Người bệnh tuyến giáp có thể ăn rau cải không ?
Ngày nào ngồi phòng khám cũng có bệnh nhân (BN) tuyến giáp hỏi hoặc gọi điện hỏi họ có nên/phải tránh ăn rau cải không ?
> Khi mình hỏi tại sao thì họ bảo là nghe đồn vậy, thậm chí có người bị dọa là nếu ăn rau cải thì bệnh tuyến giáp sẽ bị nặng lên nhiều
> Quan niệm này sai gần như hoàn toàn.
Trong tự nhiên có khá nhiều chất được cho là có thể gây bệnh bướu cổ (goitrogen), do làm giảm khả năng tổng hợp hormon của tuyến giáp, chủ yếu là ngăn cản hoạt động của enzyme TPO (Thyroid Peroxidase) là chất tuyến giáp cần để sử dụng i-ốt để tổng hợp hormon giáp. Hậu quả là tuyến giáp phải tăng hoạt động để sản xuất hormon giáp bù trừ, dẫn đến phì đại, tạo thành bướu giáp. Các loại rau cải, khi bị cắt, thái hoặc nhai… sẽ giải phóng một số goitrogen, ví dụ như isothiocynate, goitrin. Vì vậy những người đang có bướu cổ do thiếu i-ốt hoặc bị viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto (có tăng nồng độ kháng thể Anti-TPO), nếu ăn nhiều các loại rau cải như cải bắp, cải ngọt, cải xanh, súp lơ, cải Kale… sẽ có thể bị bướu cổ to hơn hoặc suy giáp. Còn nếu chỉ ăn ít lượng rau cải thì hầu như không sao. Đáng lưu ý, khi bị nấu chín, nhiệt độ cao sẽ phá hủy các chất goitrogen này và chúng sẽ không ảnh hưởng gì đến tuyến giáp.
– Người bệnh cường giáp, Basedow. Nếu họ đang bị cường giáp nặng thì ăn nhiều rau cải lại càng tốt cho bệnh của họ.
– Người bệnh bướu nhân tuyến giáp, nang tuyến giáp nhưng chức năng tuyến giáp bình thường (bình giáp)
– Những người bị suy giáp và đang điều trị bù thuốc hormon tuyến giáp (L-Thyroxin) rồi.
Với sữa đậu nành hay đậu phụ cũng vậy.
Tác giả: BS. Nguyễn Quang Bảy