[ ĐẠI TRÀNG NHĂN NHÓ? ĐÃ CÓ MED LO ]

Rate this post

ĐẠI TRÀNG NHĂN NHÓ? ĐÃ CÓ MED LO 

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích (tên tiếng Anh là irritable bowel syndrome-IBS) là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng, tái đi tái lại nhiều lần mà khi người bệnh đi khám, làm các xét nghiệm đều không tìm thấy các tổn thương về giải phẫu cũng như tổ chức sinh hoá ở ruột.

Ở Việt Nam, hội chứng còn được biết đến với tên đại tràng co thắt.

Hội chứng này tương đối an toàn với tính mạng, tuy nhiên vẫn ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.

Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích?

Nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích còn chưa rõ. Không có nguyên nhân thực thể nào có thể được tìm thấy trong các xét nghiệm, chụp X quang và sinh thiết. Các yếu tố cảm xúc, chế độ ăn uống, thuốc hoặc hóc môn có thể làm giảm hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng đường tiêu hoá.

Trong lịch sử, rối loạn này thường được coi hoàn toàn do căn nguyên tâm lý. Mặc dù các yếu tố tâm lý xã hội có liên quan, IBS được hiểu rõ hơn là sự kết hợp của các yếu tố sinh lý và tâm lý xã hội.

Triệu chứng hội chứng ruột kích thích?

Hội chứng ruột kích thích được đặc trưng bởi sự khó chịu hoặc đau bụng tái phát với ít nhất hai đặc điểm sau: liên quan đến đi vệ sinh, liên quan đến số lần đại tiện, hoặc liên quan đến sự thay đổi độ cứng của phân.

Đau bụng: Đau không có đặc điểm gì cụ thể, không có vị trí nhất định, cũng như khoảng thời gian xác định.

Táo bón và tiêu chảy: Phân táo thường kèm theo nhầy bọc ngoài phân.Tuy nhiên cần lưu ý rằng phân không bao giờ bọc máu.

Ngoài các triệu chứng trên, còn có thể bắt gặp triệu chứng bụng đầy hơi, nặng bụng, nhức đầu, mất ngủ,…

Các yếu tố sinh lý của hội chứng?

Có nhiều yếu tố sinh lý dường như liên quan đến các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Những yếu tố này bao gồm:

Thay đổi nhu động ruột

Tăng độ nhạy cảm của ruột (tăng cảm giác nội tạng)

Các yếu tố gen và môi trường đa dạng

Táo bón có thể được giải thích bởi sự giảm nhu động ruột, và bệnh tiêu chảy có thể được giải thích bởi sự tăng nhu động ruột.

Đau bụng sau ăn có thể là do phản xạ dạ dày-ruột tăng lên (đáp ứng co bóp ruột đối với bữa ăn), xuất hiện các cơn co thắt lan truyền biên độ cao vùng đại tràng, tình trạng tăng mẫn cảm tạng, hoặc sự kết hợp các yếu tố trên. Ăn mỡ có thể làm tăng tính thấm ruột và khởi phát tình trạng quá mẫn.

Sự biến đổi nội tiết tố nữ ảnh hưởng đến chức năng của ruột ở phụ nữ. Độ nhạy cảm của trực tràng cao hơn trong kỳ kinh nguyệt so với ngoài kỳ kinh. Ảnh hưởng của hóc môn sinh dục đối với nhu động ruột là rất ít. Vai trò của sự gia tăng vi khuẩn trong ruột non trong hội chứng ruột kích thích còn đang gây tranh cãi.

Các tác động từ yếu tố xã hội?

Trầm cảm là vấn đề phổ biến ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích, đặc biệt ở những người tìm kiếm chăm sóc y tế.

Tuy nhiên, căng thẳng và xung đột cảm xúc không phải lúc nào cũng xảy ra đồng thời với sự khởi phát và tái phát các triệu chứng. Một số bệnh nhân hội chứng ruột kích thích dường như có hành vi bệnh tật bất thường (ví dụ biểu hiện mâu thuẫn về cảm xúc bằng triệu chứng đường tiêu hóa, thường là đau bụng).

Trong đánh giá bệnh nhân hội chứng ruột kích thích, đặc biệt là những người có các triệu chứng dai dẳng, bác sĩ nên làm rõ các vấn đề tâm lý chưa được giải quyết, bao gồm cả khả năng bị lạm dụng tình dục hoặc thể chất.

Đối tượng có nguy cơ bệnh?

Các đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng ruột kích thích bao gồm:

dưới tuổi 45.

thường xuyên lo âu, trầm cảm hoặc trong trạng thái tinh thần không ổn định.

Nữ giới có khả năng mắc hội chứng ruột kích thích cao hơn nam giới hai lần.

Những người có tiền sử gia đình mắc các bệnh về đường ruột.

Phòng ngừa bệnh?

Vì nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích vẫn chưa rõ ràng nên chưa có nguyên tắc chuẩn mực nào để phòng tránh. Tuy nhiên, có thể thực hiện các phương pháp sau để giảm thiểu nguy cơ:

Có chế độ ăn uống khoa học: Cố gắng ăn vào thời gian cố định trong ngày và không bỏ bữa.

Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ như rau củ quả.

Tránh các thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ, thực phẩm khó dung nạp lactose, thực phẩm cay.

Uống nhiều nước.

Tránh các đồ uống có ga và các chất kích thích như rượu, bia, cà phê.

Không ăn thức ăn để lâu hoặc điều kiện bảo quản không tốt.

Không ăn thức ăn khó tiêu, dễ gây đầy hơi: khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả nhiều đường như cam, quýt, xoài, mít.

Sử dụng thuốc tiêu chảy và thuốc nhuận tràng theo kê toa của bác sĩ.

Tập thể dục thường xuyên, cố gắng có những vận động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Luyện tập thư giãn, không để bị trầm cảm, lo lắng quá mức.

⇒ Có thể thấy hội chứng ruột kích thích đang ngày càng trẻ hóa do áp lực xã hội, cũng như tỉ lệ trầm cảm ngày càng tăng. Bởi vậy mà chúng ta, những genZ hiểu biết cần sống khoa học hơn. Thay bỏ bữa để siết cân, tại sao lại không tập thể dục để trông ngon hơn? Hãy sống khoẻ mạnh và lành mạnh hơn.

Góc câu hỏi: Tại sao những người trên 45 tuổi lại có khả năng mắc hội chứng ruột kích thích ít hơn người dưới 45?

—————————————————————————————–

[Colon sedation? Med’s here for assistance!]

What is irritable bowel syndrome?

Irritable bowel syndrome (IBS) is a phenomenon in which the intestine is dysfunctional, recurrent many times, but when the patient goes to the doctor, tests do not find anatomical or biochemical damage in the intestine.

In Vietnam, the syndrome is also known as colon spasm.

This syndrome is relatively safe for life, but still more or less affects the quality of life of the patient.

What are the causes of irritable bowel syndrome?

The cause of irritable bowel syndrome is unknown. No physical cause can be found in tests, radiographies, and biopsies. Emotional, dietary, medication, or hormonal factors can reduce or worsen gastrointestinal symptoms.

Historically, this disorder had often been considered purely due to psychological etiology. Although psychosocial factors are involved, IBS is better understood as a combination of physiological and psychosocial factors.

IBS symptoms

Irritable bowel syndrome is characterized by recurrent discomfort or abdominal pain with at least two of the following characteristics: associated with going to the toilet, the number of bowel movements, or a change in stool stiffness.

Abdominal pain: Pain has no specific characteristics, no certain location, nor a definite time period.

Constipation and diarrhea: Feces are often accompanied by mucus wrapped on the outside. However it should be noted that feces never have blood.

In addition to the above symptoms, abdominal bloating, heaviness, headache, insomnia may also be seen,…

Some physiological factors of the syndrome?

Advertisement

There are many physiological factors that seem to be associated with the symptoms of irritable bowel syndrome. These factors include:

Changes in intestinal motility

Increased intestinal sensitivity (increased visceral sensation)

Diverse genetic and environmental factors

Constipation can be explained by a decrease in intestinal motility, and diarrhea can be interpreted as an increase in intestinal motility.

Postprandial abdominal pain may be caused by an increased gastro-intestinal reflex (gut contractile response to meals), the appearance of high-amplitude spreading contractions in the colon, organ hypersensitivity, or a combination of the above factors. Eating fat can increase intestinal permeability and trigger hypersensitivity.

Female hormonal transformations affect the functioning of the intestines in women. Rectal sensitivity is higher during menstruation than outside menstruation. The effect of sex hormones on intestinal motility is minimal. The role of an increase in bacteria in the small intestine in irritable bowel syndrome is controversial.

Social impacts

Depression is a common problem in irritable bowel syndrome patients, particularly among those seeking medical attention.

However, stress and emotional conflict do not always occur simultaneously with the onset and recurrence of symptoms. Some irritable bowel syndrome patients appear to have abnormal morbid behavior (for example, emotional conflict by gastrointestinal symptoms, usually abdominal pain).

In evaluating irritable bowel syndrome patients, especially those with persistent symptoms, the doctor should clarify unresolved psychological problems, including the possibility of sexual or physical abuse.

Who is at risk of the disease?

Subjects at high risk for irritable bowel syndrome include:

under the age of 45.

frequent anxiety, depression or in an unstable mental state.

Females are two times more likely to develop irritable bowel syndrome than men.

People with a family history of intestinal diseases.

Prevention of the disease?

Since the cause of IRS syndrome is still unclear, there are no standard guidelines for prevention. However, the following methods can be taken to minimize the risk:

Have a balanced diet: Try to eat at a fixed time of day and don’t skip meals.

Add high-fiber foods such as vegetables.

Avoid high-fat, greasy foods, lactose-intolerant foods, spicy foods.

Drink plenty of water.

Avoid carbonated drinks and stimulants such as alcohol, beer, coffee.

Do not eat long-lasting food or poor storage conditions.

Do not eat indigestible foods, which are easy to cause bloating: potatoes, cassava, pastries with a lot of butter, fruits with a lot of sugar such as oranges, tangerines, mangoes, jackfruit.

Use diarrhea medications and laxatives prescribed by a doctor.

Do exercise regularly, try to be physically active for at least 30 minutes a day.

Practice relaxation, do not suffer from depression, excessive anxiety.

=> ⇒ It can be seen that irritable bowel syndrome is increasingly rejuvenating due to social pressures, as well as the increase in rates of depression. That’s why we, the knowledgeable GenZ, need to live more scientifically. Instead of skipping meals to squeeze the weight, why not exercise to look better? Live healthier and healthier!

Question: Why are people over 45 less likely to develop irritable bowel syndrome than people under 45?

Nhóm tác giả: Nhóm Meddictionary

Link bài viết: https://www.facebook.com/groups/diendanykhoa.vn/posts/1626976617748290/

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến nhóm tác giả Meddictionary
đã đồng ý chia sẻ bài viết lên Diễn đàn Y khoa!

Giới thiệu Pham Hoa

Check Also

𝚃Ó𝙼 𝚃Ắ𝚃 𝙿𝙷Â𝙽 𝙱𝙸Ệ𝚃 𝙴𝙲𝙶 𝚁𝚄𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ 𝚅À 𝙲𝚄Ồ𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ, 𝙷ƯỚ𝙽𝙶 Đ𝙸Ề𝚄 𝚃𝚁Ị 𝙲Ả 𝟸 𝚃𝙷𝙴𝙾 𝟻 𝙲𝙷Ữ 𝙲Á𝙸

𝚃Ó𝙼 𝚃Ắ𝚃 𝙿𝙷Â𝙽 𝙱𝙸Ệ𝚃 𝙴𝙲𝙶 𝚁𝚄𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ 𝚅À 𝙲𝚄Ồ𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ, 𝙷ƯỚ𝙽𝙶 Đ𝙸Ề𝚄 𝚃𝚁Ị 𝙲Ả 𝟸 …