Chú ý 1: Xem hình ảnh trước khi xem bài viết để phát hiện những điều thú vị
Chú ý 2: Xem bằng trình duyệt Chrome hoặc trình duyệt khác sẽ thấy hình ảnh rõ nét. (Mở trực tiếp từ facebook thì hình ảnh mờ)
GLASGOW COMA SCALE
1.Vì sao bạn phải quan tâm?
– Scale: thang điểm
– Coma: hôn mê
– Vậy nó là phương tiện góp phần trong nhận định và đánh giá tình trạng hôn mê của bệnh nhân. Được giới thiệu lần đầu vào năm 1974 bởi Graham Teasdale and Bryan Jennett, cải tiến trong hơn 40 năm. Được sử dụng rất phổ biến trên lâm sàng, đặc biệt ở những bệnh nhân có tổn thương não, chấn thương sọ não.
2. Vậy hôn mê là gì?
– Hôn mê là sự tổn thương nghiêm trọng nhất của arousal, và được định nghĩa như là mất khả năng làm theo lệnh, phát âm, và mở mắt với kích thích đau. ( Greenberg, handbook of neurosurgery, eighth edition, pp. 296 – có nhiều định nghĩa, cái này mình thấy khá sát với cách đánh giá GCS nên chọn thôi !)
– Arousal: Thức tỉnh, hay nhận thức được các kích thích từ các cơ quan. Liên quan đến hoạt động của hệ thống lưới hoạt hóa hướng lên.
3. Làm cách nào bạn biết kích thích đau cho đúng?
– Bạn có thể truy cập: https://www.glasgowcomascale.org/download-aid/, hoặc tra google với từ khóa Glasgow coma scale download rồi tìm link như trên, vì tải miễn phí và có rất nhiều ngôn ngữ cho bạn lựa chọn như tiếng việt, tiếng anh.
– Trên trang này còn có video (Glasgow Coma Scale at 40) gần 8 phút dạy cách đánh giá chi tiết, dựa vào Glasgow để theo dõi tình trạng bệnh nhân, do chính người sáng lập thang điểm này ( Graham Teasdale) hướng dẫn. Rất tiếc không có phụ đề tiếng Việt.
4. Ưu điểm của GCS là gì?
– Giúp các bạn đánh giá nhanh, dễ theo dõi được diễn biến tri giác (level of consciousness, có sách dịch là ý thức) của bệnh nhân thậm chí các bạn không cần nhớ vì có sẵn thang điểm này trên app điện thoại như medscape ở mục calculator, miễn là các bạn nhìn nhận đúng các tiêu chí.
– Được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng
5. Nhược điểm?
– Không đánh giá đồng tử , vận động của mắt, phản xạ thân não, mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, nên giá trị tiên lượng của thang điểm này bị hạn chế.
– Rất khó đánh giá trong các trường hợp sau đây:
+ Đang đặt nội khí quản, mở khí quản, thất ngôn, rối loạn ngôn ngữ ( rồi sao nói!!!)
+ Mắt sưng nề bầm tím ( tỉnh mà không mở mắt được!!!),
6. Rồi cách khắc phục nhược điểm như thế nào?
Cách 1: cam chịu, vậy chưa chắc điểm thấp nhất là 3 nhé.
– Nếu mắt không mở được do sưng nề, chấn thương nhãn cầu, ta ghi NT hoặc C sau E ( NT: not testable, C: close). Vd: EcV3M4
– có ống nội khí quản ta ghi “T” sau V ( T: intubated). Vd: E3VTM4
Cách 2: Dùng các thang điểm thay thế
– FOUR (Full Outline of UnResponsiveness) scale : thường được dùng để đánh giá bệnh nhân có suy giảm tri giác (ý thức) chí : không do nguyên nhân chấn thương sọ não. đánh giá dựa trên 4 tiêu chí : đáp ứng của mắt, đáp ứng vận động ( khá giống GCS), phản xạ thân não ( px đồng tử, px giác mạc, px ho), và hô hấp ( nhịp thở , kiểu thở). Nói chung nếu bệnh nhân không thể mở mắt thì chịu, nhưng tiện hơn cho những bệnh nhân có đặt nội khí quản.
– Thang điểm GCS ở trẻ em : khá dài, phân theo tuổi. Theo nghiên cứu của Nuttal và cộng sự về tương quan giữa GCS và AVPU ở bệnh nhi bị chấn thương đầu ( 2018), mặc dù GCS vẫn cụ thể hơn, theo dõi diễn biễn của bệnh và chỉ định CT tốt hơn. Còn AVPU(Alert, Voice, Pain, Unresponsive) có thể áp dụng trọng việc đánh giá ban đầu, đơn giản hơn nhiều ! Ngoài ra còn có thang điểm Blantyre ( hôn mê khi < 3 điểm).
Tóm lại : GCS là thang điểm phổ biến, đánh giá tình nhanh tình trạng suy giảm ý thức của bệnh nhân, nhất là ở bệnh nhân chấn thương sọ não, mặc dù có nhiều nhược điểm nhưng vẫn là thang điểm dễ sử dụng trong việc theo dõi diễn biến tri giác của bệnh nhân trên lâm sàng.
Đọc thêm
- Bickley Lynn S. (2016), “Bates Guide to Physical Examination and History Taking”, LWW; Twelfth, North American edition China, pp. 791, 792, 793.
- Crewdson K., Rehn M., Lockey D. (2018), “Airway management in pre-hospital critical care: a review of the evidence for a ‘top five’ research priority”. Scand J Trauma Resusc Emerg Med, 26 (1), pp. 89.
- Lý Ngọc Liên Đồng Văn Hệ (2013), “Chấn thương sọ não”, Nhà xuất bản y học Hà Nội, tr. 39, 101, 117,143.
- Mark S. Green Berg (2016), “Handbook of Neurosurgery”, Thieme, pp. 390, 407.
- Nuttall A. G., Paton K. M., Kemp A. M. (2018), “To what extent are GCS and AVPU equivalent to each other when assessing the level of consciousness of children with head injury? A cross-sectional study of UK hospital admissions”. BMJ Open, 8 (11), pp. e023216.
- Goldman MD Lee, ), Schafer MD, Andrew (2015), “Goldman-Cecil Medicine”, Philadelphia, PA: Elsevier/Saunders, pp. 2411.
- Tăng Chí Thượng (2013), “Phác đồ điều trị nhi khoa”, Nhà xuất bản y học, tr. 64.
Đây là bài viết được phát hành độc quyền trên Ykhoa.org, nếu bạn muốn Reup hay sử dụng vào mục đích khác xin hãy liên hệ và xin phép nhóm tác giả. Nếu bạn hứng thú với bài viết, muốn trao đổi, ủng hộ hoặc tham gia team, xin vui lòng liên hệ qua email:
[email protected]
Ngoài ra, bạn hãy bấm nút like – share và comment vào ô phía dưới để ủng hộ tụi mình nhé!
https://www.facebook.com/ykhoa.org/posts/2555243878096637?__xts__%5B0%5D=68.ARCQzIGmlWPueWhj2Ddz0jVVxKcN9tfEu-b4QxZMvNMCgZPpo8JvM0F-2sfhYEegdqtx8sA4m6Gj6ZIAYYeKsXazUb0S9U6sHHUDwWhMGrpG5nED4uR_pPUthYmLnHCAoFNP2gNuVh0uJ23szRWMhzk13VvUpThTqHod95V_J7aAilRFqmbi_4of2DphfmtrDOdz6FPOPR5vSD11zJldMWltEqPIV-T0MCIoDl6Tr7n05kLLAEhCnZD6WeOIHMfjG8FGx66sfFsfs-o6Doba286fMNiB5Ve2S9Jl42tbObUTWndhG1YzHED4Iytm1a4qiXpaBYW1aT51qQH1bT3u8AGfmyN4&__tn__=-R