[Medscape] Ăn trái cây mỗi ngày để ngăn ngừa bệnh đái tháo đường? Theo JCEM

Rate this post

Một nghiên cứu mới ủng hộ khuyến nghị ăn hai phần trái cây mỗi ngày để có lợi cho sức khỏe – trong trường hợp này là giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

Trong một nghiên cứu được tiến hành ở Úc, sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu, kết quả cho thấy người lớn ăn hai phần trái cây mỗi ngày có tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trong vòng 5 năm thấp hơn 36% so với những người ăn ít hơn nửa phần trái cây mỗi ngày,

Những phát hiện được Tiến sĩ Nicola P. Bondonno và các cộng sự, dựa trên dữ liệu từ Nghiên cứu về Bệnh đái tháo đường, Béo phì và Lối sống của người Úc (AusDiab), đã được công bố trực tuyến ngày 2 tháng 6 trên Tạp chí Nội tiết Lâm sàng & Chuyển hóa (Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism).

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng ăn nhiều trái cây hơn có thể làm tăng độ nhạy của insulin và tế bào beta tuyến tụy cần hoạt động thấp hơn, cả về chức năng và số lượng.

Và việc tiêu thụ nhiều táo hơn – nhưng không phải trái cây họ cam quýt hoặc chuối, hai loại trái cây khác cùng được nghiên cứu – có thể làm giảm mức insulin trong huyết thanh.

Bondonno, từ Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng, Đại học Edith Cowan, Perth, Úc, giải thích trong một phát biểu từ Hội Nội tiết : “Điều này chỉ ra rằng những người tiêu thụ nhiều trái cây hơn [đặc biệt là táo] phải sản xuất ít insulin hơn để giảm mức đường huyết”.

Bondonno nhận xét: “Điều này rất quan trọng vì lượng insulin tuần hoàn cao (tăng insulin máu) có thể làm hỏng các mạch máu” và điều này “không chỉ liên quan đến bệnh đái tháo đường mà còn liên quan đến bệnh tăng huyết áp, béo phì và bệnh tim mạch”.

Nước ép trái cây không có tác dụng tương tự

Nghiên cứu này ủng hộ khuyến nghị trong Hướng dẫn chế độ ăn của Úc – 2 khẩu phần trái cây mỗi ngày, trong đó một khẩu phần là 150 gram, tương ứng với một quả táo, cam hoặc chuối cỡ trung bình – Bondonno nói rõ trong một email gửi tới Medscape Medical News.

Tuy nhiên, nước ép trái cây không liên quan đến lượng đường hoặc insulin, không làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, các nhà nghiên cứu suy đoán có thể do nước ép làm tăng lượng đường huyết và chất xơ có lợi trong nước ép ít hơn, thêm dữ liệu cho thấy rằng ngay cả nước trái cây có thêm chất xơ cũng không gây cảm giác no.

Bondonno và các cộng sự tóm tắt kết quả nghiên cứu “ủng hộ, khuyến khích tiêu thụ toàn bộ các loại trái cây, nhưng không phải nước ép trái cây, để duy trì độ nhạy insulin và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường típ 2′.

Họ kết luận: “Thúc đẩy một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh bao gồm tiêu thụ các loại trái cây phổ biến như táo, chuối và cam, với sự đa dạng từng vùng miền, có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường typ 2.

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trong 5 năm thấp hơn

Các nhà nghiên cứu viết rằng không rõ bằng cách nào ăn trái cây có thể chống lại sự phát triển của bệnh đái tháo đường.

Họ có mục tiêu là kiểm tra việc tiêu thụ tất cả các loại trái cây, từng loại trái cây riêng lẻ và nước ép trái cây có liên quan như thế nào đến khả năng dung nạp glucose, độ nhạy insulin và bệnh đái tháo đường xảy ra trong 5 năm và 12 năm ở những người đại diện tham gia nghiên cứu AusDiab trên toàn quốc.

Họ đã tìm được 7675 người lớn từ 25 tuổi trở lên không mắc bệnh đái đường đã làm các xét nghiệm máu và hoàn thành bảng câu hỏi về tần suất sử dụng thực phẩm trong năm 1999-2000.

Những người tham gia cho biết tần suất họ ăn 10 loại trái cây, uống bất kì loại nước ép trái cây nào và sử dụng các loại thực phẩm khác trên thang điểm từ 0 (không bao giờ) đến 10 (ba lần trở lên / ngày)

Các nhà nghiên cứu đã chia những người tham gia thành bốn nhóm dựa trên mức tiêu thụ trái cây trung bình của họ: 62 (khoảng 0-95) g / ngày, 122 (95-162) g / ngày, 230 (162-283) g / ngày và 372 (283-961) g / ngày.

Trái cây được tiêu thụ phổ biến nhất là táo (23% tổng lượng trái cây ăn vào), tiếp theo là chuối (20%) và trái cây họ cam quýt (18%). Mỗi loại trái cây khác chỉ chiếm ít hơn 8% tổng lượng trái cây ăn vào, vì vậy chúng không được nghiên cứu riêng.

Những người tham gia trong mỗi bốn nhóm có tuổi trung bình (54 tuổi) và chỉ số khối cơ thể (27 kg/m2) tương tự nhau.

Tuy nhiên, so với những người ở trong nhóm thứ nhất (ăn ít trái cây), những người ở nhóm thứ 3 và 4 (ăn trái cây vừa phải và nhiều) có nhiều nữ giới hơn và hoạt động thể chất ít nhất 150 phút mỗi tuần ,ít hút thuốc hơn. Họ cũng ăn nhiều rau hơn và ít thịt đỏ, thịt chế biến, nhưng họ tiêu thụ nhiều đường hơn.

Trong số 4674 người tham gia được theo dõi trong 5 năm, có 179 người tham gia đã tiến triển bệnh đái tháo đường.

So với những người tham gia ăn ít trái cây (nhóm thứ nhất), những người ăn trái cây vừa phải (phần tư thứ 3) có tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường thấp hơn 36% trong vòng 5 năm (tỷ suất chênh [OR], 0,64; KTC 95%, 0,44- 0,92) sau khi điều chỉnh theo tuổi, giới tính, hoạt động thể chất, giáo dục, tình trạng kinh tế xã hội, thu nhập, chỉ số khối cơ thể, hút thuốc, bệnh tim mạch, tiền sử bệnh đái tháo đường của bố mẹ và mức tiêu thụ rượu, rau, thịt đỏ, thịt chế biến sẵn và calo.

Trong số 3518 người tham gia với thời gian theo dõi 12 năm, có 247 người mắc bệnh đái tháo đường, nhưng không có mối liên hệ đáng kể nào giữa việc tiêu thụ trái cây và nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường lâu dài này, có thể do số lượng người tham gia và số trường hợp đưa vào nghiên cứu ít.

Tài liệu tham khảo: 

1. Global Burden of Metabolic Risk Factors for Chronic Diseases Collaboration. Cardiovascular disease, chronic kidney disease,and diabetes mortality burden of cardiometabolic risk factors from 1980 to 2010: a comparative risk assessment. Lancet Diabetes Endocrinol. 2014;2(8):634-647.
2. Global Burden of Disease Study 2013 Collaborators. Global, regional, and national incidence, prevalence, and years lived with disability for 301 acute and chronic diseases and injuries in 188 countries, 1990-2013: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2013. The Lancet. 2015;386(9995):743-800.
3. Cho NH, Shaw JE, Karuranga S, et al. IDF Diabetes Atlas: global estimates of diabetes prevalence for 2017 and projections for 2045. Diabetes Res Clin Pract. 2018;138:271-281.
4. Schwingshackl L, Hoffmann G, Lampousi AM, et al. Food groups and risk of type 2 diabetes mellitus: a systematic review and meta-analysis of prospective studies. Eur J Epidemiol. 2017;32(5):363-375.
5. Muraki I, Imamura F, Manson JE, et al. Fruit consumption and risk of type 2 diabetes: results from three prospective longitudinal cohort studies. BMJ. 2013;347:f5001.
6. Dow C, Balkau B, Bonnet F, et al. Strong adherence to dietary and lifestyle recommendations is associated with decreased type 2 diabetes risk in the AusDiab cohort study. Prev Med. 2019;123:208-216.
7. Fonseca VA. Defining and characterizing the progression of type
2 diabetes. Diabetes Care. 2009;32(Suppl 2):S151-S156.
8. Dunstan DW, Zimmet PZ, Welborn TA, et al; Australian Diabetes, Obesity and Lifestyle Study (AusDiab). The Australian Diabetes, Obesity and Lifestyle Study (AusDiab)–methods and response rates. Diabetes Res Clin Pract. 2002;57(2):119-129.
9. Banna JC, McCrory MA, Fialkowski MK, Boushey C. Examining plausibility of self-reported energy intake data: considerations for method selection. Front Nutr. 2017;4:45.
10. Rhee JJ, Sampson L, Cho E, Hughes MD, Hu FB, Willett WC. Comparison of methods to account for implausible reporting of energy intake in epidemiologic studies. Am J Epidemiol. 2015;181(4):225-233.
11. Ireland P, Jolley D, Giles G, et al. Development of the Melbourne FFQ: a food frequency questionnaire for use in an Australian prospective study involving an ethnically diverse cohort. Asia Pac J Clin Nutr. 1994;3(1):19-31.
12. Hodge A, Patterson AJ, Brown WJ, Ireland P, Giles G. The Anti Cancer Council of Victoria FFQ: relative validity of nutrient intakes compared with weighed food records in young to middle‐ aged women in a study of iron supplementation. Aust NZ J Public Health. 2000;24(6):576-583.
13. Woods RK, Stoney RM, Ireland PD, et al. A valid food frequency questionnaire for measuring dietary fish intake. Asia Pac J Clin Nutr. 2002;11(1):56-61.
14. Park D, Lee J-H, Han S. Underweight: another risk factor for cardiovascular disease? A cross-sectional 2013 Behavioral Risk Factor Surveillance System (BRFSS) study of 491,773 individuals in the USA. Medicine. 2017;96(48):e8769.
15. Wallace TM, Levy JC, Matthews DR. Use and abuse of HOMA modeling. Diabetes Care. 2004;27(6):1487 1495.
16. World Health Organization. Definition and diagnosis of diabetes mellitus and intermediate hyperglycaemia: report of a WHO/ IDF consultation. 2006. https://www.who.int/diabetes/publications/diagnosis_diabetes2006/en/. Accessed July 17, 2020.
17. Magliano DJ, Barr EL, Zimmet PZ, et al. Glucose indices, health behaviors, and incidence of diabetes in Australia: the Australian Diabetes, Obesity and Lifestyle Study. Diabetes Care. 2008;31(2):267-272.
18. Australian Bureau of Statistics. Census of Population and Housing: Socio-Economic Indexes for Areas (SEIFA), Australia, 2016. Australian Bureau of Statistics; 2018.
19. Dalton M, Cameron AJ, Zimmet PZ, et al; AusDiab Steering Committee. Waist circumference, waist-hip ratio and body mass index and their correlation with cardiovascular disease risk factors in Australian adults. J Intern Med. 2003;254(6):555-563.
20. Dunstan DW, Zimmet PZ, Welborn TA, et al; Australian Diabetes, Obesity and Lifestyle Study (AusDiab). The Australian Diabetes, Obesity and Lifestyle Study (AusDiab)—methods and response rates. Diabetes Res Clin Pract. 2002;57(2):119-129. Downloaded from https://academic.oup.com/jcem/advance article/doi/10.1210/clinem/dgab335/6290732 by guest on 24 June 2021 12 The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, 2021, Vol. XX, No. XX
21. R Core Team. R: A Language and Environment for Statistical Computing. R Foundation for Statistical Computing; 2019.
22. Fox J. Effect displays in R for generalised linear models. J Stat Softw. 2003;8(15):1-27.
23. Harrell F Jr. rms: Regression Modeling Strategies. R Package Version 5.1-3. 1. 2019. 2019. https://www.rdocumentation.org/ packages/rms/versions/5.1-3
24. Pfützner A, Derwahl M, Jacob S, et al. Limitations of the HOMA-B score for assessment of β-cell functionality in interventional trials—results from the PIOglim study. Diabetes Technol Ther. 2010;12(8):599 604.
25. Bazzano LA, Serdula MK, Liu S. Dietary intake of fruits and vegetables and risk of cardiovascular disease. Curr Atheroscler Rep. 2003;5(6):492-499.
26. Dong Y, Chen L, Gutin B, Zhu H. Total, insoluble, and soluble dietary fiber intake and insulin resistance and blood pressure in adolescents. Eur J Clin Nutr. 2019;73(8):1172-1178.
27. Zhao L, Zhang F, Ding X, et al. Gut bacteria selectively promoted by dietary fibers alleviate type 2 diabetes. Science. 2018;359(6380):1151-1156.
28. Lau WL, Vaziri ND. Gut microbial short-chain fatty acids and the risk of diabetes. Nat Rev Nephrol. 2019;15(7):389-390.
29. Vinayagam R, Xu B. Antidiabetic properties of dietary flavonoids: a cellular mechanism review. Nutr Metab (Lond). 2015;12:60.
30. Kawser Hossain M, Abdal Dayem A, Han J, et al. Molecular mechanisms of the anti-obesity and anti-diabetic properties of flavonoids. Int J Mol Sci. 2016;17(4):569.
31. Guyenet SJ. Impact of whole, fresh fruit consumption on energy intake and adiposity: a systematic review. Front Nutr. 2019;6:66.
32. Bazzano LA, Li TY, Joshipura KJ, Hu FB. Intake of fruit, vegetables, and fruit juices and risk of diabetes in women. Diabetes Care. 2008;31(7):1311-1317.
33. Imamura F, O’Connor L, Ye Z, et al. Consumption of sugar sweetened beverages, artificially sweetened beverages, and fruit juice and incidence of type 2 diabetes: systematic review, metaanalysis, and estimation of population attributable fraction. BMJ. 2015;351:h3576.
34. Wojcicki JM, Heyman MB. Reducing childhood obesity by eliminating 100% fruit juice. Am J Public Health. 2012;102(9):1630-1633.
35. Bolton RP, Heaton KW, Burroughs LF. The role of dietary fiber in satiety, glucose, and insulin: studies with fruit and fruit juice. Am J Clin Nutr. 1981;34(2):211-217.
36. Flood-Obbagy JE, Rolls BJ. The effect of fruit in different forms on energy intake and satiety at a meal. Appetite. 2009;52(2):416-422.
37. Murphy MM, Barrett EC, Bresnahan KA, Barraj LM. 100% fruit juice and measures of glucose control and insulin sensitivity: a systematic review and meta-analysis of randomised controlled trials. J Nutr Sci. 2017;6:e59.

Nguồn: https://www.medscape.com/viewarticle/952843

Bài viết được biên tập và dịch thuật bởi ykhoa.org – vui lòng không reup khi chưa được sự cho phép!

Người dịch: Phương Thảo

Advertisement

Giới thiệu phuongthao12

Check Also

[Medscape] Việc hòa ca nhạc đồng quê đã giúp bác sĩ tìm thấy sự cân bằng

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thường được hỏi làm thế nào để cân …