[Uptodate] Mối liên quan giữa thuốc hạ huyết áp và lipid máu

Rate this post

Tác giả: Michael J Bloch, MD, FACP, FASH, FSVM, FNLAJan Basile, MDSection

Tổng biên tập: George L Bakris, MDDeputy

Phó tổng biên tập: Lisa Kunins, MDJohn P Forman, MD, MSc

GIỚI THIỆU

Sự thay đổi nồng độ lipid do thuốc thường đặc biệt cần lưu ý với bệnh nhân tăng huyết áp khi mà có tới 45% số bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát không được điều trị (trước đây gọi là tăng huyết áp “vô căn”- “essential hypertension”) có nồng độ lipid máu bất thường như  tăng Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL- low-density lipoprotein),  cholesterol [1].

Thêm vào đó, các nghiên cứu di truyền ở người đã cho thấy rằng khuynh hướng phát triển của cả bệnh tăng huyết áp cũng như bệnh rối loạn lipid máu có thể là do các yếu tố nguy cơ  di truyền [2]. Nhìn chung, sự tác động của các loại thuốc hạ huyết áp tới nồng độ lipid cũng như sự tác động của nhóm thuốc Statin (nhóm thuốc hạ cholesterol máu) tới huyết áp cũng không lớn. Hơn thế, việc hạ huyết áp và hạ lipid máu vừa có tác dụng động lập hoặc phối hợp để giúp làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch [3, 4].

Bài nghiên cứu này sẽ đề cập tới ảnh hưởng của thuốc hạ huyết áp đối với lipid máu và ảnh hưởng của nhóm thuốc hạ cholesterol lên huyết áp.Mặt khác, kiểm soát sự tăng huyết áp ở người trưởng thành, xem xét các yếu tố nguy cơ đã được thực hiện cho những bệnh lý tim mạch và đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch sẽ được bàn luận tại những bài nghiên cứu khác (tham khảo “Goal blood pressure in adults with hypertension” –“Chỉ số huyết áp mục tiêu ở người trưởng thành với bệnh tăng huyết áp” và “Overview of established risk factors for cardiovascular disease” – “Tổng quan về các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch” và “Cardiovascular disease risk assessment for primary prevention in adults:  Our approach” – “Đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch với biện pháp phòng ngừa cấp I ở người trưởng thành: Cách tiếp cận của chúng ta” và  “Cardiovascular disease risk assessment for primary prevention: Risk calculators” – “Đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch với biện pháp phòng ngừa cấp I: Tính toán rủi ro”)

 

TÁC DỤNG CỦA CÁC NHÓM THUỐC HẠ HUYẾT ÁP KHÁC NHAU

Việc điều trị tăng huyết áp có thể ảnh hưởng đến nồng độ lipid máu. Ví dụ như một vài thuốc hạ huyết áp có tác dụng ổn định hoặc rất tốt lên tình trạng lipid, trong khi đó một số thuốc khác lại gây tác dụng phụ; những tác dụng phụ đó lớn hơn tác dụng có lợi của việc hạ huyết áp đối với nguy cơ tim mạch.

Thuốc hạ huyết áp và tác dụng phụ lên nồng độ lipid máu – thuốc lợi tiểu thiazide và thuốc chẹn beta có thể ảnh hưởng xấu lên nồng độ lipid. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không phải loại bỏ hẳn các thuốc này (nếu có chỉ định khác chúng ta vẫn dùng được) ở bệnh nhân rối loạn lipid máu, và tương tự, chúng ta sẽ không nhất thiết phải ngưng sử dụng các thuốc này ở bệnh nhân  điều trị chỉ với mục đích là cải thiện lipid máu.[5]

Thuốc lợi tiểu thiazide – liều rất cao của thuốc lợi tiểu thiazide  (50-100 mg hydrochlorothiazide hoặc chlorothalidone trong 1 nghiên cứu) sẽ làm tăng  từ 5 đến 10 phần trăm tổng lipid toàn phần và LDL cholesterol, tăng nhẹ triglyceride. [6] Tác dụng tăng lipid của lợi tiểu thiazaide phụ thuộc liều lượng của  thuốc lợi tiểu thiazide[6,7]. Liều tương đương thì hiệu quả kém hơn. Ví dụ, với liều hằng ngày 12.5mg hydroclorothiazaide hoặc liều tương đương của nó thì sẽ có rất ít hoặc không có tác dụng lên chuyển hóa lipid[8] đây là liều mà tác dụng hạ huyết áp gần như bằng với liều cao hơn nó. Ngoài ra, 25mg chlorthalidone dùng để hạ lipid và hạ huyết áp để phòng ngừa nhồi máu cơ tim (Antihypertensive and Lipid Lowering Treatment to Prevent Heart Attack Trial (ALLHAT)) gây ra cholesterol toàn phần trung bình cao hơn một chút so với lisinopril và amlodipine trong 4 năm, nhưng khác biệt trung bình là  <2.5mg/dL.[9]

Thuốc chẹn beta – Thuốc chẹn beta là một nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp không đồng nhất. Tác dụng của thuốc chẹn beta trên lipid huyết thanh thay đổi tùy theo đặc điểm dược lý riêng của chúng và có thể đáng chú ý hơn ở những người hút thuốc[7,10]. Nhiều thuốc chẹn beta truyền thống, gồm cả tác dụng chọn lọc lên tim và không chọn lọc lên tim (chẳng hạn như atenolol, metoprolol và propranolol), dẫn đến sự tăng nhẹ triglyceride (20 đến 40%), giảm cholesterol HDL (khoảng 10%), và ít ảnh hưởng đến cholesterol toàn phần hoặc cholesterol LDL[7,11]. Ngược lại, mức độ lipid tương đối không bị ảnh hưởng bởi labetalol (một thuốc chẹn alpha và beta kết hợp) và thuốc chẹn beta có hoạt tính giao cảm nội tại (ví dụ, acebutolol và pindolol)[7]

Thuốc chẹn beta giãn mạch loại mới hơn có những đặc điểm chuyển hóa tốt hơn. Carvedilol, một loại thuốc chẹn beta và alpha-1 kết hợp không chọn lọc, ít ảnh hưởng xấu đến mức triglyceride hơn metoprolol hoặc atenolol, và nebivolol dường như có tác dụng trung tính.[14]

Thuốc hạ huyết áp có tác dụng ổn định hoặc có lợi đối với mức lipid huyết tương – Khác với thuốc lợi tiểu thiazide và thuốc chẹn beta, thuốc hạ huyết áp nói chung có tác dụng ổn định hoặc có lợi trên tình trạng lipid. Tuy nhiên, chúng ta không xem xét những tác dụng này khi lựa chọn liệu pháp hạ huyết áp.

Thuốc ức chế angiotensin-converting enzyme (ACE) – thuốc ức chế ACE không có tác dụng đáng kể lên lipid huyết tương và và có thể giảm thiểu hoặc ngăn chặn sự gia tăng lipid do liệu pháp lợi tiểu (thông qua một cơ chế chưa rõ)

Thuốc chẹn thụ thể angiotensin – Trong hầu hết các nghiên cứu lâm sàng, thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB) có tác dụng ổn định hoặc có lợi ở mức độ vừa phải đối với nồng độ lipid.

Thuốc chẹn kênh canxi – Thuốc có tác dụng trung tính hoặc tác dụng có lợi nhẹ lên tình trạng lipid.

Thuốc chẹn alpha  thuốc chẹn chọn lọc alpha-1 (đặc biệt là prazoxin, doxazoxin, terazoxin) làm tăng hoạt tính lipiprotein lipase và liên tục chứng minh các tác dụng có lợi trên lipid huyết tương. Những thuốc này làm giảm choleaterol toàn phần khoảng 3-5%, giảm nồng độ triglyceride 3-4%, làm tăng nhẹ HDL cholesterol.

Thuốc ức chế giao cảm – Ảnh hưởng của các chất ức chế giao cảm tác dụng trung ương, methyldopa, clonidine và guanabenz, lên thành phần lipid chưa được nghiên cứu rõ ràng. Các thay đổi có lợi và bất lợi đều được báo cáo. Trung bình thì nếu có thay đổi nồng đô lipid thì thay đổi rất ít.

Tác dụng của liệu pháp phối hợp Tác dụng của liệu pháp phối hợp trong hầu hết các trường hợp  dường như phản ánh tổng tác dụng của các loại thuốc đơn lẻ.[7].

TÁC DỤNG CỦA STATIN LÊN HUYẾT ÁP

Điều trị rối loạn lipid máu bằng Statin có thể làm giảm huyết áp một cách độc lập, mặc dù hiệu quả còn chưa cao[20,21]. Điều này đã được chứng minh trong Nghiên cứu tác dụng  Statin của Đại học California San Diego (UCSD), trong đó chỉ định ngẫu nhiên 973 người dùng 20 mg simvastatin, 40 mg pravastatin hoặc giả dược [22]. Khi được sáu tháng, cả hai statin đều giảm nhẹ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương lần lượt là 2,2 và 2,4 mmHg.

TÓM LƯỢC

  • Điều trị tăng huyết áp có thể ảnh hưởng đến nồng độ lipid, và điều trị rối loạn lipid máu có thể ảnh hưởng đến huyết áp. Nhìn chung, tác dụng của thuốc hạ huyết áp đối với nồng độ lipid và tác dụng của statin đối với huyết áp là rất ít. Giảm huyết áp và hạ lipid máu cũng góp phần giảm nguy cơ tim mạch
  • Thuốc lợi tiểu thiazide (ở liều cao hơn mức thường dùng) và thuốc chẹn beta (đặc biệt là các thuốc thế hệ cũ) có thể có tác dụng xấu đến mức lipid. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không phải loại bỏ hẳn các thuốc này (nếu có chỉ định khác thì chúng ta vẫn dùng) ở bệnh nhân có rối loạn lipid máu, và tương tự, chúng ta sẽ không nhất thiết ngưng sử dụng các thuốc này ở bệnh nhân điều trị chỉ với mục đích là cải thiện lipid máu. (Xem phần ‘Thuốc hạ huyết áp có tác dụng phụ lên mức lipid huyết tương’ ở trên.)
  • Ngoài thuốc lợi tiểu thiazide và thuốc chẹn beta, thuốc điều trị tăng huyết áp thường có tác dụng trung tính hoặc có lợi cho nồng độ lipid máu. Tuy nhiên, chúng ta không xem xét những tác dụng này khi lựa chọn liệu pháp hạ huyết áp. (Xem phần ‘Thuốc hạ huyết áp có tác dụng trung tính hoặc có lợi đối với mức lipid huyết tương’ ở trên.)
  • Advertisement
  • Điều trị rối loạn lipid máu bằng statin có thể làm giảm huyết áp một cách độc lập, mặc dù hiệu quả còn khiêm tốn. (Xem phần ‘Ảnh hưởng của statin đối với huyết áp’ ở trên.)

Tài liệu tham khảo:

Egan BM, Li J, Qanungo S, Wolfman TE. Blood pressure and cholesterol control in hypertensive hypercholesterolemic patients: national health and nutrition examination surveys 1988-2010. Circulation 2013; 128:29.

Williams RR, Hunt SC, Hopkins PN, et al. Familial dyslipidemic hypertension. Evidence from 58 Utah families for a syndrome present in approximately 12% of patients with essential hypertension. JAMA 1988; 259:3579.

Sever P, Dahlöf B, Poulter N, et al. Potential synergy between lipid-lowering and blood-pressure-lowering in the Anglo-Scandinavian Cardiac Outcomes Trial. Eur Heart J 2006; 27:2982.

Yusuf S, Lonn E, Pais P, et al. Blood-Pressure and Cholesterol Lowering in Persons without Cardiovascular Disease. N Engl J Med 2016; 374:2032.

Mänttäri M, Tenkanen L, Manninen V, et al. Antihypertensive therapy in dyslipidemic men. Effects on coronary heart disease incidence and total mortality. Hypertension 1995; 25:47.

Grimm RH Jr, Leon AS, Hunninghake DB, et al. Effects of thiazide diuretics on plasma lipids and lipoproteins in mildly hypertensive patients: a double-blind controlled trial. Ann Intern Med 1981; 94:7.

Kasiske BL, Ma JZ, Kalil RS, Louis TA. Effects of antihypertensive therapy on serum lipids. Ann Intern Med 1995; 122:133.

Reaven GM, Clinkingbeard C, Jeppesen J, et al. Comparison of the hemodynamic and metabolic effects of low-dose hydrochlorothiazide and lisinopril treatment in obese patients with high blood pressure. Am J Hypertens 1995; 8:461.

ALLHAT Officers and Coordinators for the ALLHAT Collaborative Research Group. The Antihypertensive and Lipid-Lowering Treatment to Prevent Heart Attack Trial. Major outcomes in high-risk hypertensive patients randomized to angiotensin-converting enzyme inhibitor or calcium channel blocker vs diuretic: The Antihypertensive and Lipid-Lowering Treatment to Prevent Heart Attack Trial (ALLHAT). JAMA 2002; 288:2981.

Vyssoulis GP, Karpanou EA, Pitsavos CE, et al. Dyslipidemic effects of cigarette smoking on beta-blocker-induced serum lipid changes in systemic hypertension. Am J Cardiol 1991; 67:987.

Wolinsky H. The effects of beta-adrenergic blocking agents on blood lipid levels. Clin Cardiol 1987; 10:561.

Giugliano D, Acampora R, Marfella R, et al. Metabolic and cardiovascular effects of carvedilol and atenolol in non-insulin-dependent diabetes mellitus and hypertension. A randomized, controlled trial. Ann Intern Med 1997; 126:955.

Bakris GL, Fonseca V, Katholi RE, et al. Metabolic effects of carvedilol vs metoprolol in patients with type 2 diabetes mellitus and hypertension: a randomized controlled trial. JAMA 2004; 292:2227.

Rizos E, Bairaktari E, Kostoula A, et al. The combination of nebivolol plus pravastatin is associated with a more beneficial metabolic profile compared to that of atenolol plus pravastatin in hypertensive patients with dyslipidemia: a pilot study. J Cardiovasc Pharmacol Ther 2003; 8:127.

Kannel WB, Carter BL. Initial drug therapy for hypertensive patients with hyperlipidemia. Am Heart J 1989; 118:1012.

Weinberger MH. Influence of an angiotensin converting-enzyme inhibitor on diuretic-induced metabolic effects in hypertension. Hypertension 1983; 5:III132.

Derosa G, Ragonesi PD, Mugellini A, et al. Effects of telmisartan compared with eprosartan on blood pressure control, glucose metabolism and lipid profile in hypertensive, type 2 diabetic patients: a randomized, double-blind, placebo-controlled 12-month study. Hypertens Res 2004; 27:457.

Kirk JK. Angiotensin-II receptor antagonists: their place in therapy. Am Fam Physician 1999; 59:3140.

Levy D, Walmsley P, Levenstein M. Principal results of the Hypertension and Lipid Trial (HALT): a multicenter study of doxazosin in patients with hypertension. Am Heart J 1996; 131:966.

Spósito AC, Mansur AP, Coelho OR, et al. Additional reduction in blood pressure after cholesterol-lowering treatment by statins (lovastatin or pravastatin) in hypercholesterolemic patients using angiotensin-converting enzyme inhibitors (enalapril or lisinopril). Am J Cardiol 1999; 83:1497.

Tonolo G, Melis MG, Formato M, et al. Additive effects of Simvastatin beyond its effects on LDL cholesterol in hypertensive type 2 diabetic patients. Eur J Clin Invest 2000; 30:980.

Golomb BA, Dimsdale JE, White HL, et al. Reduction in blood pressure with statins: results from the UCSD Statin Study, a randomized trial. Arch Intern Med 2008; 168:721.

Topic 3867 Version 18.0

Nguồn: Antihypertensive drugs and lipids

 

Giới thiệu Kimluan

Check Also

[Medscape] Việc hòa ca nhạc đồng quê đã giúp bác sĩ tìm thấy sự cân bằng

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thường được hỏi làm thế nào để cân …