Nguồn tài liệu tham khảo vai trò và tính chất

Rate this post

Nguồn tài liệu tham khảo vai trò và tính chất

Trong Nghiên cứu khoa học, tài liệu tham khảo được coi là nền tảng làm nên sự thành bại của một công trình. Tài liệu tham khảo đóng vai trò xuyên suốt từ khi hình thành ý tưởng đến khi hoàn thiện một đề tài. Vai trò đó có thể kể đến là:

Tài liệu tham khảo là một nguồn phát sinh ý tưởng nghiên cứu: như đã trình bày ở bài trước, trong quá trình nghiên cứu tài liệu, chúng ta phát hiện những vấn đề còn chưa hoàn thiện, từ đó hình thành các ý tưởng NCKH.

Xây dựng tổng quan cơ sở lý thuyết: tài liệu tham khảo cung cấp thông tin để nhà nghiên cứu xây dựng tổng quan cơ sở lý thuyết, khung lý thuyết và khung đề cương nghiên cứu, chất lượng tài liệu tham khảo càng đảm bảo, tính khoa học của đề cương càng cao.

So sánh, đánh giá kết quả nghiên cứu: Việc so sánh kết quả nghiên cứu với các thông tin từ tài liệu tham khảo giúp các nhà nghiên cứu đưa ra những phân tích, nhận định, đánh giá chi tiết, đa chiều về vấn đề nghiên cứu. Từ đó, đưa ra những kết luận và khuyến cáo mang tính khoa học có ý nghĩa cao nhất.

Như vậy, có thể thấy, để đảm bảo chất lượng của một công trình NCKH cần tiên quyết phải đảm bảo chất lượng tài liệu tham khảo. Do đó, khi tìm tài liệu tham khảo, nhà nghiên cứu cần lưu ý những yếu tố sau:

Tính chính thống: tài liệu tham khảo dùng trong NCKH cần có nguồn gốc chính thống, được xuất bản từ những tổ chức, cá nhân được công nhận.

Tính phù hợp: tài liệu tham khảo dùng trong NCKH phải phù hợp với chủ đề nghiên cứu, liên quan tới đối tượng nghiên cứu.

Tính hiệu lực: Những thông tin trong tài liệu tham khảo trong NCKH phải đảm bảo còn hiệu lực áp dụng, còn tính ứng dụng trên thực tế. Thông thường, tính hiệu lực thường quan tâm khi tài liệu tham khảo đó là các văn bản quy phạm pháp luật (luật, văn bản dưới luật, thông tư, nghị định, quyết định…), quy trình chuyên môn, phác đồ điều trị…Tính hiệu lực đôi khi chỉ mang tính chất tương đối, do đó phụ thuộc vào từ hoàn cảnh cụ thể để áp dụng.

Advertisement

Trong phần 2 của chủ đề này, tôi sẽ giới thiệu với các bạn về: các nguồn tài liệu tham khảo và ưu nhược điểm.

—————————————————

Đón đọc bài tiếp theo: CÁC NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ ƯU NHƯỢC ĐIỂM

Bs. Ngô Minh Hải

#Nghiên_Cứu_Khoa_học_trong_Y_học

Tác giả: BS Ngô Minh Hải

Link bài viết: https://www.facebook.com/groups/diendanykhoa.vn/posts/1633769123735706/

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến BS Ngô Minh Hải
đã đồng ý chia sẻ bài viết lên Diễn đàn Y khoa!

Giới thiệu Pham Hoa

Check Also

𝚃Ó𝙼 𝚃Ắ𝚃 𝙿𝙷Â𝙽 𝙱𝙸Ệ𝚃 𝙴𝙲𝙶 𝚁𝚄𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ 𝚅À 𝙲𝚄Ồ𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ, 𝙷ƯỚ𝙽𝙶 Đ𝙸Ề𝚄 𝚃𝚁Ị 𝙲Ả 𝟸 𝚃𝙷𝙴𝙾 𝟻 𝙲𝙷Ữ 𝙲Á𝙸

𝚃Ó𝙼 𝚃Ắ𝚃 𝙿𝙷Â𝙽 𝙱𝙸Ệ𝚃 𝙴𝙲𝙶 𝚁𝚄𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ 𝚅À 𝙲𝚄Ồ𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ, 𝙷ƯỚ𝙽𝙶 Đ𝙸Ề𝚄 𝚃𝚁Ị 𝙲Ả 𝟸 …