Cân nặng của con mẹ nên theo dõi hàng tuần, hàng tháng. Có rất nhiều mẹ có con gặp tình trạng chậm tăng cân nhờ bác tư vấn. Các mẹ đọc bài viết dưới đây để có thêm kiến thức nhé. Bài viết hơi dài nhưng là kiến thức bác tổng hợp đủ, các mẹ cố gắng đọc kỹ.
Như thế nào là con chậm tăng cân?
Chậm tăng cân không phải bệnh mà là một biểu hiện. Vấn đề này không phải lúc nào cũng đáng lo ngại. Có những trẻ có cơ thể nhỏ hơn những trẻ khác cùng tuổi, tuy nhiên con vẫn phát triển bình thường về nhận thức và và các cơ quan khác thì các mẹ không phải lo lắng. Các mẹ chỉ phải lo lắng khi con có một số biểu hiện như:
Trẻ sơ sinh không lấy lại cân nặng khi sinh trong vòng 10 đến 14 ngày sau khi sinh
Trẻ dưới 3 tháng tuổi tăng ít hơn 30 gam một ngày
Trẻ từ 3 đến 6 tháng tăng ít hơn 15 gam một ngày
Trẻ ở mọi lứa tuổi đang phát triển ổn định và đột nhiên ngừng phát triển
Nguyên nhân con chậm tăng cân?
Do trẻ sinh non
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tình trạng trẻ sơ sinh chậm lớn. Sinh non khiến các cơ quan trong cơ thể chưa phát triển hoàn toàn, vì thế khả năng hấp thụ dinh dưỡng vào cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng. Điều này ảnh hưởng tới khả năng tăng cân, tăng chiều cao ở trẻ.
Do không được cung cấp đủ dinh dưỡng
Sau khi sinh, nếu mẹ ăn ít, ăn kiêng. Hàm lượng dinh dưỡng trong cơ thể chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Điều này dẫn tới việc bé cũng bé bị thiếu hụt dinh dưỡng, chậm tăng tăng cân, chậm lớn.
Hoặc khi con ăn dặm, mẹ chế biến thực đơn hằng ngày không cân đối các chất dinh dưỡng, thừa hoặc thiếu nhóm chất nào đó, đặc biệt là vitamin và các vi chất quan trọng, làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
Nhu cầu tiêu hao năng lượng của con cao
Một số bé có nhu cầu tiiêu hao năng lượng cho chuyển hóa cơ bản và cho nhu cầu tăng trưởng cao hơn bình thường, nên có thể bé ăn nhiều nhưng năng lượng nạp vào vẫn chưa đủ nên bé chậm lên cân.
Rối loạn chuyển hóa
Đây là bệnh bẩm sinh hiếm gặp, gồm 3 loại chính là ‘rối loạn’ chuyển hóa chất đường, đạm và chất béo. Thức ăn mà trẻ nhận được không được chuyển hóa triiệt để, vậy nên chậm tăng cân là điều dễ hiểu.
Do mẹ pha sữa sai cách
Nhiều mẹ pha sữa không đúng tỉ lệ mà nhà sản xuất đề ra. Việc pha sữa nhiều hơn không có nghĩa là trẻ sẽ nhận được nhiều dinh dưỡng hơn, mà hậu quả lâu dài của nó là rối loạn tiêu hóa, chậm tăng cân.
Do bé bị nhiiễm giun, s.án
Lượng thức ăn vào trong cơ thể bé bị chia bớt cho các loại ký sinh trùng này khiến cơ thể bé không nhận được đủ dinh dưỡng.
Do gen di truyền
Dù đây không phải là nguyên nhân chính nhưng vẫn có ảnh hưởng tới khả năng tăng cân, tăng chiều cao của trẻ. Nếu như trong gia đình, ông bà, bố mẹ có vóc dáng nhỏ bé, nhẹ cân. Có khả năng cao bé cũng sẽ phát triển có phần nhẹ cân, chậm lớn hơn so với những trẻ cùng tháng. Với trường hợp này thì bố mẹ chỉ có cách cải thiện khả năng lớn khỏe của bé bằng cách bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Vì chất dinh dưỡng vẫn quyết định tới 80% khả năng tăng cân, cao lớn ở trẻ.
Thực đơn cho trẻ chậm tăng cân
Chất dinh dưỡng quyết định tới 80% khả năng tăng cân, cao lớn ở trẻ. Vậy nên các mẹ phải hết sức chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho con.
Tăng cường chế độ ăn giàu calo: carbohydrate giàu tinh bột (mì ống, bánh mì, ngũ cốc); ít nhất năm phần trái cây và rau quả hàng ngày; protein (thịt, cá, trứng, đậu); và các sản phẩm từ sữa (sữa, phô mai, sữa chua, v.v.).
Bổ sung chất béo lành mạnh: Các loại chất béo có nguồn gốc thực vật là thành phần lý tưởng trong thực đơn cho bé chậm tăng cân. Ví dụ như: dầu oliu, dầu gấc,… hay các loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt cười,… Quả bơ cũng là một nguồn cung cấp chất béo có lợi.
Lựa chọn đồ ăn nhẹ lành mạnh: Thay vì thực phẩm chứa calo rỗng, các mẹ nên chọn đồ ăn nhẹ có hàm lượng calo cao, dinh dưỡng cao như các loại hạt và trái cây khô, một cốc sữa chua… trước khi cho con ăn các loại bánh ngọt, bánh quy hay kem,…
Chú ý đến lượng nước trẻ uống: Uống đủ nước rất quan trọng đối với trẻ em, nhưng uống quá nhiều có thể làm no và giảm lượng thức ăn mà trẻ ăn vào. Với những trẻ chậm tăng cân tốt nhất nên uống sữa nguyên kem để có thêm calo.
Bổ sung các vi chất: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, vitamin C,… để cải thiện vị giác, ăn ngon, tăng cường đề kháng, cải thiện tiiêu hóa.
Một số loại sữa tăng cân cho con
Sữa Babego: chứa kẽm, selen, lysine, FOS, nhiều loại vitamin và axit amin giúp con ăn ngon, tăng cân không táo
Sữa Similac: nhiều đạm và năng lượng
Sữa Pediasure: là dòng cao năng lượng
Sữa Blackmores: Giàu khoáng chất, Alpha Lactabumin, phù hợp với bé kém hấp thu
Cách cải thiện tình trạng con chậm tăng cân
Chú ý đến môi trường sống và cách ăn uống
Để con tăng cân phát triển tốt, ăn uống đầy đủ là một trong trong những nhân tố quan trọng. Các mẹ cần tập cho con thói quen ăn uống lành mạnh và cũng nên cho con ăn theo cách lành mạnh.
Nên cho trẻ ăn trong môi trường, tư thế thoải mái, vui vẻ, cho phép con tự xúc ăn, tự cầm đồ ăn
Nên giảm thiểu các yếu tố gây xao nhãng trong giờ ăn, chẳng hạn như tivi, điện thoại và âm nhạc.
Cho trẻ ăn vào một giờ nhất định, không nên mỗi ngày cho ăn một giờ
Giờ ăn nên thoải mái, không có sự ép buộc, quát mắng, áp lực lên con
Cho con ăn cùng bữa với gia đình để con học được cách ăn uống đúng
CHÚ Ý: Trong một vài trường hợp đặc biệt, khi áp dụng mọi phương pháp mà tình trạng chậm cân không cải thiện, khi con có bệnh lý tiềm ẩn hạn chế tăng cân, các mẹ nên tham vấn bác sĩ chuyên môn để có hướng xử lý kịp thời.
Trên đây là thực đơn và cách xử lý khi con chậm tăng cân, các mẹ đọc và tham khảo. Có vấn đề gì thắc mắc các mẹ cứ nhắn tin hỏi bác sẽ tư vấn nhé.
Tác giả: Ths.Bs Lê Thị Hải