[Ngoại thần kinh] Máu tụ dưới màng cứng mạn tính – Điều trị mới

Rate this post

Máu tụ dưới màng cứng mạn tính – Điều trị mới

BS Trần Văn Vũ

Máu tụ dưới màng cứng mạn tính (Chronic Subdural Sematoma) là một bệnh lý gặp phổ biến ở người già , trung bình ≈ 63 tuổi (ghi nhân được 50% trường hợp có tiền sử chấn thương đầu)
Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
  • Lạm dụng rượu
  • Động kinh
  • shunt CFS
  • bệnh lý về đông cầm máu ( bao gồm cả liệu pháp kháng đông)
  • Những bệnh nhân có nguy cơ bị té ngã nhiều lần ( ví dụ liệt nữa người do đột quỵ trước đó)

Chẩn đoán :
Dựa vào lâm sàng, tiền sử thời gian chấn thương và quan trọng nhất là hình ảnh trên chẩn đoán hình ảnh ( CTscan hoăc MRI) => bạn nào quan tâm mình sẽ trình bày chi tiết hơn ở những bài sau
Về điều trị:
Điều trị triệu chứng: dự phòng động kinh
Điều trị yếu tố nguy cơ: giải quyết rối loạn đông cầm máu
Điều trị khối máu tụ :
Chỉ định:
  • tổn thương gây ra triệu chứng ( thường do khối máu > 10mm), các triệu chứng như động kinh, thay đổi tri giác hay động kinh.
  • Kích thước khối máu tụ tăng dần trong một loạt xét nghiệm CDHA theo dỏi.
Lựa chọn:
  1. Phẫu thuật súc rửa lấy máu tụ: khá phổ biến hiện nay
  2. Gây thuyên tắc động mạch màng não giữa (Middle Meningeal Artery bằng can thiệp nội mạch
Vấn đề đặt ra là một máu tụ dưới màng cứng mạn tính trên một bệnh nhân lớn tuổi + tiềm ẩn nhiều bệnh lý nội khoa mạn tính bên dưới thì Phuật thuật hay can thiệp tối thiểu nên được lựa chọn ?
Dưới đây là một bài lược dịch của mình về gây thuyên tắc động mạch màng não giữa trong điều trị máu tụ dưới màng cứng mạn tính:
Thuyên tắc động mạch màng não giữa (Middle Meningeal Artery Embolization- MMA) là một phương pháp can thiệp nội mạch tối thiểu có thể lựa chọn trong điều trị máu tụ dưới màng cứng mạn tính. Màng bao của máu tụ dưới màng cứng mạn tính chứa những mạch máu tăng sinh rất dể vỡ và chúng có thể vỡ gây chảy máu tái phát vào bên trong khoang dưới màng cứng và có thể gây tái phát CSDH sau phẫu thuật lấy máu tụ. Can thiệp nội mạch cho thấy an toàn và hiệu quả trong một tập bệnh nhỏ có máu tụ dưới màng cứng mạn tái phát cũng như trong điều trị ban đầu. Một thử nghiệm lớn hơn vẫn đang được mong đợi
Phương pháp (tổng quan): chụp mạch thường quy động mạch cảnh ngoài được thực hiện ở bên bị ảnh hưởng. Động mạch màng não giữa đoạn xa có thể biểu hiện bất thường. Động mạch màng não giữa được lựa chọn thông qua một microcatheter và một mẫu đường kính 150 -250 micron polyvinyl alcohol hoặc 15 -20% n-butyl-2-cyanacrylate được đẩy vào đường dẩn cho đến khi dòng chảy bị tắc. Sau khi thủ thuật, cần chụp mạch lại để xác định hiệu quả sự tắc mạch.
Nhánh nên tránh: Nhánh động mạch mắt bên (potential ophthalmic collateral) và các nhánh cung cấp máu cho các dây thần kinh sọ.
Không biết ở nước mình đã có bv nào làm hoặc nghiên cứu chưa nhỉ ?
Đây là đánh giá kết quả mình tham khảo trên internet:
Advertisement

Giới thiệu Diễn đàn Bác sĩ trẻ Việt Nam

Y khoa không phải là một nghệ thuật, Y khoa là một khoa học thật sự, một khoa học vô cùng phức tạp đòi hỏi người hành nghề y phải khéo léo vận dụng kiến thức để không bỏ qua cơ hội cứu chữa người bệnh. Nếu mỗi người y khoa Việt Nam góp lên một tiếng nói, liên kết lại, chúng ta có thể thay đổi căn bản giáo dục Y khoa nước nhà. Hãy tham gia với chúng tôi tại: https://www.facebook.com/groups/diendanbacsitrevietnam

Check Also

[Cập nhật] Xuất huyết tiêu hoá-nội soi càng sớm càng tốt?

XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA: NỘI SOI CÀNG SỚM CÀNG TỐT? (phần 1_nghiên cứu) Với suy …