹ, không có triệu chứng hoặc triệu chứng chỉ thoáng qua.
Kể từ tháng 8, số bệnh nhân COVID-19 ở châu Phi tụt xuống đột ngột, đại dịch tự nhiên có dấu hiệu biến mất.
Ví dụ Nam Phi, mùa hè năm nay COVID-19 lên đỉnh với hơn 30.000 ca nhiễm mỗi ngày, nhưng từ tháng 8 đến tháng 11, tự dưng số ca nhiễm chỉ dao động quanh con số 250. Sau khi WHO đặt tên cho biến thể mới Omicron ở Nam Phi, thì dịch bùng phát trở lại, các nhà nghiên cứu lấy mẫu nước thải sinh hoạt và phát hiện tải lượng virus biến thể rất cao ngay cả những tháng ghi nhận số ca COVID-19 thấp nhất.
Rất có thể Omicron chủ yếu không triệu chứng nên những ca mắc bị bỏ qua!
Tôi nghiêng về giả thuyết, một vụ va chạm giữa COVID-19 và HIV, đã sinh ra biến thể Omicron với rất nhiều đột biến, làm cho virus dễ lây lan hơn nhiều, bỏ qua một phần miễn dịch cơ thể, lẩn tránh một phần hiệu quả vaccine. Vì quá dễ lây lan, nên biến thể Omicron tại châu Phi đã thực sự đàn áp biến thể Delta, chiếm vị trí độc tôn. Do triệu chứng bệnh nhẹ, không mất ngửi và mất vị giác như Delta, tổn thương phổi cũng không giống Delta, nên mấy tháng trời COVID-19 ở Nam Phi và châu Phi đã bị bỏ sót.
Và trong nhiều tháng đó, châu Âu cùng với Mỹ không cấm đi lại với Nam Phi, thế giới không cấm đi lại; vậy mà Omicron cho đến khi phát hiện mới chỉ có 12 quốc gia ghi nhận số ca bệnh rải rác rất ít.
Tất cả những điều đó cho thấy, Omicron là bức tranh của bệnh COVID-19 đặc hữu, tức là virus xuất hiện biến thể theo mùa và gây bệnh cục bộ ở một quốc gia như Nam Phi hoặc một khu vực như châu Phi, khi biến thể đó ra đời ngay lập tức đàn áp biến thể cũ.
Bản chất của virus là đột biến.
Sự ra đời của biến thể Omicron, chẳng có gì là bất ngờ với giới khoa học, thay vì hoảng sợ, tôi cho rằng chúng ta cần hiểu rõ virus để ngăn chặn nó. Virus sẽ tiếp tục đột biến để tạo ra biến thể mới, cho dù nó đến từ đâu chăng nữa, thì mỗi quốc gia cần phải có biện pháp không để nó hoành hành; muốn vậy, thì vai trò của ý thức phòng bệnh cá nhân vẫn là thứ vaccine quan trọng nhất.
P/s: Bài viết chỉ có giá trị tham khảo!
Có thể là hình ảnh về 3 người, trẻ em, mọi người đang đứng và ngoài trời
Advertisement

Giới thiệu Thuha

Check Also

[Chia sẻ] Sỏi mật: Từ phòng ➠ Chữa bệnh

Sự hình thành sỏi mật liên quan mật thiết đến gan, túi mật, ống mật, …