CẢNH BÁO: NHỮNG BẤT THƯỜNG Ở TRẺ SƠ SINH SAU KHI RỤNG RỐN
Gần đây, bác nhận được câu hỏi của nhiều mẹ quan tâm đến vấn đề rốn của trẻ sơ sinh. Để giải đáp chủ đề này, hôm nay bác sẽ lên bài tổng hợp chi tiết về những dấu hiệu bất thường ở rốn của trẻ để các mẹ tiện theo dõi và chú ý cho con ngay nhé bởi giai đoạn sau khi rụng rốn ở trẻ sơ sinh là giai đoạn rất nhạy cảm.
Những dấu hiệu bất thường ở rốn đều cảnh báo những bệnh lý ng.uy hiểm. Nếu xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra.
Rốn trẻ sơ sinh có mủ: Chân rốn sưng tấy, rốn có mùi hôi, ẩm ướt, chảy mủ.
Trường hợp viêm rốn có mủ nhẹ: Mẹ có thể chăm sóc tại nhà bằng cách nặn hết mủ, dùng oxy già rửa rốn cho bé, lau khô, rắc bột kháng sinh, sau đó băng lại.
Biểu hiện nặng hơn như sốt cao, bỏ bú, mệt mỏi…, nên đưa trẻ đi khám
U hạt rốn: Dù rốn trẻ rụng sớm, bé không sốt, rốn không sưng, đỏ, nhưng nếu vẫn thấy vùng chân rốn có dịch vàng, mẹ nên đặc biệt lưu ý, nếu không có thể dẫn đến nhiễm trùng rốn.
Viêm mạch máu rốn: Bụng phía dưới rốn bị sưng phù, tấy đỏ, vuốt thành bụng theo chiều từ xương mu lên rốn sẽ có mủ chảy ra, bé có ng.uy cơ bị viêm động mạch rốn.
Ngược lại, nếu vuốt từ mỏm ức xuống thấy mủ chảy ra, ng.uy cơ bé bị viêm tĩnh mạch rốn rất cao.
Uốn ván rốn: Trẻ sẽ bị sốt, bỏ bú, sau đó cứng hàm, co cứng toàn thân. Nếu gặp ánh sáng hoặc âm thanh, triệu chứng co giật sẽ thêm nghiêm trọng. Trường hợp nặng dẫn đến khó thở và tử vong.
Quá trình rụng rốn ở trẻ sơ sinh lâu hay chậm còn tùy thuộc vào cơ địa, sức khỏe cũng như việc vệ sinh, chăm sóc cuống rốn. Mẹ không cần quá lo nếu rốn trẻ rụng chậm hơn “lịch trình” chuẩn.
Nhưng bác LƯU Ý, nếu xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào, mẹ nên đưa con đến bệnh viện để kiểm tra ngay, không nên chần chừ các mẹ nhé, sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con.
Ths. Bs Lê Thị Hải