[Thực hành lâm sàng] 7 ĐIỀU GIÚP BẠN THÀNH CÔNG TRONG KHOÁ THỰC TẬP LÂM SÀNG

Rate this post
Trải qua chương trình đào tạo chính quy từ trường Y cũng như nội trú tại Mỹ, và hiện giờ là giáo viên hướng dẫn lâm sàng cho các bạn sinh viên Y, hôm nay mình muốn chia sẻ với các bạn 7 điều giúp các bạn có nhiều thành công hơn trong khoá thực tập lâm sàng. Mình nghĩ những điều này sẽ hữu ích cho các bạn trong ngành Y dù là ở Việt Nam hay Mỹ, nhưng sẽ đặc biệt hữu ích cho các bạn muốn hiểu thêm về hệ thống đào tạo tại Mỹ và làm sao thể thành công trong môi trường này.
Những điều này lúc mình là sinh viên mình ao ước rằng có ai chia sẻ cho mình. Chính vì vậy, hôm nay mình muốn chia sẻ lại với các bạn để giúp các bạn có thể tránh được những lỗi sai không cần thiết và có thể thành công ngay từ lần đầu tiên khi làm việc với giáo viên hướng dẫn của bạn.
Trước hết thì chúng ta phải nói về như thế nào là thành công khi thực tập lâm sàng và vì sao thành công khi thực tập lâm sàng là vô cùng quan trọng đối với sinh viên Y và bác sĩ nội trú.
Mục đích của mỗi sinh viên Y và bác sĩ nội trú khi thực tập lâm sàng đó là củng cố kiến thức Y Khoa lý thuyết, biết cách áp dụng vào tình huống lâm sàng để mang đến kết quả tốt nhất cho bệnh nhân. Đó cũng là cơ hội để thực hành các kỹ năng khai thác bệnh sử, tư vấn cho bệnh nhân và thực hiện các thủ thuật.
Một khoá thực tập lâm sàng thành công là một khoá thực tập mà cảm thấy mình đã gặt hái được nhiều kiến thức bổ ích và nâng cao chuyên môn. Không những thế, bạn còn cần cho bác sĩ hướng dẫn của mình thấy được những tiến bộ và điểm sáng của bạn.
Vì sao vậy?
Thường thì mỗi khoá thực tập lâm sàng ở Mỹ sẽ kéo dài từ 1 đến 2 tháng, và sinh viên hay bs nội trú sẽ được đánh giá khả năng bởi các bs hướng dẫn (attending và preceptor). Ngoài những bài kiểm tra trắc nghiệm chủ quan, thì còn lại đánh giá sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào sự quan sát và nhận xét chủ quan của bs hướng dẫn. Chính vì thế, bạn cần phải “toả sáng” trong mắt của bs hướng dẫn. Không những bạn sẽ được điểm tốt trong kỳ thực tập lâm sàng đó mà bạn còn có thể xây dựng được một mối quan hệ tốt đẹp với bs hướng dẫn, để có được những lá thư giới thiệu cho tương lai. Những lá thư này sẽ giúp bạn đăng ký vào chương trình nội trú hay xin vào những vị trí công việc tốt.
Vậy thì, bạn cần phải làm gì để có thể đạt được tất cả những điều này?
The Widening Chasm between Research and Clinical Practice - Scientific American Blog Network

1. HỌC CHỦ ĐỘNGAdvanced Clinical Practice CPS [Level 7], MSc - University of Gloucestershire

Bí quyết đầu tiên để có thể thành công trong một khóa thực tập lâm sàng đó là chủ động trong việc học. Dù bạn là sinh viên y hay là bác sĩ nội trú thì bạn cũng hãy coi việc mỗi ngày đến trường, đến phòng khám, đến bệnh viện, và được làm việc chung với bác sĩ hướng dẫn là một điều may mắn cho bản thân. Đó là một cơ hội để mình học hỏi và tiến bộ nhiều hơn. Hãy có tư duy học cho tương lai chứ không phải là để học vì điểm số hay học cho thầy cô. Nguyên nhân là bác sĩ hướng dẫn họ đã thành công rồi, nên bạn học tốt thì tốt cho bạn, học dở thì thiệt hại cho bạn
Khi bạn có tư duy suy nghĩ chủ động này thì bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều. Bạn sẽ cảm thấy là mình đang xây dựng cho tương lai của bạn, và bạn không còn cảm thấy là người khác đang hại mình, hoặc là người khác đang cố gắng làm cho cuộc sống của mình khó khăn hơn.
Chẳng hạn, bạn đang trực ở trong bệnh viện và có một ca bệnh khó vào thay vì bạn cảm thấy là “Ôi! ca này nó khó quá và tại sao thầy cô lại giao cho mình ca này”, thì các bạn hãy nghĩ rằng “Ồ! thầy cô giáo cho mình ca này là một cơ hội tốt để mình có thể học và mình có thể hiểu thêm để sau này khi mình ra làm bác sĩ tự lập thì mình gặp những ca khó như vậy thì mình cũng đã có kinh nghiệm trải qua trước rồi trong thời gian mình đi học.”
Lúc còn đi học, bạn còn ở dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hướng dẫn. Bạn hãy cảm thấy đó là một sự may mắn. Vì khi bạn đã bắt đầu làm bác sĩ tự lập rồi thì bạn sẽ phải chịu hoàn toàn 100% trách nhiệm về tất cả những bệnh nhân mà bạn chăm sóc. Lúc đó nếu bạn có một thắc mắc hay câu hỏi gì, thì bạn sẽ không có người có thể giúp bạn trả lời những câu hỏi của bạn một cách dễ dàng như bạn còn là sinh viên.
Nếu như bạn còn là bác sĩ nội trú thì dù bạn có cơ hội để thực hành, có cơ hội để tìm hiểu và thử đưa ra các chẩn đoán, cũng như điều trị cho bệnh nhân một cách khá tự lập, nhưng trách nhiệm cuối cùng vẫn là trách nhiệm của bác sĩ điều trị, chính là bác sĩ hiện hướng dẫn của bạn. Do đó, đây cũng là một điều mà các bạn nên cảm thấy là may mắn trong thời điểm hiện tại.
Vậy thì chúng ta phải làm như thế nào để có thể chủ động trong việc học của mình?
Một điều mà mình cảm thấy rất hữu ích cho các bạn sinh viên và các bác sĩ nội trú khi đi vào một chuyên khoa lạ lẫm đối với mình là hãy đọc về ít nhất là 5 đến 10 ca bệnh thường hay gặp trong chuyên khóa đó.
Ví dụ, bạn trong chuyên khoa sản thì bạn nên biết chăm sóc sản phụ trong suốt thời kỳ mang thai thì đòi hỏi những gì, có những xét nghiệm nào, chẩn đoán nào, siêu âm như thế nào, và những ca quan trọng trong chuyên khoa đó.
Ví dụ như tiền sản giật, những trường hợp sinh khó, những trường hợp cần đòi hỏi sinh mổ. Đây là những điều căn bản bạn nên biết, và bạn nên đặt ra một thời khóa biểu tự học cho mình.
Bạn cũng cần tìm hiểu đòi hỏi của mỗi chuyên khoa để có thể chia thời gian học làm sao cho hiệu quả nhất. Vì nếu không có một thời khóa biểu rõ ràng, thì bạn sẽ rất dễ bị tụt lại phía sau. Sau một ngày thực tập lâm sàng ở bệnh viện, ở phòng khám mệt mỏi về nhà thì sẽ rất dễ dàng để bạn vứt cặp xuống, xem tivi, lướt web thay vì ngồi xuống học bài tiếp.
Chính vì vậy, các bạn cần đặt ra cho bản thân mình một mục tiêu rõ ràng – ví dụ học đọc tầm nửa tiếng hoặc một tiếng, và làm kiên trì liên tục mỗi ngày như vậy thì các bạn sẽ thành công hơn rất nhiều.

2. TÌM HIỂU CHI TIẾT VỀ KHOÁ LÂM SÀNG

Sách tiếng anh Y Khoa 100 cases: Bộ 16 quyển gồm 1600 cases
Điều thứ hai mà mình cảm thấy vô cùng hữu ích khi mình đi thực tập lâm sàng đó là các bạn phải tìm hiểu thật kỹ về khóa thực tập lâm sàng đó trước khi bắt đầu.
Mỗi chuyên khoa thực tập lâm sàng là một môi trường khác nhau và họ có những đòi hỏi khác nhau.
Ví dụ, lịch trực, lịch làm việc mỗi ngày, đòi hỏi đánh giá cuối khóa – có kèm kiểm tra hay chỉ phụ thuộc vào đánh giá của bs hướng dẫn thôi. Bạn biết nhiều chừng nào thì bạn sẽ có được sự chuẩn bị tốt chừng đó. Ngay cả đến những việc như bạn sẽ ăn ở đâu, ngủ ở đâu, phải mặc đồng phục như thế nào cho chuyên khoa đó. Chẳng hạn, chuyên khoa làm phòng khám thì sẽ mặc theo phong cách “Business Casual” kèm áo blouse, còn làm bệnh viện thì sẽ mặc scrub kèm áo blu.
Để tìm hiểu thêm về khóa thực tập lâm sàng mà mình sắp đi, các bạn có thể:
1. Email liên lạc với người coordinator của khóa thực tập lâm sàng và xin những thông tin liên quan chi tiết nhất có thể.
2. Trao đổi với các bạn đã từng đi qua, đã từng làm khóa thực tập lâm sàng đó và hỏi các bạn xem mỗi ngày thì công việc của các bạn gồm có những gì và thời khóa biểu như thế nào, có những điều gì mình nên lưu ý, nên làm những điều gì để được lòng bác sĩ hướng dẫn lâm sàng ở đó, và nên tránh những điều gì, nên làm những điều gì.
Chính vì vậy, nếu như các bạn tìm hiểu rõ, có nhiều sự chuẩn bị trước thì sẽ có lợi cho các bạn. Ngày đầu tiên các bạn sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ và có thể bắt nhịp với mọi người ở trong chuyên khoa đó một cách dễ dàng hơn và có một khởi đầu tốt đẹp hơn.

3. SUY NGHĨ CHO BÁC SĨ HƯỚNG DẪN

Tổng hợp kinh nghiệm học lâm sàng dành cho sinh viên Y3
Bí quyết thứ ba và cũng là một bí quyết rất quan trọng mà mình muốn chia sẻ với các bạn. Đó là các bạn hãy suy nghĩ theo góc nhìn, theo quan điểm của người cấp trên của các bạn.
Nếu bạn là sinh viên Y thì cấp trên của bạn có thể là bác sĩ nội trú và bác sĩ hướng dẫn. Nếu bạn là bác sĩ nội trú thì cấp trên của bạn chính là bác sĩ hướng dẫn. Nếu như bạn có thể hiểu được họ muốn gì, họ cần gì, và họ lo sợ về điều gì thì bạn sẽ có thể thành công hơn rất nhiều trong khóa thực tập lâm sàng của bạn.
Bây giờ chúng ta hãy đưa ra một ví dụ đơn giản. Điều mà khiến bác sĩ lâm sàng của bạn và lo lắng nhất và sợ nhất đó là điều gì. Đó là kết quả xấu cho bệnh nhân, chẩn đoán sai, đưa ra điều trị sai dẫn đến kết quả không tốt. Điều này sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của họ, uy tín của họ cũng như là những ảnh hưởng về sau, cũng như khả năng họ có thể bị kiện trong tương lai.
Chính vì vậy trách nhiệm của bạn là một sinh viên, là một bác sĩ nội trú thì bạn phải giúp bác sĩ hướng dẫn lâm sàng của mình tránh được những rủi ro này. Vì một điều mà bạn cần phải hiểu đó là một khi một bác sĩ hướng dẫn lâm sàng đứng ra hướng dẫn cho bạn thì có nghĩa là họ đang phải chịu trách nhiệm về tất cả những gì mà bạn làm. Họ đang phải có thêm nhiều rủi ro khi chấp nhận cho bạn nói chuyện với bệnh nhân của họ.
Chẳng hạn, việc khai thác bệnh sử một cách chính xác là rất quan trọng. Điều này sẽ hỗ trợ cho việc chẩn đoán chính xác cũng như đưa ra liệu trình điều trị một cách hiệu quả nhất cho bệnh nhân.
Bạn nên hiểu rõ bs hướng dẫn mong đợi điều gì từ vị trí hiện tại của bạn.
Nếu bạn đang là sinh viên Y năm nhất hoặc năm hai ở Mỹ thì mức độ phạm vi trách nhiệm của bạn cần có là phải khai thác bệnh sử một cách chính xác nhất và báo cáo lại cho bác sĩ hướng dẫn.
Nếu như bạn năm ba, năm tư hoặc bạn đã là bác sĩ nội trú thì sự yêu cầu sẽ cao hơn, và bác sĩ hướng dẫn sẽ muốn bạn là ngoài việc khai thác bệnh sử một cách chính xác thì các bạn cần phải đưa ra được chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị cho bệnh nhân một cách hiệu quả và phù hợp.
Khi bạn báo cáo cho bác sĩ hưỡng dẫn lâm sàng của mình thì bạn cũng phải đặt bản thân vào vị trí của bác sĩ hướng dẫn lâm sàng là họ muốn gì, họ muốn nghe gì, họ đang cần gì.
Thường thì bác sĩ hướng dẫn lâm sàng họ rất là bận và họ có rất là nhiều nhiệm vụ và khi họ lắng nghe lời báo cáo của bạn thì họ muốn có lời báo cáo của bạn là phải ngắn gọn, súc tích nhưng rất là đầy đủ và chính xác.
Khi bạn báo cáo một cách lan man và không có trọng điểm thì có thể khiến cho người nghe cảm thấy rất bực và chán, và cảm thấy thiếu kiên nhẫn, và từ đó họ sẽ có đánh giá không hay về mình.
Họ sẽ có suy nghĩ là không biết bạn có thực sự hiểu ca bệnh hay không, có thực sự hiểu bệnh nhân hay không, có thực sự biết kiến thức y khoa hay không. Mặc dù là có thể là bạn biết, nhưng nếu bạn không thể chuyển tải được thông tin đó đến cho người nghe một cách ngắn gọn và súc tích thì người nghe sẽ có một cách nhìn không hay về bạn.
Mình hoàn toàn không muốn là bạn phải gặp vấn đề đó, không muốn vấn đề đáng tiếc đó xảy ra cho bạn.

4. HÃY LÀ MỘT THÀNH VIÊN CÓ ÍCH TRONG ĐỘI NHÓM

Những điều mà sinh viên ngành y cần chuẩn bị trước khi đi lâm sàng
Bí quyết tiếp theo là các bạn hãy làm sao để mình trở nên một thành viên có ích trong đội nhóm của các bạn. Điều này rất quan trọng cho dù bạn chỉ là một sinh viên Y những năm nhất, năm hai, và sẽ lại càng quan trọng hơn nữa sau khi lên năm ba, năm tư.
Vậy thì làm sao chúng ta có thể trở thành một phần hữu ích của đội của mình?
Trước tiên bạn cần hiểu rõ mục đích mỗi đội nhóm trong môi trường y tế chính là chăm sóc cho bệnh nhân thật tốt.
Đây là mục tiêu của bác sĩ hướng dẫn chính. Đây là mục tiêu của bác sĩ nội trú, và đây là mục tiêu của điều dưỡng cũng như là tất cả những thành viên khác trong đội chăm sóc. Và bạn phải khắc cốt ghi tâm mục tiêu này và làm mọi điều có thể giúp cho đội của mình đạt được mục tiêu này.
Vậy thì làm sao chúng ta có thể chăm sóc bệnh nhân một cách tốt nhất?
Để chăm sóc bệnh nhân một cách tốt nhất thì bạn hãy suy nghĩ từ góc nhìn của bệnh nhân. Bạn hãy nghĩ rằng nếu bạn là một người đi khám bệnh, bạn là một người phải vào nằm viện thì bạn muốn gì, bạn cần gì, bạn mong đợi điều gì. Nếu như điều gì bạn có thể làm được trong phạm vi khả năng của bạn là sinh viên hoặc là bác sĩ nội trú thì bạn hãy cố gắng làm hết sức có thể.
Vì khi bạn cố gắng như vậy thì công sức và thời gian bạn bỏ ra và những thành quả bạn đạt được thì chắc chắn rằng bác sĩ hướng dẫn chính của bạn sẽ thấy được và sẽ hiểu được sự cố gắng của bạn.
Ví dụ, một điều mà các bạn sinh viên đến làm ở phòng khám của mình làm mà mình rất là thích và có ấn tượng tốt đó là các bạn ấy phụ giúp điều dưỡng in thông tin hướng dẫn và tóm tắt cuộc hẹn (After Visit Summary) và đưa cho bệnh nhân, cũng như phụ với điều dưỡng các công việc đó trong phạm vi các bạn có thể làm được.
Công việc của điều dưỡng rất là nhiều cho nên là các bạn sinh viên đó làm như vậy thì mình rất là vui, và điều dưỡng của mình cũng rất là vui, và cũng rất thích các bạn sinh viên đó.
Những điều rất là đơn giản như vậy thôi nhưng mà nó tạo nên một sự khác biệt giữa một bạn sinh viên tạo được ấn tượng tốt và một bạn sinh viên khác chỉ đến và đi hết một ngày, xong rồi đi về, không có một sự quan tâm.
Khi bạn làm việc không có tâm thì những người hướng dẫn của bạn họ cũng sẽ thấy được. Những người tốt bụng thì họ còn nói, họ còn chia sẻ với là “Ồ! Em nên làm như vậy thì sẽ giúp ích cho mọi người, hoặc là em hãy cố gắng làm việc này việc kia”.
Nhưng mà những người họ không thích bạn thì có thể họ chỉ im lặng không nói ra nhưng mà họ lại cho bạn những đánh giá không hay, hoặc là họ sẽ khắt khe hơn với bạn trong sự đánh giá của họ.

5. CHỦ ĐỘNG XIN ĐÁNH GIÁ

Advanced clinical practice courses | Health Sciences | University of Southampton
Bí quyết số năm cũng là một bí quyết rất quan trọng. Đó là các bạn hãy chủ động hỏi bác sĩ hướng dẫn của mình những lời nhận xét đánh giá ngay từ những ngày đầu tiên bạn làm trong khóa thực tập đó. Mình có một bạn sinh viên và bạn này làm một điều mà mình rất thích. Đó là ngày đầu tiên bạn đó đến làm việc với mình ở trong phòng khám của mình thì bạn nó đã chủ động hỏi mình là:
– Cô ơi em muốn làm tốt trong các khóa thực tập này. Và em muốn biết được là cô mong muốn điều gì ở em, cô muốn em cần phải làm những điều gì và có những tiêu chuẩn nào trong sự nhận xét đánh giá của cô cho em thì cô có thể cho em biết, thì em sẽ cố gắng để còn hoàn tất tốt những công việc đó.
Một tuần sau đó khi bạn ấy đã làm việc với mình được một tuần thì bạn ấy tiếp tục hỏi mình. Bạn ấy nói là :
– Cô ơi! trong tuần qua em đã làm việc như vậy thì cô có nhận xét đánh giá gì không? Cô có điều gì cô muốn hướng dẫn cho em hay không? Cô thấy em làm điều nào tốt và điều nào chưa tốt? Và em có thể làm tốt hơn ở đâu thì cô hãy chia sẻ cho em.
Bạn ấy cho mình thấy sự chủ động trong việc học của bạn và bạn có ý chí cầu tiến.
Bạn muốn cố gắng để làm tốt hơn công việc của bạn.
Có lẽ là bạn cũng có ý chí cầu tiến, có lẽ bạn cũng là một người rất là cố gắng và muốn đạt thành công trong khóa thực tập lâm sàng của bạn. Nhưng có thể bạn còn cảm thấy hơi ngại, hơi e dè, hay sợ sệt, và bạn không dám mở lời hay đặt câu hỏi cho bác sĩ hướng dẫn lâm sàng của mình, thì vô tình bạn khiến cho người đối diện họ cảm thấy là “Ồ! không biết em sinh viên này có thực sự quan tâm đến việc học của em hay không, mà không thấy hỏi han gì hết, không thấy chủ động, không thấy có một động thái gì để xin lời nhận xét từ giáo viên cả.”
Điều này mình chia sẻ ra cho các bạn để giúp các bạn có thể tránh được lỗi sai không cần thiết này.
Vì mình tin chắc rằng, mỗi chúng ta khi đi học thì và bất cứ ai cũng đều muốn làm tốt hơn. Nhưng quan trọng ở đây là chúng ta có truyền tải các thông điệp đó một cách hiệu quả để người đối diện hiểu chúng ta hay không?
Do đó, các bạn hãy chủ động, hãy đừng ngần ngại, hãy hỏi, và hãy chia sẻ những điều này với giáo viên hướng dẫn lâm sàng của mình. Mình tin chắc rằng giáo viên hướng dẫn lâm sàng của bạn sẽ cho bạn một điểm cộng vì việc đó.

6. LƯU Ý VÀ THAY ĐỔI THEO THỜI KHUYÊN CỦA BÁC SĨ HƯỚNG DẪN

R56 | BA (Hons) Law and French | Open University

Bí quyết thứ sáu cũng có mối quan hệ với bí quyết thứ năm. Đó là sau khi bạn nhận được lời nhận xét đánh giá của giáo viên hướng dẫn của mình thì các bạn phải làm gì. Khi các bạn nhận được những lời nhận xét đánh giá này thì bạn hãy cố gắng ghi chép lại và lưu ý kỹ những điều này và hãy cố gắng để thay đổi càng nhanh càng tốt.
Một khi mà người giáo viên họ đã đưa ra cho bạn những lời nhận xét, những lời đánh giá chân thành thì có nghĩa là họ đang quan tâm tới bạn, và họ đang suy nghĩ cho tương lai của bạn.
Sẽ có lúc những lời nhận xét những lời chia sẻ của bác sĩ hướng dẫn lâm sàng khiến bạn không hài lòng hoặc cảm thấy không đồng ý thì bạn hay hỏi họ là họ cảm thấy chỗ đó nó sai là vì sao mà sai, và sai như thế nào hoặc là mình sẽ phải làm như thế nào để tiến bộ hơn.
Và khi giáo viên họ chia sẻ với mình mà họ tận tình và họ chia sẻ kỹ thì các bạn hãy lưu ý vì các bạn hãy biết rằng đây là những giáo viên và tận tâm, tận tình cho các bạn. Vì thực ra ngồi xuống và nói chuyện và chia sẻ cho các bạn những điều cụ thể đó nó cũng tốn rất là nhiều thời gian từ phía của thầy cô và khi thầy cô chia sẻ những điều đó thì họ chỉ muốn tốt cho bạn mà thôi.
Thực ra mà nói thì bạn có giỏi hay bạn có dở cũng không có nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của họ hoặc là sự nghiệp tương lai của họ. Và nếu như bạn tiếp thu, và bạn phát triển, và ngày một cố gắng tốt hơn thì điều đó sẽ lợi cho bạn.
Chình vì vậy, bạn hãy tiếp thu những lời nhận xét đánh giá đó với một tư duy mở. Bạn hãy tự đặt ra cho mình một câu hỏi trong đầu của các bạn là với những thông tin này, với những lời nhận xét đánh giá này thì mình nên làm như thế nào để có thể tốt hơn? Nên làm như thế nào để có thể đạt được các mục tiêu trở thành một bể bác sĩ tự lập?

7. LÀM QUEN VỚI HỆ THỐNG HỒ SƠ BỆNH ÁN

Hồ sơ bệnh án là gì? Khi nào được cung cấp hồ sơ bệnh án?

Bí quyết số bảy cũng là một bí quyết rất là quan trọng. Đó là khi các bạn đến thực tập ở một chuyên khoa nào đó thì các bạn cũng hãy cố gắng làm sao để có thể làm quen với hệ thống hồ sơ bệnh án điện tử ở chỗ đó. Ở Mỹ, hầu hết tất cả các phòng khám, và bệnh viện, và trung tâm y tế đều đã sử dụng hệ thống bệnh án điện tử. Thường những hệ thống hồ sơ bệnh án điện tử này thì rất lớn mạnh và có nhiều chức năng đặc biệt.
Nếu bạn biết cách sử dụng chúng một cách hiệu quả thì bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Ngược lại, nếu bạn không biết cách sử dụng thì có thể bạn sẽ làm xong việc kịp và phải ở lại sau ca trực để làm tiếp.
Mình còn nhớ ngày đầu tiên mình vào làm bác sĩ nội trú trong bệnh viện. Nhiệm vụ của mình là mỗi buổi sáng phải vào nhận bệnh nhân từ các bác sĩ trực đêm tối qua, đi buồng, hoàn tất hồ sơ bệnh án cho bệnh án và tới đúng 8h sáng thì phải báo cáo cho bs hướng dẫn.
Mọi thứ cần phải hoàn tất và chỉnh chu trước khi bác sĩ hướng dẫn đến để bác chỉ cần xem qua hồ sơ bệnh án của mình và ký bệnh án đó. Tất cả phải xong trong tầm hai tiếng đồng hồ.
Mình phải xem hồ sơ bệnh án cho từ 5 đến 6 bệnh nhân, trừ một vài bệnh nhân cũ còn lại hầu hết là những bệnh nhân mới nhập viện từ ca đêm.
Mình phải đọc hồ sơ bệnh án của họ, đi buồng hỏi chuyện và khám cho họ, xem xét đánh giá ca bệnh và đưa ra kế hoạch cho ngày hôm nay cần phải làm gì – bệnh nhân nào có thể được đi về, bệnh nhân nào phải ở lại tiếp tục điều trị, bệnh nhân nào cần phải gọi hội chẩn, rồi nhiều vấn đề khác nữa.
Bệnh viện của mình thì rất lớn và bệnh nhân thì nằm rải rác ở tất cả nhiều tầng lầu, nhiều khu khác nhau và mình phải di chuyển rất là nhanh từ phòng này sang phòng khác rất nhanh.
Ngoài ra, có một số bệnh nhân họ đến với bệnh viện này hồ sơ của họ được chuyển tới từ những bệnh viện khác và mình phải tìm những hồ sơ đó và phải coi những hồ sơ đó để đưa ra kết quả chẩn đoán và điều trị một cách chính xác nhất. Xem bệnh nhân đó đã thử các liệu pháp điều trị nào rồi, và có điều gì ảnh hưởng đến biện pháp điều trị trong tương lai hay không. Và những việc nhỏ đó, những việc không tên đó, tốn rất là nhiều thời gian, và như mình nói đó cứ đúng giờ là bác sĩ hướng dẫn sẽ tới, và trách nhiệm của bác sĩ nội trú là phải là mọi thứ chỉnh chu, đầy đủ, xong xuôi và để có thể trình bày và báo cáo cho bác sĩ hướng dẫn.
Vì thế mình phải “rành” hộ sơ bệnh án điện tử như lòng bàn tay, vì chẳng thể nào ngồi mò mẫm xem Xray ở đâu, xem danh sách thuốc, hay lời khuyên từ bs hội chẩn nằm ở đâu được.
Không chỉ là bác sĩ nội trú phải làm những điều này, mà ngay cả sinh viên Y lúc các bạn đi thực tập thì có bạn cũng phải làm quen với những điều này.
Ví dụ như sinh viên Y năm ba, năm bốn ở Mỹ cũng sẽ đi làm những khóa thực tập lâm sàng trong bệnh viện như vậy.
Nếu mỗi bác sĩ nội trú chịu trách nhiệm năm, sáu bệnh nhân một ngày, thì sinh viên Y được khuyến khích nên bắt đầu làm quen và bắt đầu nhận một đến hai bệnh nhân mỗi ngày, và chịu trách nhiệm cho những bệnh nhân đó. Tuy nhiên nếu như bạn có thể bắt đầu làm quen với công việc và bạn có thể làm được việc thì bạn sẽ tốt hơn và bạn sẽ được đánh giá tốt hơn từ bác sĩ nội trú và bác sĩ hướng dẫn lâm sàng chính.
Tóm lại – để thành công trong kỳ thực tập lâm sàng thì bạn hãy cố gắng mỗi ngày để làm việc như một bác sĩ thực thụ – càng tự lập, chủ động, năng nổ càng nhiều càng tốt.
Hãy đặt câu hỏi “Nếu mình là bác sĩ chính thì mình sẽ làm gì trong trường hợp này?”
Hi vọng những chia sẻ của mình sẽ giúp ích cho bạn.
Hãy commen “yes” nếu bạn thích những chia sẻ này.

Cảm ơn tác giả Dr. Christina Nguyễn đã chia sẻ nội dung này trên Diễn đàn Y Khoa!
Nguồn: Dr. Christina Nguyễn

Advertisement

Giới thiệu TrangSky

Check Also

𝚃Ó𝙼 𝚃Ắ𝚃 𝙿𝙷Â𝙽 𝙱𝙸Ệ𝚃 𝙴𝙲𝙶 𝚁𝚄𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ 𝚅À 𝙲𝚄Ồ𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ, 𝙷ƯỚ𝙽𝙶 Đ𝙸Ề𝚄 𝚃𝚁Ị 𝙲Ả 𝟸 𝚃𝙷𝙴𝙾 𝟻 𝙲𝙷Ữ 𝙲Á𝙸

𝚃Ó𝙼 𝚃Ắ𝚃 𝙿𝙷Â𝙽 𝙱𝙸Ệ𝚃 𝙴𝙲𝙶 𝚁𝚄𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ 𝚅À 𝙲𝚄Ồ𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ, 𝙷ƯỚ𝙽𝙶 Đ𝙸Ề𝚄 𝚃𝚁Ị 𝙲Ả 𝟸 …