THÈM ĂN MỌI THỨ, TĂNG CÂN, TÌM HIỀU VỀ CƠ THỂ BẠN?
Câu chuyện bắt đầu khi tôi cách lý tại nhà vì Covid-19, tôi thấy mình thèm ăn đủ thử và tất nhiên là tôi đã tăng cân.
Trong đầu tôi luôn nghĩ tới món salat Nga béo ngậy và nhiều món ăn ngon khác. Tôi đã cố gắng lay chuyển ý nghĩ đó, nhưng càng đấu tranh tôi càng thèm ăn và kết cục tôi không chiến thắng được chính mình và đi siêu thị mua đủ thứ thứ rau, ngô ngọt, thịt nguội và nhiều loại sốt béo ngậy để làm món salat Nga. Việc tôi thèm món salat Nga không phải là một hiện tượng cá biệt. Những người bạn và đồng nghiệp khi cách ly ở nhà vì covid-19 đã gửi cho tôi hình ảnh món ăn họ ăn, hình ảnh đồ ăn chàn ngập trên Facebook, Instagram của tôi.
Vậy hãy cùng tôi tìm hiểu điều gì đã thúc đẩy tất cả những cảm giác thèm ăn kỳ lạ này?
Suy nghĩ cho rằng cơ thể tôi cần một loại chất dinh dưỡng đặc biệt nào đó trong món salat Nga (có lẽ là loại carbohydrate dễ tiêu hóa, trong xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao?), nguyên nhân này đã bị loại bác bỏ trong nhiều nghiên cứu. Vậy cái gì đã làm chúng ta thèm ăn. Các nghiên cứu mới đây cho thấy cảm giác thèm ăn là hoạt động thông qua một mạng lưới phức tạp và liên quan đến nhiều vùng của não bộ chúng ta.
Bộ não thứ 2 ở dạ dày, thật vậy não bộ và hệ tiêu hóa được kết nối với nhau bởi các chất dẫn truyền thần kinh (Neurotransmitter). Các chất dẫn truyền thần kinh giúp não điều khiển cảm xúc. Và hệ tiêu hóa ở đây là là dạy dày và ruột tiết ra nhiều chất dẫn truyền thần kinh như serotonin (một chất điều hóa tâm trạng hay GABA). Chất này cũng là chất làm chúng ta buồn ngủ sau khi ăn.
Trong suốt qua trình tiêu hóa, não thưởng cho chúng ta vì đã phục vụ nó bằng cách tiết ra dopamine (hormone hạnh phúc). Đó là một bản năng sinh tồn được truyền lại từ trong gen của chúng ta vì việc ăn đồng nghĩa với việc “đạt được thành tựu trong việc sống sót”.
Cảm giác thèm ăn có thực sự là “ngẫu nhiên?”
Điều gì định hướng mục tiêu cụ thể cho cảm giác thèm ăn của chúng ta, các nhà khoa học đưa ra nhiều giả thuyết. Cảm giác thèm ăn cụ thể không phải ngẫu nhiên. Nó mang tính cá thể, đến từ trí nhớ các món ăn bạn đã được ăn, cũng như sở thích và không thích của bạn.
Cảm giác thèm ăn có tăng lên khi căng thẳng không?
Hầu như tất cả các căng thẳng đều kích hoạt chất dẫn truyền thần kinh căng thẳng chính của não, CRF (yếu tố giải phóng corticotropin) ở vùng dưới đồi, hạch hạnh nhân và nhân, các phần của não chi phối cảm giác thèm ăn. CRF có thể trực tiếp thúc đẩy sự thèm muốn của chính nó. Ngoài ra, CRF cũng có thể góp phần gây ra kích thích các vùng khác của não gây ra cảm giác thèm ăn thứ gì đó như một giải pháp để giải ức chế, tự thưởng, trấn an bản thân.
Vậy căng thẳng kéo dài và gia tăng có làm cảm giác thèm ăn tăng lên?
Đúng vậy sự gia tăng căng thẳng làm chúng ta tăng cảm giác thèm ăn. Sự cô lập khi cách lý tại nhà, nỗi lo kinh tế, cuộc sống… chắc chắn sẽ tạo tiền đề cho các quá trình ở trên phát huy và làm tăng thêm sự thèm muốn. Hầu hết các cơn thèm ăn do căng thẳng này đều sẽ dẫn tới chúng ta tiêu thụ nhiều các thực phẩm chứa nhiều calo. Các thức ăn béo, mặn và nhiều đường giúp cơ thể giải phòng nhiều hormone nội sinh như endorphins, tạo cảm giác thư giãn và giảm đau.
Tóm lại, cảm giác thèm ăn là một vấn đề tôi rất quan tâm trong nghiên cứu của mình, nó chìa khóa giải quyết giảm cân cho người béo phì và giúp người mắc chứng chán ăn tìm lại niêm vui thích khi ăn uống. Bạn hãy theo dõi BS.Q.Anh để tìm hiểu thêm những thông tin khoa học thú vị về dinh dưỡng.
Bs Phan Quốc Anh (Chuyên khoa Dinh Dưỡng).
Tác giả: BS Phan Quốc Anh
Xin gửi lời cảm ơn đến BS Phan Quốc Anh đã đồng ý đăng tải bài viết lên Diễn đàn Y khoa.