[Mô phôi số 11] Hệ nội tiết

Rate this post

 

có những đắm tế bào biểu mô dẹt. Mặc dù những tế bào này chứa những hạt chế tiết, nhưng chức năng của chúng còn chưa rõ.

2.2.3. Phần sau

 2.2.3.1. Phần sau tuyến yên là một mô thần kinh đệm, cấu tạo bởi Hinh 11-2)

– Những tế bào tuyến yên:

Đó là những tế bào hình sao, có những nhánh lớn tiếp xúc với những nhánh của các tế bào lân cận để tạo ra một lưới tế bào. Bào tương tế bào chứa đẩy các giọt mỡ, những đám sắc tố mỡ. Tế bào tuyến yên không hoạt động chế tiết, là tế bào thần kinh đệm, đảm nhiệm chức năng chống đỡ, dinh dưỡng ở phấn sau tuyến yên. 

– Những sợi trục:

Trong phần sau tuyến yên có khoảng 100.000 sợi trục phát sinh từ những thân nơron chế tiết nằm tại các nhân trong thị và nhân cận thất (Hình 11-1). Từ các nhân này, những sợi trục tiến xuống phía dưới, tới cuống tuyến yên, hợp với những sợi trục phát sinh từ các nơron chế tiết nằm trong các nhân thực vật của vùng dưới đồi, tạo thành những bó sợi thần kinh dưới dổi-yên rồi tới thuỳ sau tuyến yên, tận cùng bằng cách tiếp xúc với lưới mao mạch nằm ở thuỳ này bằng những đầu phình. 

– Những thể Herring:

Đó là những khối có kích thước khác nhau thấy ở những chỗ phình to của những sợi trục nằm trong phần sau tuyến yên. Đây là nơi tập trung các hạt chế tiết, sản phẩm của các nơron thuộc nhân trên thị và nhân cận thất và đã được vận chuyển trong sợi trục, theo các ống siêu vi tới phần sau tuyến yên (Hình 11-3).

 

2.2.1.2. Phần sau tuyến yên tiết vào máu hai loại hormon 

– Ocytocin: Gây ra sự co rút của các sợi cơ trơn (đặc biệt là cơ tử cung của phụ nữ có thai đến kỳ sinh để tống thai ra ngoài) và của tế bào cơ-biểu mô ở tuyến vú dê tông sữa từ các nang tuyến vú vào các ông bài xuất.

 – Arginine casopressin (AVP), còn gọi là Antidiuretic Hormon (ADH):

+ Gây tái hấp thụ nước ở ống xa và ống góp của thận, làm giảm tiểu tiện.

+ Kiểm soát áp lực màu Kích thích co mạch, tăng áp lực máu. 2.3. Hệ thống của tĩnh mạch của tuyến yên

Vùng dưới đồi và tuyến yên có quan hệ chặt chẽ với nhau về tuần hoàn, thần kinh và hoạt động chế tiết.

Các động mạch tuyến yên trên (nhánh trước và nhảnh sau) đến vùng đáy giữa của vùng dưới đồi, phần củ và phần lồi giữa của tuyến yên, tại đó chúng tạo ra lưới mao mạch thứ nhất. Các đầu tận cùng của các nơron chế tiết của vùng dưới đồi tiếp xúc chặt chẽ với các mao mạch này. Lưới mao mạch thứ nhất sau đó tập trung thành các tĩnh mạch, đi dọc theo cuống tuyến yên vào phần xa, đó chúng lại phân nhánh để tạo thành lưới mao mạch thứ hai nằm giữa các dây tế bào tuyến và điều hoà hoạt động nội tiết của các tế bào ấy. Như vậy ở phần trước tuyến yên có những tĩnh mạch mà hai đầu của chúng có hai lưới mao mạch tạo thành hệ thống cửa tĩnh mạch của tuyến yên (Hình 11-1).

  1. TUYẾN THƯỢNG THẬN

Có hai tuyến thượng thận, mỗi tuyến có hình tam giác dẹt, nặng khoảng 15 – 20g, vùi trong mô mỡ ở cực trên của thận. Mỗi tuyến được bọc bởi một vỏ xơ chứa nhiều sợi cơ trơn xen giữa những sợi hay lá tạo keo. Từ vỏ xơ có những vách xơ chứa mạch, tiến vào trong tuyến (Hình 11-4 và 11-5). Nhu mô của tuyến gồm hai vùng có nguồn gốc và chức năng khác nhau nhưng đều có cấu tạo là tuyến nội tiết kiểu lưới là tuyến vỏ thượng thận và tuyến tuỷ thượng thận (Hình 11-4 và 1-5).

3.1. Tuyến vỏ thượng thận

Kể từ ngoài vào trong, tuyến vỏ thượng thận gồm ba lớp xếp đồng tâm với nhau: Lớp cùng, lớp bó và lớp lưới (Hình 11-4).

3.1.1. Lớp cùng

 

Lớp này mỏng, chiếm khoảng 15% khối lượng của tuyến, gồm những dây tế bào uốn cong ngay dưới vỏ xơ thành những hình cung (Hình 11-5). Chúng ngăn cách nhau bởi những vách liên kết từ vỏ xơ tiến vào. Tế bào tuyến có hình trụ cao và hẹp; nhân hình cầu, bắt màu mạnh, chứa 1-2 hạt nhân. Bào tương ưa acid, chứa những khối đa base mà thực chất là lưới nội bào có hạt. Bộ Golgi tương đối nhỏ. Lưới nội bào không hạt thấy ở khắp bào tương. Ti thể dài và có những mào hình lá thưa thớt. Những giọt mồ có mặt nhưng không nhiều.

Ở ranh giới giữa lớp cung và lớp bó, có nhiều hình ảnh giản phần. Vùng này là vùng sinh sản tế bào tuyến của tuyến vỏ thượng thận.

Lớp cung tiết ra các corticoid khoáng, chất chính là aldosteron với chức năng chủ yếu là kiểm soát lượng nước trong cơ thể bằng cách tăng hấp thụ natri ở thận.

Sự chế tiết aldosteron chịu sự kiểm soát của hormon hướng vỏ (ACTH) của tuyến yên và của hormon chống đái tháo của tâm nhĩ (atrial antidiuretic hormone) tiết ra bởi tế bào nội tiết ở cơ tim.

Chất aldosteron được dùng để điều trị có hiệu quả bệnh Addison (bệnh này được đặc trưng bởi các triệu chứng: Sút cân, giảm áp lực máu, da sạm màu đồng đen do tăng sắc tố bất thường)

3.1.2. Lớp bó

Lớp bố là lớp dày nhất, chiếm khoảng 78% khối lượng tuyến vỏ thượng thận, gồm những đẩy tế bào hình đa diện, bắt màu nhạt, xếp thành những dây tế bào đài gần như song song với nhau gồm 1-2 hàng tế bào và ngăn cách nhau bởi các mao mạch máu xếp theo cùng hướng (Hình 11-4 và 11-5).

Bào tương các tế bào lớp bó chứa nhiều không bào sáng đo những giọt mỡ chứa trong đó đã bị tan đi trong quá trình làm thiết đồ nghiên cứu mô học. Bởi vậy, những tế bào này được gọi là tế bào xốp.

 Dưới kính hiển vi điện tử, tế bào này lớn hơn tế bào lớp cung. Trong nhân có một hạt nhân lớn. Bào tương chứa nhiều giọt mỡ, lưới nội bào không hạt và ti thể.

Lớp bó tiết ra các corticoid đường (glucocorticoid), chủ yếu là cortison và hydrocortison và cũng chịu sự kiểm soát của hormon hướng vỏ (ACTH) của tuyến yên .

Cortison có tác dụng tới sự chuyển hoá hydrat carbon, protein và mỡ, và có tác dụng chống viêm. Cortison được dùng để điều trị có hiệu quả bệnh thấp khớp. Khi dùng liều cao, cortison làm teo các mô bạch huyết ở khắp cơ thể do đó gây ra sự ức chế các đáp ứng miễn dịch.

3.1.3. Lớp lưới

Lớp lưới là lớp mỏng nhất. Những dây tế bào tuyến sắp xếp theo những hướng khác nhau thành một lưới tế bào, xen kẽ với một lưới mao mạch Hinh 11-5). Những tế bào tuyến nhỏ hơn và bắt màu thẫm. Bào tương chứa ít giọt mỡ và những đảm sắc tố nấu, lưới nội bào kém phát triển, bộ Golgi nhỏ.

Những đặc điểm của tế bào chứng tỏ sự thoái hoá tế bào thường gặp ở vùng này. Lớp bó và lớp lưới tiết ra androgen.

Trong hội chứng thượng thận-sinh dục, lớp bó và lớp lưới quả sản, lượng androgen tiết vào máu tăng lên gây ra dậy thì sớm, chứng rậm lông, và nhiều biểu hiện nam tính hoá khác.

Trong bệnh cường tuyến vỏ thượng thận (bệnh Cushing) đặc trưng bởi sự béo phì, chứng rậm lông, mặt tròn như mặt trăng, có kinh, tuyến thượng thận bị huỷ do tuyến yên có khối u hay bị kích thích, tuyến yên sản xuất hormon hướng vỏ (ACTH) tới tác động vào tuyến vỏ thượng thận.

3.2. Tuyến tuỷ thượng thận

Tuyển tuỷ thượng thận được cấu tạo bởi những dây tế bào tuyến ngắn nổi với nhau thành một lưới tế bào xen kẽ với một lưới mao mạch hay tĩnh mạch nhỏ (Hình 11-5).

Ngoài ra trong nhu mô tuyến còn có những sợi giao cảm trước hạch, sợi trục của các tiền nơron giao cảm tới tạo synap với các tế bào tuyến và một số noron hạch

Những tế bào tuyến tủy thượng thận là những tế bào lớn, hình đa diện. Nhân nằm ở trung tâm tế bào. Bào tương chứa những hạt chế tiết và bắt màu sáng khi nhuộm bằng các phẩm nhuộm thông thường, nhưng khi cố định bằng các dung dịch có muối chrom, những hạt chế tiết bắt màu nâu. Bởi vậy những tế bào này gọi là tế bào chrom.

Những nghiên cứu mô hoá học và hiển vi điện tử cho phép phân biệt hai loại tế bào tuyến: 

– Tế bào tiết nor-adrenalin (nor- epinephrin): Có thể tự phát huỳnh quang, có phản ứng ưa bạc và phản ứng iodua kali (+); bắt màu azocarmin kém và có phản ứng phosphatase acid (-). Hạn chế tiết không đồng màu khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử. 

– Tế bào tiết adrenalin (epinephrin): Không tự phát huỳnh quang, có phản ứng ưa bạc và phản ứng iodua kali (-), rất ưa azocarmin và có phản ứng phosphatase acid (+). Các hạt chế tiết đống mật độ điện từ khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử.

Nor-adrenalin và adrenalin được chế tiết nhiều để đáp ứng với những cảm xúc mạnh (lo sợ…); có tác dụng co mạch, gây tăng huyết áp, tăng cường độ và nhịp co bóp của tim, làm tê liệt các cơ ở phế quản và ruột, kích thích sự chế tiết nước bọt, nước mắt, làm giãn đồng tử. Như vậy, tác động của tuyến tủy thượng thận giông tác động của hệ thần kinh giao cảm.

  1. TUYẾN GIÁP 

 Tuyến giáp là một tuyến nội tiết khá lớn, nặng 25-40g. Nó gồm thuỳ phải và thuỳ trái, nổi với nhau bởi một bó nằm ở trước dưới sụn nhân, Tu thưa hơn, dính chặt với nhu mô tuyến. Tuyến giáp phát sinh từ nội bì sàn họng, rồi di cư tới cổ khi cô được tạo ra.

Từ vỏ bọc ngoài nhu mô tuyến, mô liên kết mang theo mạch máu, mạch bạch huyết, dây thần kinh tiến vào trong tuyến, tạo thành một nền liên kết. Tuyến giáp là một tuyến nội tiết kiểu túi, gồm những túi tuyến (nang tuyến) có quan hệ mật thiết với các mao mạch máu và mao mạch bạch huyết nằm trong mô liên kết xen giữa các túi ấy (Hình 11-6). Lòng tủi tuyến chứa một chất dạng keo gọi là chất keo tuyến giáp bắt màu acid, do tế bào nang tiết ra, Tuyến giáp là tuyến nội tiết duy nhất có sản phẩm chế tiết được tích trữ với lượng lớn trong lòng các nang tuyến. Ở người, ước tính các nang tuyến chứa hormon đủ cung cấp cho cơ thể khoảng trên ba tháng.

4.1. Túi tuyến giáp (nang tuyến giáp)

Mỗi túi tuyến giáp là một khối hình cầu có đường kính 0,20,9mm (Hình 11-6). Thành tủi là biểu mô đơn, cấu tạo bởi hai loại tế bào là tế bào nang (hay tế bào chính) và tế bào cận nang (tế bào C), lót ngoài biểu mô là màng đáy.

4.1.1. Tế bào nang (tế bào chính)

 Những tế bào nang có thể là tế bào dẹt hoặc có hình khối vuông khi tế bào nghỉ chế tiết hoặc là những tế bào hình trụ khi tế bào đang tích cực hoạt động tổng hợp các sản phẩm chế tiết. Nhân nằm ở trung tâm tế bào, hình cầu hay hình trứng, ít chất nhiễm sắc, chứa 1-2 hạt nhân. Bào tương ưa base, còn chất keo chứa trong lòng tủi tuyến giáp ưa acid (ưa màu eosin) và có phản ứng PAS (+) mạnh.

Dưới kính hiển vi điện tử, mặt ngọn tế bào có nhiều vi nhung mao ngắn và những chỗ lõm siêu vi. Ở cực ngọn tế bào có nhiều bộ Golgi và những hạt chế tiết nhỏ, ở vùng này còn thấy có những lysosom đường kính khoảng 0,50,6um và những thể thực bào. Ở cực dậy tế bào, lưới nội bào rất phát triển. Ở mặt bên tế bào có những phức hợp liên kết.

Tế bào nang hoạt động chế tiết theo hai chiều ngược nhau: (1) Thu nhận tyroxin và iod từ máu để tổng hợp thyreoglobulin và đưa vào tích trữ trong lồng túi tuyến; (2) Hấp thu thyreoglobulin (đã iot hoá) trong lòng tủi tuyến để thuỷ phân và bài tiết vào máu thyroxin (T4) và tri-iodothyronin (T3). Sự tổng hợp, tích luỹ và bài tiết hormon này chịu sự kiểm soát của hormon kích giúp (TSH) của phần trước tuyến yên.

Thyroxin đóng vai trò quan trọng trong sự kiểm soát hoạt động chuyển hoá cơ bản của cơ thể: 

– Nhược năng tế bào nang. Trong trường hợp tế bào nang bài tiết vào máu một lượng không đủ thyroxin (nhược năng, chuyển hoá cơ bản giảm tới dưới mức bình thường.

Nếu nhược năng tế bào bắt đầu từ tuổi thơ ấu và tiếp tục được duy trì sẽ gây ra chứng đần độn, kém phát triển cả về thể lực và trí tuệ. Nếu xảy ra từ tuổi trưởng thành sẽ gây ra chứng phù niêm: Da xanh, tóc khô thưa, uể oải, bảo phi, phù cứng, môi dày, chậm chạp… 

– Thiếu iốt. Sự sản xuất và tích luỹ thừa thyroglobulin trong lòng túi tuyến mà không được iot hoá do đó lượng thyroxin không được tiết vào máu gây ra hiện tượng các nang tuyến phát triển bù và làm cho tuyến giáp to ra dẫn đến bệnh bướu cổ.

 – Cường năng tế bào nàng. Tế bào nang tăng cường tiết thyroxin vào máu (gấp 10-15 lần) làm tăng chuyển hoá cơ bản. Một hình thái cường năng tế bào nang là bệnh bướu cổ lồi mắt, còn gọi là bệnh Basedou. Tế bào nang tăng sinh gây ra bướu cổ. Bệnh nhân sút cân, mạch nhanh, tim đập mạnh, mắt lồi, run chân tay, tăng phản xạ, rối loạn kinh nguyệt.

4.1.2. Tế bào cận nang (tế bào C)

Những tế bào cận nang lớn gấp 2 – 3 lần tế bào nang, nằm rải rác xen vào giữa màng đáy và tế bào nang nhưng không tiến tới mặt trong của thành túi tuyến giáp (Hình 11-6).

 Nhân tế bào hình cầu hay hình trứng. Bào tượng sáng, nhiều lưới nội đào và có những hạt chế tiết đường kính 0,1-0,4um tập trung ở vùng đáy tế bào .

Tế bào cận nang tiết ra hai hormon: Calcitonin và somatostatin.

 – Calcitonin có tác dụng làm giảm khả năng tiêu huỷ xương của các huỷ cốt bào, do đó làm giảm lượng calci từ xương vào máu (làm giảm calci máu). – Somatostatin có tác dụng ức chế sự bài tiết hormon hướng thân (STH) và bài tiết hormon kích giáp (TSH) bởi các tế bào nội tiết của phần trước tuyến yên và bài tiết insulin, glucagon bởi các tế bào tụy nội tiết.

4.2. Những mao mạch

Những mao mạch máu nằm trong mô liên kết xen giữa các túi tuyến và có quan hệ mật thiết với các túi tuyến. Chúng được lốt ngoài bởi màng đáy và là mao mạch có lỗ thủng (có cửa sổ). Trong mô liên kết còn có nhiều mao mạch bạch huyết.

  1. TUYẾN CẬN GIÁP (Hình 11- 6)

Ở loài người, mặt sau tuyến giáp có 4 tuyến cận giáp dính vào (2 tuyến trên và 2 tuyến dưới, từng cặp đối xứng nhau). Môi tuyến cận giáp là một | tuyến nội tiết nhỏ, nặng khoảng 25-50mg.

Các tuyến cận giáp được bọc ngoài bởi một vỏ xơ ngăn cách chúng với tuyến giáp. Từ vỏ xơ, có những vách xơ tiến vào trong tuyến mang theo mạch máu, mạch bạch huyết và dây thần kinh.

Nhu mô tuyến gồm những dây tế bào tuyến nối với nhau thành một lưới tế bào được vây quanh bởi một lưới sợi võng rất mạnh chứa một lưới màu mạch. Như vậy mỗi tuyến cận giáp là một tuyến nội tiết kiểu lưới.

Trong nhu mô tuyến cận giáp có thể phân biệt ba loại tế bào: Tế bào chính, tế bào da acid và tế bào chuyển tiếp. Trên cơ sở nghiên cứu về siêu cấu trúc, tế bào chính được coi là tế bào nhu mô của tuyến cận giáp, hai loại kia là những dạng khác nhau trong quá trình hoạt động của tế bào chính.

5.1. Tế bào chính

Cho tới một vài năm trước tuổi dậy thì, trong nhu mô tuyến cận giáp hầu như chỉ có tế bào chính. Tế bào này nhỏ, hình đa diện, đường kính 7-10um, rất ít bào tương. Nhân sáng, năm chính giữa tế bào. Trong bào tương có những hạt lớn, hình dáng khác nhau, được coi là những hạt chứa lipofuscin và những hạt nhỏ, bắt màu hematoxylin sắt và có tính ưa bạc, đó là những hạt chế tiết.

5.2. Tế bào ưa acid (tế bào da oxy)

Tế bào này xuất hiện trong nhu mô tuyến một vài năm trước tuổi dậy thì. Chúng lớn hơn và chứa những hạt ưa eosin đậm hơn tế bào chính. Chúng tương đối ít, cô lập hoặc hợp thành đám. Bào tương tế bào chứa nhiều ti thể hơn tế bào chính.

5.3. Tế bào chuyển tiếp

Bào tương bắt màu acid, nhân tế bào nhỏ. Người ta cho rằng ba loại tế bào trên đại diện cho ba giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của một loại tế bào duy nhất.

Tuyến cận giáp tiết ra hormon gọi là parahormon, có tác dụng duy trì nồng độ calci trong máu trong giới hạn 8,5-10,5mg/100ml. Khi nồng độ calci giảm, tuyến cận giáp tăng cường bài tiết parahormon vào máu.

Parahormon tác động vào tế bào xương, gây ra sự phá huỷ xương để phóng thích calci vào máu. Quá trình tiêu huỷ xương được thực hiện bởi tế bào xương hoặc huỷ cốt bào.

Parahormon tác động vào các tế bào ống xa của thận để các tế bào này hấp thụ lại calci đưa vào máu.

Parahormon còn có tác động gián tiếp tới mức thu hồi calci từ ruột bằng cách điều hoà sự chuyển hóa vitamin D tiến hành ở thận.

 

TỰ LƯỢNG GIÁ

  1. Hãy nêu những đặc điểm chung của tuyến nội tiết. 
  2. Phân loại tuyến nội tiết.
  3. Hãy mô tả cấu tạo đại cương của tuyến yên. 
  4. Hãy mô tả cấu tạo thùy trước tuyến yên. Liên hệ với chức năng của nó. 
  5. Hãy mô tả cấu tạo thuỳ sau tuyến yên. Liên hệ với chức năng của nó.
  6. Hãy mô tả hệ tuần hoàn đặc biệt ở tuyến yên. 
  7. Hãy mô tả cấu tạo tuyến thượng thận vỏ. Liên hệ với chức năng của nó. 
  8. Hãy mô tả cấu tạo của tuyến thượng thận tủy. Liên hệ với chức năng của nó.
  9. Hãy mô tả cấu tạo của tuyến giáp. Liên hệ với chức năng của nó. 
  10. Hãy mô tả cấu tạo của tuyến cận giáp. Liên hệ với chức năng của nó.

 

NGUỒN: MÔ – PHÔI PHẦN MÔ Học – SÁCH ĐÀO TẠO BÁC SĨ ĐA KHOA – NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI – 2007 Chủ biên: GS.TS. TRỊNH BÌNH

Xem tất cả mô phôi tại: https://ykhoa.org/category/mo-phoi/

 

Advertisement

Giới thiệu nghuyen

Check Also

[GIẢI PHẪU SỐ 21] HẦU

1. ĐẠI CƯƠNG Hầu (pharynx) là ngã tư của đường hô hấp và đường tiêu …