[Mayoclinic] Những điều bạn cần biết về bệnh viêm da cơ địa (chàm)

Rate this post

Tổng quan

Viêm da cơ địa (chàm) là một tình trạng da khô, ngứa và viêm. Nó thường phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi. Viêm da cơ địa kéo dài (mạn tính) và đôi khi xuất hiện đợt cấp. Nó có thể gây ra khó chịu nhưng không lây nhiễm. Những người mắc viêm da cơ địa là người có nguy cơ bị dị ứng thức ăn, hay viêm mũi dị ứng và hen suyễn. Dưỡng ẩm thường xuyên và giữ thói quen chăm sóc da khác có thể giảm ngứa và ngăn các đợt cấp.  Điều trị có thể bao gồm dạng thuốc mỡ hoặc kem. 

 

Triệu chứng

Các triệu chứng của viêm da cơ địa (chàm) có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể và rất khác nhau ở mỗi người. Chúng có thể bao gồm:

  • Da khô, nứt nẻ
  • Ngứa
  • Phát ban trên da đang sưng, màu sắc khác nhau tuỳ thuộc màu da
  • Sẩn trên da màu nâu hoặc đen
  • Chảy dịch và đống vảy
  • Làm dày da
  • Da sẫm màu ở vùng xung quanh mắt
  • Da thô, nhạy cảm khi gãi

Viêm da cơ địa thường bắt đầu trước khi trẻ 5 tuổi và có thể tiếp tục đến tuổi thiếu niên và thậm chí trưởng thành. Đối với một số người, nó bùng phát lên và sau đó là biến mất trong một thời gian, có thể là vài năm. 

 

Khi gặp bác sĩ

Nói với bác sĩ nếu bạn hoặc con của bạn có:

  • Các triệu chứng của viêm da cơ địa
  • Tình trạng khó chịu đến mức ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày
  • Nhiễm trùng da – tìm các vệt mới, mủ, vảy vàng
  • Thậm chí có các triệu chứng sau khi thực hiện bước tự chăm sóc 

Ngay lập tức tìm tới bác sĩ nếu bạn hoặc con của bạn bị sốt và nổi ban nhiễm trùng.

 

Nguyên nhân

Chàm xảy ra ở mọi người ở mọi độ tuổi.

Ở một số người, viêm da cơ địa liên quan đến một biến thể gen ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ của da. Với chức năng hàng rào bảo vệ da yếu, da ít có khả năng giữ ẩm và bảo vệ chống lại vi khuẩn, chất gây kích ứng, chất gây dị ứng và các yếu tố bên ngoài môi trường – cũng như khói thuốc lá.

Ở những người khác, nguyên nhân gây viêm da cơ địa được cho là do có rất nhiều vi khuẩn Staphylococcus aureus trên da. Nó thay thế các vi khuẩn có lợi và phá vỡ chức năng hàng rào bảo vệ của da.

Chức năng hàng rào bảo vệ da yếu cũng có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch phản ứng lại khiến da bị viêm và các triệu chứng khác.

Viêm da cơ địa (chàm) là một trong số nhiều loại của viêm da. Các loại phổ biến khác là viêm da tiếp xúc và viêm da tiết bã nhờn (gàu). Viêm da không lây.

 

Các yếu tố nguy cơ

Yếu tố nguy cơ chính được biết đến trong bệnh viêm da cơ địa là đã từng bị chàm, dị ứng, viêm mũi dị ứng hoặc hen  suyễn. Tiền sử gia đình từng có tình trạng tương tự cũng tăng nguy cơ cho bạn.

 

Biến chứng

Biến chứng của viêm da cơ địa (chàm) có thể bao gồm:

  • Hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng. Nhiều người mắc viêm da cơ địa sẽ phát triển thành hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng. Điều này có thể xảy ra trước hoặc sau khi viêm da cơ địa tiến triển.
  • Dị ứng thức ăn. Những người mắc viêm da cơ địa thường dị ứng thức ăn. Một trong số triệu chứng chính của tình trạng này là phát ban (nổi mề đay)
  • Ngứa mạn tính, vảy da. Là một tình trạng da được gọi là viêm da thần kinh bắt đầu với một đốm ngứa trên da. Gãi xung quanh nó chỉ giúp làm giảm ngứa tạm thời. Gãi thực ra làm cho da ngứa hơn vì nó kích hoạt các sợi thần kinh trên da của bạn. Theo thời gian, bạn có thể gãi ngứa như một thói quen. Tình trạng này có thể khiến cho vùng da bị ảnh hưởng đổi màu, dày lên và sần sùi.  
  • Các mảng da sáng tối xung quanh. Đây là biến chứng sau khi phát ban được chữa lành được gọi là tăng hoặc giảm sắc tố sau viêm. Điều này xảy ra phổ biến hơn ở những người da nâu hoặc da đen. Nó có thể kéo dài vài tháng để sự đổi màu này mờ đi.
  • Nhiễm trùng da. Gãi ngứa nhiều lần làm tổn thương da có thể là nguyên nhân gây loét và vết nứt nẻ. Những điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn và vi rút. Nhiễm trùng da có thể lây lan và trở nên nguy hiểm đến tính mạng. 
  • Viêm da tay kích ứng. Điều này đặc biệt ảnh hưởng đén những người có bàn tay ẩm ướt và tiếp xúc với xà bông, chất tẩy rửa và thuốc khử trùng mạnh tại nơi làm việc.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng. Đây là tình trạng thường gặp ở những người mắc viêm da cơ địa. Viêm da tiếp xúc dị ứng có tình trạng ban ngứa nguyên nhân do chạm vào các chất mà bạn bị dị ứng. Màu sắc của ban phụ thuộc vào màu sắc da của bạn
  • Vấn đề giấc ngủ. Tình trạng ngữa của viêm da cơ địa có thể cản trở giấc ngủ
  • Tình trạng sức khoẻ tâm thần. Viêm da cơ địa có liên quan đến trầm cảm và lo âu. Điều này có thể liên quan đến tình trạng ngứa liên tục và các vấn đề về giấc ngủ thường xảy ra ở những người bị viêm da cơ địa .

 

Ngăn ngừa

Phát triển một thói quen chăm sóc da có thể giúp ngăn ngừa viêm da cơ địa bùng phát. Theo các gợi ý sau có thể giúp làm giảm tác động làm khô da khi tắm:

  • Dưỡng ẩm cho da của bạn ít nhất 2 lần/ngày. Kem, thuốc mỡ, bơ hạt mỡ và kem dưỡng thể để làm ẩm. Lựa chọn một sản phẩm hoặc nhiều sản phẩm hoạt động tốt cho bạn. Lý tưởng nhất là thứ tốt nhất cho bạn sẽ an toàn, hiệu quả, chi phí hợp lý và không mùi.
  • Sử dụng sáp dầu khoáng trên da của em bé có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của viêm da cơ địa
  • Thói quen tắm hằng ngày bằng bồn tắm hoặc vòi hoa sen. Sử dụng nước ấm, hơn là nước nóng và tắm trong bồn hoặc vòi sen trong khoảng 10 phút. 
  • Sử dụng sữa rửa mặt không xà phòng, dịu nhẹ. Lựa chọn sữa rửa mặt không có chất tẩy rửa, cồn và hương liệu. Đối với trẻ nhỏ, bạn chỉ cần sử dụng nước ấm khi làm sạch cho chúng – không cần xà phòng hoặc sữa tắm có bọt. Xà phòng có thể gây kích ứng da của trẻ nhỏ. Đối với người ở những lứa tuổi khác, xà phòng có chất khử mùi và kháng vi khuẩn có thể loại bỏ rất nhiều dầu tự nhiên của da và làm khô da. Đừng chà sát da với lại khăn lau hoặc bông tắm.
  • Lau khô. Sau khi tắm, lau bằng khăn mềm vỗ nhẹ lên da. Thoa kem dưỡng ẩm trong khi da của bạn vẫn còn ẩm (trong vòng 3 phút)

Những tác nhân gây viêm da cơ địa rất khác nhau ở mỗi người, Cố gắng xác định và tránh các chất kích thích gây ra bệnh chàm của bạn. Nhìn chung, cần tránh khỏi mọi thứ gây ra ngứa bởi vì gãi thường kích hoạt một đợt bùng phát

Các tác nhân phổ biến gây viêm da cơ địa bao gồm:

–     Sử dụng vải len thô

–     Da khô

–     Nhiễm trùng da

–     Nóng và ẩm

–    Căng thẳng

–    Các sản phẩm tẩy rửa

–    Mạt bụi và lông thú cưng

–    Nấm mốc

–    Phấn hoa

–    Khói thuốc lá

–    Thời tiết lạnh và khô hanh

–    Hương liệu

–    Các hoá chất gây kích ứng

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể có đợt bùng phát khi ăn một số loại thực phẩm, chẳng hạn như trứng và sữa bò. Gặp nhân viên y tế của con bạn để xác định dị ứng thức ăn tiềm ẩn. 

Sau khi bạn hiểu nguyên gây ra bệnh chàm của mình, hãy nói với nhân viên y tế về làm cách nào để kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa bùng phát.

 

Chẩn đoán

Để chẩn đoán viêm da cơ địa, bác sĩ của bạn có thế sẽ nói với bạn về các triệu chứng, kiểm tra da của bạn và tiền sử bệnh của bạn. Bạn có thể cần xét nghiệm để xác định dị ứng và loại trừ các bệnh da khác.

Nếu bạn nghĩ một loại thực phẩm nào đó chắc chắn là nguyên nhân gây ban cho con mình, hãy nói với bác sĩ về các dị ứng thực phẩm có thể xảy ra.

Thử nghiệm áp da

Bác sĩ của bạn có thể đề nghị làm thử nghiệm áp da trên da của bạn. Trong thí nghiệm này, một lượng nhỏ các chất khác nhau được tác động lên da của bạn và sau đó che lại. Trong đợt thăm khám vài ngày tới, bác sĩ sẽ xem xét các dấu hiệu và tìm phản ứng trên da của bạn và. Thử nghiệm áp da có thể giúp chẩn đoán loại dị ứng cụ thể gây viêm da của bạn.

 

Điều trị

Điều trị viêm da cơ địa có thể bắt đầu với việc thường xuyên giữ ẩm và các thói quen tự chăm sóc da. Nếu những cách này không hiệu quả, bác sĩ của bạn có thể đề xuất điều trị bằng thuốc dạng kem để kiểm soát ngứa và giúp lành da. Chúng đôi khi được kết hợp với các phương pháp điều trị khác.

Viêm da cơ địa có thể kéo dài. Bạn có thể cần phải thử các phương pháp điều trị khác nhau trong nhiều tháng hoặc năm để kiểm soát nó. Và thậm chí nếu điều trị thành công, các triệu chứng có thể quay trở lại (đợt cấp

Các loại thuốc

  • Thuốc bôi ngoài da. Có nhiều sự lựa chọn có sẵn để giúp kiểm soát tình trạng ngứa và phục hồi da. Sản phẩm có nhiều thế mạnh khác nhau và ở dạng như kem, gel và thuốc mỡ. Nói về sự lựa chọn và sở thích của bạn. Tuy nhiên khi bạn sử dụng, áp dụng nó theo chỉ dẫn (thường 2 lần/ngày), trước lúc dưỡng ẩm. Việc lạm dụng thuốc corticosteroid lên da có thể là nguyên nhân gây tác dụng phụ, chẳng hạn như làm mỏng da.
  • Kem hoặc thuốc mỡ có chất ức chế calcineurin (CaN) có thể là một lựa chọn tốt cho những trẻ trên 2 tuổi. Ví dụ bao gồm tacrolimus (Protopic) và pimecrolimus (Elidel). Sử dụng nó theo chỉ dẫn, trước khi bạn dưỡng ẩm. Tránh ánh sáng trong khi sử dụng các sản phẩm này.
  • Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm yêu cầu các sản phẩm này phải có hộp đen để cảnh báo về nguy cơ của ung thư hạch bạch huyết. Cảnh báo này dựa trên các trường hợp ung thư hạch bạch huyết hiếm gặp ở những người sử dụng thuốc ức chế inhibitors tại chỗ. Sau 10 năm nghiên cứu, không thấy được mối liên quan giữa các sản phẩm này với ung thư hạch bạch huyết và không làm tăng nguy cơ ung thư. 
  • Thuốc chống nhiễm trùng. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của bạn có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.
  • Thuốc giúp kiểm soát tình trạng viêm. Đối với bệnh chàm nghiêm trọng hơn, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của bạn sẽ kê thuốc giúp kiểm soát các triệu chứng. Các lựa chọn có thể bao gồm cyclosporine, methotrexate, prednisone, mycophenolate and azathioprine. Các thuốc này có hiệu quả nhưng không thể sử dụng lâu dài bởi vì tác dụng phụ nghiêm trọng tiềm ẩn
  • Những lựa chọn khác cho bệnh chàm nghiêm trọng. Thuốc tiêm sinh học (kháng thể đơn dòng) dupilumab (Dupixent) and tralokinumab (Adbry) có thể là lựa chọn đối với những người có tình trạng bệnh từ trung bình đến nặng những người không đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị khác. Nghiên cứu cho thấy nó an toàn và hiệu quả trong hạn chế các triệu chứng của viêm da cơ địa. Dupilumab chị định dùng cho những người trên 6 tuổi. Tralokinumab được chỉ định cho người lớn.

 

Các liệu pháp

  • Băng thuốc ướt. Một phương pháp điều trị tích cực, hiệu quả đối với bệnh chàm nặng bao gồm bôi bằng thuốc mỡ corticosteroid và băng lại trong băng gạc ướt lên trên sau đó phủ trên cùng là một lớp băng khô. Đôi khi nó có thể thực hiện ở trong bệnh viện với những người bị tổn thương lan rộng vì nó là việc đòi hỏi kĩ thuật và yêu cầu kinh nghiệm của điều dưỡng. Hoặc hỏi bác sĩ nhân viên y tế của bạn về việc học cách làm sao để sử dụng nó điều trị tại nhà an toàn.
  • Liệu pháp ánh sáng. Đây là pương pháp điều trị sử dụng cho những người không đáp ứng tốt lên với điều trị tại chỗ hoặc bệnh thường hay tái phát. Hình thức đơn giản nhất của liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu) liên quan đến phơi bày vùng da bị ảnh hưởng với lượng ánh sáng tự nhiên được kiểm soát. Các hình thức khác là sử dụng tia cực tím nhân tạo A (UVA) và tia cực tím dại hẹp B (UVB) một mình hoặc kết hợp với thuốc.

         Mặc dù hiệu quả, liệu pháp ánh sáng này khi sử dụng lâu dài gây ảnh hưởng có hại, bao gồm lão hoá da sớm, thay đổi màu sắc trong da (tăng sắc tố) và tăng nguy cơ ung thư da. Do đó, liệu pháp ánh sáng được dùng hạn chế ở trẻ nhỏ và tuyệt đối không được sử dụng cho trẻ sơ sinh. Hỏi bác sĩ nhân viên y tế của bạn về các ưu và nhược điểm của liệu pháp ánh sáng này. 

 

Nguồn: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/atopic-dermatitis-eczema/symptoms-causes/syc-20353273

Người dịch: Nguyễn Thị Thùy Linh, Trần Gia Minh

Người hiệu đính: BS. Đỗ Trung Kiên

Bài viết được biên tập và dịch thuật bởi ykhoa.org – vui lòng không reup khi chưa được sự cho phép !

Advertisement

Giới thiệu thuylinh98

Check Also

[Medscape] Việc hòa ca nhạc đồng quê đã giúp bác sĩ tìm thấy sự cân bằng

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thường được hỏi làm thế nào để cân …