[Sinh Li số 35] Nhóm máu; Truyền máu; Cấy ghép mô và cơ quan

Rate this post

KHÁNG NGUYÊN GÂY RA PHẢN ỨNG MIỄN DỊCH CỦA MÁU

Khi máu được truyền từ người này sang người khác ở lần đầu tiên, phản ứng truyền máu đặc trưng sẽ xảy ra, là sự kết dính hoặc tiêu máu của hồng cầu thường gây tai biến, có thể dẫn đến tử vong. Máu của những người khác nhau có đặc tính kháng nguyên và kháng thể khác nhau, vì thế kháng thể trong huyết tương của người này có thể phản ứng với kháng nguyên trên hồng cấu người khác. Nếu có thể xác định nhóm máu của người cho và người nhận từ trước, ta có thể ngăn ngừa được những biến chứng do phản ứng truyền máu gây ra.

KHÁNG NGUYÊN CỦA TẾ BÀO MÁU

Trên màng hồng cầu, người ta tìm thấy khoảng 30 kháng nguyên thường gặp và hàng trăm kháng nguyên khác. Các kháng nguyên này đều có phản ứng kháng nguyên kháng thể. Hầu hết chúng là những kháng nguyên yếu, thường dùng để nghiên cứu về gen, xác định quan hệ huyết thống. Có hai nhóm kháng nguyên đặc biệt hơn những loại khác, có thể gây ra các phản ứng trong truyền máu là hệ thống ABO và hệ thống Rh.

HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO

CÁC KHÁNG NGUYÊN A VÀ B – NGƯNG KẾT NGUYÊN

Hai loại kháng nguyên A và B xuất hiện trên màng hồng cầu. Nó là kháng nguyên (còn gọi là ngưng kết nguyên ) gây ra hầu hết các phản ứng truyền máu. Một người có thể có cả hai loại kháng nguyên A và B, có thể chỉ có một loại A hoặc B, có thể không có cả hai kháng nguyên trên màng hồng cầu. Sự có mặt hay vắng mặt của kháng nguyên A hay B là do di truyền.

Các loại nhóm máu ABO chính.

Trong quá trình truyền máu giữa người cho và người nhận, dựa trên sự có mặt hay vắng mặt của kháng nguyên A và B trên màng hồng cầu, người ta chia thành 4 loại nhóm máu chính (Bảng 36.1). Nhóm O: không có cả kháng nguyên A và B Nhóm A: có kháng nguyên A Nhóm B: có kháng nguyên B Nhóm AB: có cả kháng nguyên A và B

Cách xác định gen của các kháng nguyên.

Gen biểu thị cho nhóm máu ABO gồm có 3 alen:IA, IB, và IO. Chúng ta thường gọi chúng là 3 alen “A”, “B” , và “O” , nhưng các nhà di truyền thêm chữ ” I ” để biểu thị chúng là “immuglobulin”. Gen O hầu như không hoạt động, do đó không tạo được kháng nguyên trên màng hồng cầu, trong khi gen A và B lại tạo ra kháng nguyên mạnh A và B. Mỗi nhiễm ắc thể có 2 alen, nên các gen này tạo ra 6 khả năng kết hợp là: OO, OA, OB, AA, BB, AB. Chúng được gọi là các genotype, mỗi người sẽ có một trong 6 genotyp này.

Từ bảng 36.1, những người có genotype OO không có kháng nguyên trên màng hồng cầu thì có nhóm máu O, người có genotype OA hoặc AA thì có nhóm máu A, người có genotype OB hoặc BB thì có nhóm máu B, người có genptyp AB thì có nhóm máu AB.

KHÁNG THỂ

Trong huyết tương của người nhóm A có kháng thể antiB, huyết tương của người nhóm máu B có kháng thể antiA, huyết tương của người nhóm O có cả kháng thể anti-A v à anti-B, huyết tương của người nhóm AB không có cả 2 kháng thể này.

Nhìn lại bảng 36.1 Nhóm O: không có kháng nguyên, có cả 2 kháng thể anti-A và anti-B Nhóm A: có kháng nguyên A, kháng thể anti-B Nhóm B: có kháng nguyên B, kháng thể anti-A Nhóm AB: có cả kháng nguyên A và B, không có kháng thể nào

Nồng độ kháng thể qua các lứa tuổi

Khi đứa trẻ ra đời, nồng độ kháng thể gần như bằng 0. ở giai đoạn 2 đến 8 tháng, đứa trẻ bắt đầu sản xuất ra kháng thể và nồng độ kháng thể đạt mức tối đa ở giai đoạn 8 đến 10 tuổi, rồi giảm dần trong những năm sau đó. Hình 36.1 thể hiện sự thay đổi nồng độ kháng thể theo lứa tuổi ở các nhóm máu khác nhau.

Nguồn gốc kháng thể trong huyết tương

Các kháng thể của nhóm ABO gọi là các ngưng kết tố, là những kháng thể thuộc loại globulin gamma. Chúng được sản xuất ở tuỷ xương và tế bào bạch huyết. Các kháng thể này chủ yếu là IgM và IgG. Nhưng tại sao lại có thể sản xuất được kháng thể khi mà không có kháng nguyên tương ứng trong máu?

Câu trả lời là có một lượng nhỏ kháng nguyên A và B đã vào cơ thể qua thức ăn, vi khuẩn và một số đường khác, chính chúng đã kích hoạt quá trình sản xuất Kháng thể anti-A và anti-B đầu tiên. Ví dụ, khi truyền kháng nguyên A cho người nhận nhóm A sẽ kích thích quá trình sản xuất kháng thể anti-A. Ngoài ra, ở trẻ sơ sinh, cũng có quá trình sản xuất kháng thể xuất hiện ngay khi sinh.

QUÁ TRÌNH NGƯNG KẾT TRONG PHẢN ỨNG TRUYỀN MÁU

Khi máu không tương xứng được truyền cho nhau, kháng thể anti-A hoặc anti-B trong huyết tương sẽ trộn với kháng nguyên A hoặc B trên màng hồng cầu, chúng sẽ kết dính với nhau. Các kháng thể có thể có 2 vị trí kết dính (loại IgG) hoặc 10 vị trí kết dính (loại IgM). Một kháng thể có thể kết dính với hai hoặc nhiều hồng cầu cùng một lúc, các tế bào máu liên kết với nhau bởi kháng thể. Sự liên kết này tập trug lại, đó là quá trình ngưng kết. sau vài giờ đến vài ngày, các tế bào đã ngưng kết bị biến dạng, hoặc bị phá huỷ bởi bạch cầu, giải phóng hemoglobin vào plasma. Đó gọi là sự tiêu máu.

Tiêu máu cấp khi truyền máu

Thỉnh thoảng, khi truyền máu không hoà hợp, có thể gây ra sự tiêu máu trực tiếp. Trong trường hợp này, kháng thể li giải hồng cầu bằng cách kích thích hệ thống bổ thể, tiết ra enzim phân giải protein ở màng tê bào (như đã được mô tả ở chương 35). Sự kết dính có thể bị chậm b ởi vì không chỉ cần một số lượng cao kháng thể khác nhau để quá trình tan máu có thể xảy ra, chủ yếu là loại IgM, những kháng thể này gọi là các yếu tố tan máu.

CÁCH XÁC ĐỊNH NHÓM MÁU

Trước khi thực hiện truyền máu, việc xác định nhóm máu của người cho và người nhận là điều cần thiết. Quá trình này thực hiện như sau: Máu của người thử được tách lần đầu tiên từ huyết tương, và được pha loãng bằng dung dịch đặc hiệu, được chia làm 2 phần. Một phần trộn với huyết thanh mấu anti-A, một phần trộn với huyết thanh mẫu anti-B. Sau vài phút, quan sát chúng dưới kính hiển vi. Nếu hồng cầu bị vón cục, đã có quá trình ngưng kết giữa kháng nguyên và kháng thể xảy ra.

Bảng 36-2: Sự kết dính (+) hay không kết dính (-) sẽ cho ta kết quả của 4 nhóm máu. Nhóm máu O không có kháng nguyên nên không có sự kết dính. Nhóm máu A có kháng nguyên A nên kết dính với huyết thanh anti-A. Nhóm máu B có kháng nguyên B nên kết dính với huyết thanh anti-B. Nhóm máu AB có cả kháng nguyên A và kháng nguyên B nên kết dính với cả hai loại huyết thanh anti-A và anti-B.

HỆ THỐNG NHÓM MÁU

Cũng giống như hệ thống nhóm máu ABO, hệ thống nhóm máu Rh cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền máu. Điểm khác biệt lớn của hai hệ thống là: Trong hệ thống ABO, ngưng kết tố trong huyết tương chịu trách nhiệm gây ra phản ứng truyền máu. Còn trong hệ thống Rh, ngưng kết tố tự phát hầu như không xảy ra. Thay vào đó phải có sự tiếp xúc với kháng nguyên lần đầu tiên để kích thích sự sản xuất kháng thể.

Kháng nguyên Rh _ Rh(+) và Rh(-).

Có 6 loại kháng nguyên Rh phổ biến, được gọi là yếu tố Rh,chúng được đặt tên: C, D, E, c, d và e. Một người nếu có kháng nguyên C thì sẽ không có kháng nguyên c. Điều đó tương tự với cặp kháng nguyên D-d và E-e. Ngoài ra, mỗi người sẽ có 1 trong 3 cặp kháng nguyên Trong số trên thì kháng nguyên D là phổ biến hơn cả. Người có kháng nguyên D trên màng hồng cầu được gọi là Rh dương tính (Rh+). Người không có kháng nguyên D trên màng hồng cầu được gọi là Rh âm tính (Rh-). Tuy nhiên, ngay cả những người có Rh âm tính, một số kháng nguyên Rh khác vẫn có thể gây ra phản ứng truyền máu, mặc dù các phản ứng này thường nhẹ hơn nhiều . Tỉ lệ Rh+ ở người da trắng là 85%, tỉ lệ này ở người Mĩ da đen là 95% và ở châu Phi là 100%.

Rh ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH

Kháng thể anti-Rh.

Khi truyền máu Rh+ cho người có máu Rh- thì người Rh- sẽ sản xuất kháng thể anti-Rh. Sự tạo thành kháng thể anti-Rh diễn ra rất chậm, khoảng 2 đến 4 tháng sau nồng độ kháng thể mới đạt mức tối đa. Đáp ứng miễn dịch này xảy ra đến một mức độ nhiều hơn ở một số người so với những người khác. Sau khi tiếp xúc nhiều với yếu tố Rh, một người có Rh(-) sẽ trở nên nhạy cảm hơn với yếu tố Rh.

Đặc điểm của truyền máu Rh.

Khi truyền máu Rh(+) cho người Rh(-) thì những người Rh(-) sẽ sản xuất kháng thể anti-Rh. Sự tạo thành kháng thể anti-Rh xảy ra rất chậm, sau khoảng 2 đ ến 4 tháng sau nồng độ kháng thể mới đạt mức tối đa. Nếu lần sau người Rh(-) lại nhận máu Rh(+) thì kháng thể anti-Rh trong cơ thể người nhận sẽ làm ngưng kết hồng cầu cho Rh(+) và sẽ xảy ra phản ứng truyền máu. Như vậy, không được truyền máu Rh(+) cho người nhận Rh(-) nhưng có thể truyền máu Rh(-) cho người nhận Rh(+) .

TAN MÁU TĂNG HÔNG CẦU NON Ở TRẺ SƠ SINH.

Thiếu máu tan máu tăng hồng cầu non là một bệnh của thai nhi và trẻ sơ sinh, bệnh với đặc điểm là sự kết dính và sự tiêu hồng cầu. Ví dụ, người mẹ có Rh(-) và người bố có Rh(+), thai nhi sẽ có kháng nguyên Rh(+) nhận từ b ố. Người mẹ sẽ sản xuất kháng thể anti-Rh từ sự kích thích kháng nguyên Rh của thai.Sau đó kháng thể của mẹ sẽ qua hàng rào nhau thai vào thai nhi và bắt đầu quá trình ngưng kết hồng cầu.

Tỉ lệ mắc bệnh.

Một người mẹ Rh(-) khi có con đầu tiên mang gen Rh(+) thì không đủ sản xuất đủ số lượng kháng thể anti-Rh để gây tổn hại. Nhưng nếu lần mang thai thứ hai con vẫn là Rh(+) thì tỉ lệ trẻ bị thiếu máu tan máu tăng hồng cầu non là 3%, và sẽ là 10% ở lần mang thai thứ ba.

Hậu quả của kháng thể trên thai nhi.

Sau khi được sản xuất trong cơ thể mẹ, kháng thể anti-Rh qua hàng rào rau thai vào máu của thai nhi. Tại đây, chúng kết hợp với kháng nguyên Rh và tạo ra sự kết dính hồng cầu thai nhi, sau đó là sự tan máu, giải phóng hemoglobin vào máu. Đại thực bào thai nhi chuyển hemoglobin thành bilirubin gây nên chứng vàng da ở trẻ sơ sinh. Kháng thể cũng tấn công và làm tổn thương các tế bào khác trong cơ thể.

Hình ảnh lâm sàng của chứng tăng hồng cầu.

Vàng da, tăng hồng cầu sơ sinh, thiếu máu, kháng thể anti-Rh của mẹ tồn tại trong cơ thể trẻ trong vòng 1 đến 2 tháng, phá huỷ thêm hồng cầu của trẻ.

Các mô tạo máu của trẻ sơ sinh sản xuất máu thay thế các tế bào máu đã phá huỷ. Gan và lách trở nên lớn hơn và sản xuất hồng cầu giống như đã làm khi còn trong giai đoạn giữa của thai kì. Do phải sản xuất nhanh hồng cầu, nhiều hồng cầu non, hồng cầu còn nhân đã được đưa từ tuỷ xương ra hệ thống máu ngoại vi nên được gọi là chứng: Thiếu máu tan máu tăng hồng cầu non. Thiếu máu tan máu tăng hồng cầu non là bệnh nguy hiểm gây chết người. Một số trẻ không biểu hiện ở thiếu máu mà biểu hiện suy giảm tinh thần vĩnh viễn hoặc tổn thương vùng vận động của não do bilirubin vào máu đầu độc tế bào thần kinh trung ương, được gọi là chứng vàng da nhân.

Điều trị bệnh.

Một trong những phương pháp điều trị là thay máu cho trẻ với Rh(-). Khoảng 400 ml máu Rh(-) sẽ được truyền trong khoảng 1,5 giờ hoặc hơn trong khi máu Rh(+) được loại bỏ. Quá trình này được lặp lại nhiều lần trong vài tuần đầu tiên, để giữ cho nồng độ bilirubin thấp và ngăn ngừa vàng da nhân, đồng thời các kháng thể anti-Rh từ người mẹ cũng sẽ được loại bỏ.

Phòng bệnh.

Các kháng nguyên D của hệ thống nhóm máu Rh là nguyên nhân chính trong việc gây miễn dịch của mẹ Rh() cho thai nhi Rh(+). Trong những năm 1970, người ta đã giảm đáng kể tỉ lệ mắc bệnh bằng globin miễn dịch Rh. Kháng thể anti-D được dùng cho bà mẹ mang thai tuần 28 đến 30. Kháng thể anti-D cũng được dùng cho phụ nữ Rh(-) để ngăn chặn nhạy cảm của các bà mẹ với kháng nguyên D. Việc này làm giảm đáng kể một lượng kháng thể D trong lần thai kì thứ hai.

Cơ chế của globin miễn dịch Rh ngăn chặn sự nhạy cảm của kháng thể anti-D thì chưa rõ ràng, nhưng sự ảnh hưởng của kháng thể anti-D là ức chế khang nguyên gây kháng thể được hinh thành trong người mẹ.

HẬU QUẢ TRUYỀN MÁU KHÔNG HOÀ HỢP

Khi không có sự hoà hợp giữa nhóm máu người cho với nhóm máu người nhận, sẽ xảy ra hiện tượng kết dính. Cũng có một vài trường hợp sự kết dính ít khi xảy ra: Khi máu cuả người cho truyền cho người nhận, có thể coi máu đó đã được pha loãng, và tỉ lệ kháng nguyên gặp kháng thể tương ứng là thấp nên không có sự kết dính xảy ra .

Như đã giải thích ở trên, tất cả các phản ứng truyền máu cuối cùng sẽ gây tan máu trực tiếp hoặc tán huyết. Các hemoglobin được giải phóng từ hồng cầu bị phá huỷ sẽ được chuyển đổi bởi các đại thực bào thành bilirubin và sau đó sẽ được bài tiết qua gan mật (đã mô tả ở Chương 71). Nồng độ bilirubin trong dịch cơ thể thường tăng cao gây chứng vàng da – đó là các sắc tố mật được tích tụ ở da và hệ thống nội mô. Tuy nhiên, nếu chức năng gan bình thường, sắc tố mật sẽ được bài tiết vào ruột. Vậy nên vàng da thường ít xuất hiện ở người lớn trừ khi hơn 400 ml máu bị tan máu trong một ngày.

Suy thận cấp sau truyền máu.

Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của việc truyền máu không hoà hợp là suy thận cấp, có thể xảy ra sau truyền máu vài phút đến vài giờ, và người nhận có thể chết do suy thận cấp. Thận không hoạt động có thể là kết quả của ba nguyên nhân: Đầu tiên, các phản ứng kháng nguyên kháng thể giải phóng chất độc gây co mạch thận. Thứ hai, mất tuần hoàn tế bào hồng cầu người nhận, cùng với sự giải phóng chất độc từ quá trình tan máu và từ phản ứng miễn dịch, thường gây ra sốc tuần hoàn. Huyết áp động mạch thấp, giảm lưu lượng máu đến thận và giảm lượng nước tiểu. Thứ ba, nếu lượng hemoglobin tự do vào trong máu, phần lớn sẽ đi qua màng lọc cầu thận vào ống thận. Nếu số lượng này ít, nó sẽ được tái hấp thu thông qua biểu mô ống thận vào trong máu và không gây nguy hiểm; còn nếu số lượng nhiều thì chỉ có một phần nhỏ được tái hấp thu. Phần lớn vẫn sẽ nằm trong ống thận, trong khi đó nước cũng được tái hấp thu lại, dẫn đến nồng độ hemoglobin trong ống thận tăng cao vượt mức, tạo ra hemoglobin kết tủa gây tắc nghẽn ống thận. Như vậy, sự co mạch thận, sốc tuần hoàn, tắc nghẽn ống thận cùng nhau làm suy thận cấp. Nếu tình trạng không được giải quyết kịp thời, bệnh nhân có thể chết trong vòng 7 đ ến 12 ngày (đã giải thích ở chương 32), trừ khi họ điều trị bằng chạy thận nhân tạo.

GHÉP MÔ VÀ CƠ QUAN

Hầu hết các kháng nguyên của hồng cầu gây ra phản ứng truyền máu cũng có mặt ở các tế bào khác của cơ thể, và mỗi mô của cơ thể cũng có bổ sung kháng nguyên riêng. Do đó, bất cứ mô ngoại lai cấy vào cơ thể cũng gây ra phản ứng miễn dịch. Nói cách khác, mô người nhận có khả năng chống lại sự xâm phạm của các mô ngoại lai, người ta gọi là sự thải ghép.

Ghép tự thân, ghép đồng nhất, dị ghép, ghép ngoại lai.

Ghép một mô hoặc toàn bộ nội tạng từ một phần của cùng 1 con vật sang chỗ khác gọi là ghép tự thân; nếu từ 2 cá thể của một cặp sinh đ ôi gọi là ghép đồng nhất, ; từ người này sang người khác hoặc từ 2 cá thể của cùng một loài gọi là dị ghép; từ động vật sang người hoặc từ 2 loài khác nhau gọi là ghép ngoại lai.

Cấy ghép mô, tế bào.

Trong trường hợp của ghép tự thân và ghép đồng nhất, tế bào cấy ghép chứa cùng một loại kháng nguyên như trong mô của người nhận và sẽ tiếp tục sống bình thường và không giới hạn nếu được cung cấp máu đầy đủ. Trái lại, phản ứng miễn dịch luôn xảy ra khi ghép ngoại lai. Nếu không có các biện pháp chống đào thải thì mô được ghép sẽ chết trong vòng 1 ngày đến 5 tuần. Một số mô khác nhau và cơ quan đã được cấy ghép (hoặc nghiên cứu, hoặc thực nghiệm, điều trị) từ người này sang người khác là: da, thận, tim, gan, mô tuyến, tuỷ xương, phổi. Với sự phù hợp giữa các mô, thận đã ghép có thể sống được 5 đến 15 năm, đối với gan hoặc tim là 1 đến 15 năm.

VƯỢT QUA PHẢN ỨNG MIỄN DỊCH TRONG CẤY GHÉP MÔ

Do tiềm năng lớn trong việc cấy ghép mô và cơ quan, các nỗ lực quan trọng đã được thực hiện để phòng ngừa phản ứng kháng nguyên kháng thể. Một số trường hợp cụ thể sau đã thành công trong thử nghiệm và lâm sàng .

Tissue Typing—The Human Leukocyte Antigen Com- plex of Antigens.

Kháng nguyên quan trọng nhất gây thải ghép là một phức hợp có tên là kháng nguyên _ bạch cầu người (HLA). Sáu trong số các kháng nguyên này xuất hiện ở bề mặt mô của từng người, nhưng có khoảng 150 kháng nguyên HLA khác nhau, đại diện cho hơn nghìn tỉ các thể kết hợp. Nên sự thải ghép sẽ xảy ra, trừ khi họ là anh em song sinh, có cùng 6 cặp kháng nguyên HLA.

Các kháng nguyên LHA xuất hiện trên tế bào bạch cầu, cũng như trên mô. Vì vậy, loại mô cho các kháng nguyên được thực hiện trên màng của tế bào lympho đã được tách ra từ máu của người đó. Các tế bào lympho được trộn với kháng huyết thanh thích hợp. Sau khi ủ bệnh, các tế bào được kiểm tra màng, thường là kiểm tra tỉ lệ các tế bào lympho hấp thu qua màng bằng một loại thuốc nhuộm đặc biệt.

Một số HLA không phải là kháng nguyên quan trọng. Bằng cách lấy những mô tốt nhất của người cho và người  nhận, quá trình cấy ghép sẽ trở nên ít nguy hiểm hơn. Những các ghép thành công thường là giữa anh chị em ruột hoặc giữa cha mẹ với con. Ca ghép của những cặp song sinh thì thường chính xác và ít có sự đào thải nhất.

Phòng chống thải ghép.

Nếu hệ thống miễn dịch bị ức chế hoàn toàn, việc thải ghép sẽ không xảy ra. Thực tế một số người có suy giảm miễn dịch, cấy ghép có thể thành công mà không cần sử dụng các biện pháp để ngăn thải.Tuy nhiên trong thực tế, ở người bình thường, kể cả những mô tốt nhất, cấy ghép hiếm khi xảy ra quá trình thải ghép từ vài ngày đến vài tuần mà không cần sử dụng các liệu pháp chống thải ghép. Có một số phương pháp chống thải ghép sau:

1. Hoocmon glucocorticoid từ tuyến thượng thận (hoặc thuốc corticoid có tác dụng tương tự), ức chế gen mã hoá cytokin, đặc biệt là interleukin-2 (IL-2). IL-2 là yếu tố cần thiết kích thích tăng tiết tế bào T và hình thành kháng thể.

2. Thuốc có tác dụng gây hại cho hệ bạch huyết sẽ hình thành các kháng thể và tế bào T.

3. Cyclosporine and tacrolimus, ức chế hình thành tế bào T-hỗ trợ, ngăn chặn các phản ứng của tế bào T. 4. Liệu pháp kháng thể ức chế miễn dịch, bao gồm kháng bạch cầu hoặc kháng thể IL-2 receptor.

Ghép mô sống trong con người đã có những thành công quan trọng chủ yếu là do sự phát triển của các loại thuốc ức chế phản ứng của hệ miễn dịch. Với việc giới thiệu cải thiện chất ức chế miễn dịch, thành công cấy ghép nội tạng đã trở thành phổ biến hơn nhiều. Cách tiếp cận hiện tại để nỗ lực điều trị ức chế miễn dịch để cân bằng tỷ lệ chấp nhận bị từ chối với điều độ trong những tác dụng phụ của các thuốc ức chế miễn dịch.

Bài viết được dịch từ sách : Guyton and Hall text book of Medicine and Physiology

Advertisement

Giới thiệu thanngocthao

Check Also

[Xét nghiệm 57] Hormone kích thích tạo nang trứng (FSH)

HORMON KÍCH THÍCH TẠO NANG TRỨNG (FSH) (Folliculostimuline Hypophysaire / Follicular-Stimulating Hormone [FSH])   Nhắc …