[Medscape] Nồng độ hormone tuyến giáp thấp có phải là dấu hiệu nguy hiểm cho nguy cơ tự tử cao hơn?

Rate this post

Bệnh nhân mắc chứng rối loạn lo âu và cảm xúc có nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) giảm hay dù bình thường, có thể tăng nguy cơ có ý định tự tử, nghiên cứu mới cho thấy.

Trong một nghiên cứu cắt ngang, dữ liệu lâm sàng về chẩn đoán, sử dụng thuốc, và điểm số triệu chứng được thu thập, cùng với đánh giá nồng độ hormone trục tuyến giáp trong máu, trên những bệnh nhân mắc cả rối loạn lo âu và cảm xúc.

Sau khi điều tra viên kê khai tuổi, giới tính, triệu chứng, loại thuốc sử dụng, và những yếu tố có khả năng gây nhiễu khác, bệnh nhân có ý định tự tử là 54% ít có khả năng có nồng độ TSH cao. Không có mối liên hệ nào được tìm thấy với những hormone tuyến giáp khác.

Dựa trên những kết quả, đánh giá nồng độ hormone tuyến giáp “có thể quan trọng để ngăn ngừa tự tử và có thể cho phép các bác sĩ lâm sàng đánh giá khả năng của nguy cơ có ý định tự tử trên những bệnh nhân rối loạn lo âu và cảm xúc”, đồng điều tra viên Vilma Liaugaudaite, nghiên cứu sinh tiến sĩ, Viện Khoa học thần kinh của Đại học Khoa học Y tế Litva, Palanga và các cộng sự lưu ý.

Những phát hiện này được được trình bày tại Cuộc họp của Trường đại học Dược học Thần Kinh Châu Âu (ACNP) lần thứ 34.

“Cơ chế phức tạp”

Liaugaudaite nói với Tạp chí Y khoa Medscape rằng hormone tuyến giáp được biết là có một ảnh hưởng “sâu sắc” đến cảm xúc và hành vi.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy “nhiều mức độ khác nhau của rối loạn trục hạ đồi-tuyến yên-tuyến giáp có liên quan với hành vi tự tử” ở những bệnh nhân trầm cảm, cô nói thêm.

Lưu ý rằng sự xáo trộn hệ thống serotonin “hình thành hầu hết những bất thường hoá sinh có liên quan đến hành vi tự tử,” Liaugaudaite nói rằng hormone tuyến giáp được xem là “có liên quan tới một cơ chế bù trừ phức tạp để điều chỉnh giảm hoạt động 5-hydroxytrptamne trung ương thông qua nồng độ TSH thấp hơn.

Ngoài ra, tăng cường hormone giải phóng thyrotropin, kích thích giải phóng TSH, “được xem là một cơ chế bù trừ để duy trì bài tiết hormone tuyến giáp bình thường và bình thường hoá hoạt động serotonin ở bệnh nhân trầm cảm”, cô cho biết.

Để điều tra sự liên quan giữa hormone trục tuyến giáp và tự tử ở những người mắc chức rối loạn lo âu và cảm xúc, các nhà nghiên cứu đã đánh giá những bệnh đến khám vì những rối loạn căng thẳng.

Những thông tin về xã hội và lâm sàng đã được thu thập, và bệnh nhân đã hoàn thành cuộc phỏng vấn Tâm thần kinh quốc tế mini, bảng câu hỏi sức khoẻ bệnh nhân-9 (PHQ-9), và thang đo rối loạn lo âu chung (GAD-7).

Các mẫu máu đói cũng được kiểm tra nồng độ throxine tự do (FT4), triiodothyroxine (FT3), và TSH.

Mối liên hệ có ý nghĩa

70 bệnh nhân tuổi từ 18 đến 73 đã tham gia vào nghiên cứu. Trong số này, 59 người là phụ nữ. Ý định tự tử được xác định trên 42 người tham gia. Nồng độ FT4, FT3, và TSH huyết thanh nằm trong giới hạn bình thường.

Không có sự khác biệt đáng kể giữa những bệnh nhân có và không có ý định tự tử ở những nhóm bệnh nhân, giới tính, giáo dục, béo phì, hút thuốc lá và sử dụng thuốc.

Ý định tự tử liên quan tới điểm số cao PHQ-9 (15.5 so với 13.3; P=0.085), và nồng độ TSH thấp (1.54 IU/L với 2/04 IU/L; P=0.092).

Mối liên hệ giữa nồng độ TSH huyết thanh và ý định tự tử là quan trọng sau khi phân tích hồi quy logistic đa biến tính đến tuổi tác, giới tính, điểm số PHQ-9 và GAD-7, giáo dục, chỉ số khối cơ thể, hút thuốc, và sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc ổn định tâm trạng, và thuốc an thần kinh.

Đặc biệt, những bệnh nhân có ý định tự tử có nồng độ TSH cao ít hơn đáng kể so với những người không có, với tỉ lệ chênh lệch là 0.46 (P=0.027).

Không có mối liên hệ ý nghĩa nào giữa nồng độ FT4 và FT3 tự do trong huyết thanh và ý định tự tử.

Thú vị, nhưng sơ sài

Bàn luận về những phát hiện với Tạp chí Y khoa Medscape, Sanjeev Sockalingam, MD, phó chủ tịch và giáo sư tâm thần học tại Đại học Toronto, Ontario, Canada, cho biết đây là một “nghiên cứu thú vị” vì tài liệu về việc cố gắng xác định những người có nguy cơ ý định hoặc hành vi tự tử là “khá trộn lẫn, về mặt kết quả.”

Tuy nhiên, đó là một nghiên cứu cắt ngang với kích thước cỡ mẫu tương đối nhỏ, và những nghiên cứu tự nhiên này thường gồm những bệnh nhân suy giáp “người mà cuối cùng có ý định tự tử,” Sockalingam, người không tham gia nghiên cứu cho biết.

“Tôi tự hỏi là với cỡ mẫu và nhóm bệnh nhân này, có khi nào những nhân tố khác cũng liên quan đến điều này không,” ông nói thêm.

Sockalingam lưu ý là ông muốn xem thêm nhiều dữ liệu về thuốc mà bệnh nhân đang dùng, và ông nhấn mạnh rằng mức độ tuyến giáp ở trong giới hạn bình thường, “nên có khó một chút để gỡ rối ý nghĩa của nhóm bệnh nhân có sự thay đổi khó nhận thấy về nồng độ tuyến giáp.”

Robert Levitan, MD, Cameron Wilson Chủ tịch nghiên cứu trầm cảm tại Trung tâm Nghiện và Sức khỏe Tâm thần, Toronto, Ontario, Canada, cũng nhấn mạnh rằng mức độ tuyến giáp nằm trong giới hạn bình thường.

Ông bàn luận với Tạp Chí Y khoa Medscape rằng vì thế “dường như không có khả năng chúng là một số ảnh hưởng sinh học tác động lên não ở mức có ý nghĩa” để ảnh hưởng đến ý định tự tử.

Levitan nói tiếp, “những gì có thể xảy ra là có một số vấn đề lâm sàng khác ở đây mà họ chỉ chưa nhận ra dẫn đến ý định tự tử và có lẽ ảnh hưởng đến TSH ỏ một mức độ nào đó.”

Mặc dù nghiên cứu đó là “sơ bộ”, nhưng phát hiện nay vẫn “thú vị”, ông kết luận

Nguồn: The study received no funding. Liaugaudaite, Sockalingam, and Levitan have disclosed no relevant financial relationships.

34th European College of Neuropsychopharmacology (ECNP) Congress: Abstract P.0070. Presented October 2, 2021.

Link: https://www.medscape.com/viewarticle/960731

Bài viết được dịch thuật và biên tập bởi ykhoa.org – vui lòng không reup khi chưa được cho phép!

Người dịch: Lê Vy

Advertisement

Giới thiệu dolevy

Check Also

[Medscape] Việc hòa ca nhạc đồng quê đã giúp bác sĩ tìm thấy sự cân bằng

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thường được hỏi làm thế nào để cân …