[CHUYỆN NGÀNH Y] Bác sĩ không biên giới

Rate this post

 BÁC SĨ KHÔNG BIÊN GIỚI

Hôm nay đọc bài báo về một ca sởi nặng ở Anh trên một bé gái 11 tháng chưa được chích ngừa sởi, nói chung cũng không có gì đặc biệt trừ một chi tiết là trường hợp này đã được khám nhiều lần nhưng không được chẩn đoán sớm vì bác sĩ điều trị chưa từng gặp sởi và đã không nghĩ tới sởi cho đến khi bệnh rất nặng, chi tiết này khiến tôi nghĩ tới một chuyện khác.

Gần đây khi dịch sởi bùng phát ở Mỹ, có một nỗi sợ mang tên Sởi, nỗi sợ này ám ảnh cả cha mẹ và bác sĩ. Đứa nào nổi ban thì được đưa đi khám gấp vì cha mẹ không biết có phải sởi hay không? Đi khám thì người khám cũng bán tín bán nghi vì chưa gặp bao giờ nên không biết là gì. Tháng rồi tôi bị hai cô y sĩ kéo áo đi khám cũng 4-5 trường hợp như vậy? Tôi khám xong thì bảo không phải là sởi, sẵn dịp ôn lại các triệu chứng sởi với 2 cô này.

Nhưng chuyện muốn kể không phải là sởi mà là chuyện khác, là một câu chuyện buồn đã lâu. Tôi không có khám trực tiếp trường hợp này mà chỉ nghe kể lại.

Bé trai 4 tuổi nhập viện vì sốt sao kéo dài 3 ngày, được làm xét nghiệm bệnh nhiễm trùng và theo dõi tại khoa Nhi. Ngày thứ hai , bệnh nhân vô sốc nặng và được chuyển xuống khoa Săn Sóc Đặc Biệt (PICU) điều trị, mấy ngày sau thì qua đời với chẩn đoán sốc nhiễm trùng. Ca này đã gây rất nhiều tranh cãi trong bệnh viện lúc đó, khoa nhi thì bảo PICU điều trị sai, PICU thì bảo khoa Nhi chuyển xuống trễ quá. Cuộc tranh cãi bùng nổ dữ dội và chỉ chấm dứt sau khi kết quả tử thiết trả về với kết luận nguyên nhân gây sốt cao và sốc là SỐT XUẤT HUYẾT (SXH). Cả hai phe đều sai bét và kết quả là cái chết của bệnh nhân. Bác sĩ học và làm việc bên Mỹ chưa bao giờ được gặp qua SXH, nên trong đầu không có bệnh này, đã chẩn đoán sai và điều trị sai. Đứa bé đó đi du lịch với gia đình ở Châu Á và mới trở về Mỹ 1-2 tuần trước khi phát bệnh.

Bs Singh, chủ nhiệm bộ môn Nhi lúc đó, sau khi kể lại cho tôi nghe thì có kết luận một câu: Nếu đứa nhỏ vẫn còn ở châu Á thì khả năng cao là vẫn còn sống. Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến này.

Dĩ nhiên là bệnh viện đã dàn xếp với người nhà và mọi chuyện kết thúc trong yên lặng, không hề có báo nào giật tít.

Advertisement

Trong thời đại thế giới phẳng, khái niệm khoảng cách địa lý đã bị rút ngắn gần như không còn. Người ta di chuyển nhanh hơn chim, hôm nay ở VN thì ngày mai đã ngồi uống cà phê bên Mỹ. Thành ra bs cũng phải thích ứng và nâng cao cảnh giác, bên Mỹ thì gặp sốt xuất huyết, còn biết đâu ngày nào đó ta sẽ gặp Rocky Mountain Spotted Fever (RMSF) ở Sài Gòn.

Và hơn nữa sẽ phải học lại tất cả các bệnh bạch hầu, sốt bại liệt, sởi, … vì sẽ gặp lại nhau sớm thôi.

 

Nguồn: Facebook Bs Hung Truong

Page xin cảm ơn và xin chia sẻ bài viết rất hay và ý nghĩa của

Bs Hung Truong

 

 

Giới thiệu Lê Minh Thư

Check Also

[Vypo] Từ tiếng anh chuyên ngành quay lại cơ bản

Tiếng Anh: từ chuyên ngành quay lại … cơ bản TS. Phạm Đức Hùng Nhiều …