COVID 19 VÀ KHÁNG ĐÔNG
Mình sẽ bắt đầu dịch những vấn đề trong điều trị Covid và đưa ra 1 số thảo luận cũng như áp dụng các cập nhật mới nhất trên thế giới cho đến hiện tại.
Đây là 1 bài kháng đông cập nhật mới nhất cho đến 21/8/2021.
Áp dụng thực hành lâm sàng ở bệnh nhân Covid của bản thân (16/8/2021):
Với những bệnh nhân SpO2 > 93%: dùng LIỀU DỰ PHÒNG hoặc LIỀU TRUNG GIAN.
Dùng liều trung gian khi: BN < 60 tuổi, không có/có nguy cơ chảy máu thấp, không bệnh nền.
Với những BN SpO2 < 93% và KHÔNG NGUY KỊCH (không thở máy xâm lấn/dùng vận mạch): dùng LIỀU ĐIỀU TRỊ.
(* Nếu BN > 75 tuổi: 0,75 mg/kg mỗi 12 giờ)
Với những BN nguy kịch (đã thở máy xâm lấn/dùng vận mạch): tùy từng trường hợp cụ thể và tùy đánh giá của bác sĩ hồi sức/tim mạch.
Bài viết còn một số vấn đề mình không thảo luận: ví dụ mức lọc cầu thận dưới 30ml/phút, BN mắc nhiều bệnh nền (nhất là tim mạch như mạch vành, rung nhĩ… hay đái tháo đường, COPD), BN đang dùng kháng đông/kháng kết tập tiểu cầu/NOACs trước đó thì nên chuyển đổi thuốc hay xử trí như thế nào cho hợp lý?
Mình chọn bài dịch cho các bác sĩ không chuyên hồi sức/tim mạch đang tham gia điều trị Covid, phần lớn các BN Covid mà các bạn điều trị sẽ đơn giản, dễ áp dụng những điều trên, còn khi bắt buộc phải đối diện với những BN phức tạp, bạn nên hội chẩn với chuyên khoa tim mạch/hồi sức (Các nghiên cứu, khuyến cáo cũng đã trả lời kha khá những vấn đề này, kể cả vấn đề dùng thuốc kháng đông, NOACs cho bệnh nhân không nhập viện cụ thể như thế nào là tốt nhất. NHƯNG mình nghĩ hãy để việc đó cho chuyên gia thì hơn, vì cụ thể hóa từng trường hợp phức tạp sẽ rất dài, sẽ dễ sai sót)
Chân thành cảm ơn chia sẻ của Ths.BS Phạm Hoàng Thiên trên Diễn đàn Y khoa!
[ https://www.facebook.com/groups/ylamsang/posts/1226417214470901/]
Nguồn bài viết: Ths.BS Phạm Hoàng Thiên.
[ https://www.facebook.com/groups/ylamsang/posts/1226417214470901/]
Nguồn bài viết: Ths.BS Phạm Hoàng Thiên.