Loét bàn chân do đái tháo đường:
Các yếu tố nguy cơ, Điều trị, Dự phòng
I. Các yếu tố nguy cơ gây loét bàn chân do đái tháo đường
Tất cả những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường đều có nguy cơ bị loét bàn chân, có thể do nhiều nguyên nhân. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ loét bàn chân, bao gồm:
- Mang giày quá chật hoặc kém chất lượng
- Vệ sinh kém (không rửa chân thường xuyên hoặc kỹ lưỡng hoặc không lau khô chân sau khi rửa)
- Cắt móng chân không đúng cách
- Uống rượu
- Bệnh lý về mắt do đái tháo đường
- Bệnh tim mạch
- Bệnh thận
- Béo phì
- Sử dụng thuốc lá (gây ức chế lưu thông máu)
Loét bàn chân do đái tháo đường thường hay gặp nhất ở nam giới lớn tuổi.
II. Điều trị vết loét bàn chân do đái tháo đường
Hạn chế di chuyển để ngăn ngừa những cơn đau từ vết loét. Điều này được gọi là sự giảm tải và nó hữu ích cho tất cả các dạng loét ở bàn chân do đái tháo đường. Sức ép từ việc đi bộ có thể gây nhiễm trùng nặng hơn và vết loét ngày càng lan rộng hơn.
Một số vật dụng nhất định mà bác sĩ có thể khuyên bạn nên mang để bảo vệ đôi chân của bạn :
• Giày được thiết kế riêng cho người mắc bệnh đái tháo đường
• Phôi
• Nẹp chân
• Băng bó
• Miếng lót giày để ngăn ngừa vết loét và vết chai
Các bác sĩ có thể loại bỏ vết loét ở bàn chân bằng phương pháp cắt lọc, loại bỏ da chết hoặc vật lạ có thể gây ra vết loét.
Nhiễm trùng là một biến chứng nghiêm trọng của vết loét ở bàn chân và cần được điều trị càng sớm càng tốt. Không phải tất cả các bệnh nhiễm trùng đều có cùng một phác đồ điều trị.
Mẫu mô xung quanh vết loét có thể được gửi đến phòng thí nghiệm để lựa chọn loại kháng sinh điều trị tương ứng. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị nhiễm trùng nghiêm trọng, họ có thể yêu cầu chụp X-quang để tìm dấu hiệu nhiễm trùng xương.
III. Dự phòng
Nhiễm trùng vết loét ở bàn chân có thể được ngăn ngừa bằng cách:
• Ngâm chân
• Sát khuẩn vùng da xung quanh vết loét
• Giữ cho vết loét sạch sẽ bằng cách thay băng thường xuyên
• Phương pháp điều trị bằng enzym
• Dùng băng quấn có chứa canxi alginate để ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
a) Thuốc
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc chống kết tập tiểu cầu hoặc thuốc chống đông máu để điều trị vết loét nếu tình trạng nhiễm trùng vẫn tiến triển ngay sau khi điều trị phòng ngừa hoặc kháng viêm.
Những loại kháng sinh này có tác dụng tấn công Staphylococcus aureus, còn được gọi là tụ cầu, hoặc Streptococcus ß-haemolytic, thường được tìm thấy trong ruột của bệnh nhân.
Hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám các vấn đề sức khoẻ có liên quan khác mà có khả năng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do những vi khuẩn có hại này gây nên, bao gồm cả HIV và các vấn đề về gan.
b) Quy trình phẫu thuật
Bác sĩ có thể đưa ra chỉ định phẫu thuật cho vết loét của bệnh nhân. Bác sĩ phẫu thuật có thể giúp giảm bớt ma sát xung quanh vết loét bằng cách cạo bớt xương hoặc loại bỏ những bất thường ở bàn chân như ngón chân cái hoặc ngón chân hình búa.
Bệnh nhân có thể không cần phải phẫu thuật vết loét của mình. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp không có sự lựa chọn nào khác có thể giúp vết loét của bệnh nhân lành trở lại thì phẫu thuật là một phương pháp có thể ngăn chặn sự tiến triển của vết loét hoặc có thể bệnh nhân phải cắt cụt chi.
c) Ngăn ngừa các vấn đề về chân
Theo một bài báo đánh giá năm 2017 trên Tạp chí Y học New England, hơn một nửa số vết loét ở bàn chân do đái tháo đường bị nhiễm trùng. Khoảng 20% trường hợp nhiễm trùng ở bàn chân của những người mắc bệnh đái tháo đường từ mức độ trung bình đến nặng phải dẫn đến cắt cụt chi. Do đó, việc chăm sóc phòng ngừa là rất quan trọng.
Kiểm soát lượng glucose máu trong cơ thể bệnh nhân, vì khả năng gây biến chứng của bệnh đái tháo đường vẫn thấp khi lượng glucose trong máu của bệnh nhân vẫn ở mức ổn định. Bệnh nhân cũng có thể tự ngăn ngừa các vấn đề về bàn chân bằng cách:
• Rửa chân hàng ngày
• Giữ cho móng chân được cắt tỉa thích hợp, nhưng không quá ngắn
• Giữ cho bàn chân luôn khô ráo và giữ ẩm
• Thay tất thường xuyên
• Gặp bác sĩ chuyên khoa để loại bỏ vết loét và vết chai ở bàn chân
• Đi giày vừa chân
Các vết loét ở bàn chân có thể xuất hiện trở lại ngay sau khi chúng đã được điều trị dứt điểm. Mô sẹo có thể bị nhiễm trùng nếu khu vực này bị tổn thương trở lại, vì vậy các bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân nên mang giày được thiết kế đặc biệt cho người mắc bệnh đái tháo đường để ngăn ngừa vết loét quay trở lại.
d) Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Nếu bạn bắt đầu thấy da bị thâm đen xung quanh vùng bị tê, hãy đến gặp bác sĩ ngay để tìm cách điều trị vết loét ở bàn chân bị nhiễm trùng. Nếu không được điều trị, vết loét có thể gây áp xe và lan sang các vùng lân cận ở bàn chân và cẳng chân của bạn.
Hiện nay, vết loét thường chỉ có thể được điều trị bằng phẫu thuật, cắt cụt hoặc thay thế vùng da bị mất bằng cách thay da sinh học.
e) Quan điểm
Khi phát hiện sớm, vết loét ở bàn chân có thể điều trị khỏi. Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu bạn bị lở loét ở bàn chân, vì khả năng nhiễm trùng sẽ tăng lên nếu bạn để lâu hơn. Nhiễm trùng không có khả năng điều trị khỏi có thể yêu cầu cắt cụt chi.
Khi vết loét của bạn lành lại, đừng chạm vào chúng và hãy tuân thủ điều trị. Loét bàn chân do đái tháo đường có thể mất vài tuần để lành lại.
Vết loét có thể mất nhiều thời gian hơn để chữa lành nếu lượng glucose trong máu cao và gây áp lực liên tục lên vết loét.
Cách hiệu quả nhất để vết loét ở bàn chân mau lành là giảm áp lực lên bàn chân và duy trì chế độ ăn giúp bạn cân bằng glucose máu
Khi vết loét đã lành, việc chăm sóc và phòng ngừa sẽ giúp bạn ngăn chặn được vết loét quay trở lại.
——————————————————————————-
Người dịch: Phạm Văn Hoà – Trần Gia Minh
Người hiệu đính: BS Huỳnh Lê Thái Bão
Bài viết được biên tập và dịch thuật bởi ykhoa.org – vui lòng không reup khi chưa được sự cho phép!