NEW 2022: QUẢN LÝ VIÊM GAN SIÊU VI C (HCV)- Hội gan mật, hội tiêu hoá Australian 2022

Rate this post

NEW 2022: QUẢN LÝ VIÊM GAN SIÊU VI C (HCV)- Hội gan mật, hội tiêu hoá Australian 2022

1. Điều trị HCV ở bệnh nhân không xơ gan hoặc xơ gan còn bù: (table 2 đính kèm)
· Không xơ gan: sofosbuvir + velpatasvir x 12 tuần hoặc glecaprevir + pibrentasvir x 8 tuần
· Xơ gan còn bù: sofosbuvir + velpatasvir x 12 tuần hoặc glecaprevir + pibrentasvir x8 (hoặc 12) tuần
· Bệnh nhân bệnh gan mạn còn bù với thất bại liệu pháp DAA lần 1: sofosbuvir + velpatasvir + voxilaprevir x 12 tuần
2. Điều trị viêm gan siêu vi C (HCV) ở bệnh nhân xơ gan mất bù: (table 5 đính kèm):
· Sofosbuvir 400 mg/ngày + Velpatasvir 100 mg/ngày + Ribavirin 600 mg/ngày (dạng uống)
· HCV genotype: tất cả genotype
· Thời gian: 12 tuần, hoặc 24 tuần nếu không dung nạp ribavirin
· Bệnh nhân xơ gan mất bù không đươc khuyến cáo điều trị với glecaprevir (Child–Pugh B or C) và voxilaprevir (Child–Pugh B or C)
· Tác dụng phụ có thể gặp của Ribavirin như: thiếu máu, nổi ban, ho, khó thở, mất ngủ, lo lắng. Thiếu máu thường gặp ở bệnh nhân xơ gan mất bù=> liều ribavirin bắt đầu 600mg/ngày, điều chỉnh theo chức năng thận. Theo dõi Hb mỗi 2-4 tuần trong thời gian điều trị.
· Ribavirin có thể gây dị tật bẩm sinh trong thai kỳ=> khuyến cáo cả nam và nữ không có con trong 6 tháng điều trị.
3. Điều trị HCV ở bệnh nhân đồng nhiễm viêm gan B mạn:
· Tất cả bệnh nhân nhiễm HCV sẽ đươc tầm soát đồng nhiễm HBV với anti-HBc, HBsAg và anti-HBs => bệnh nhân HBsAg (+) được đo nồng độ HBV DNA trước khi bắt đầu liệu pháp DAA
· Liệu pháp kháng virus viêm gan B với tenofovir hoặc entecavir sẽ được khởi đầu trước khi bắt đầu liệu pháp DAA ở tất cả bệnh nhân KHÔNG XƠ GAN với HBV DNA >2000 IU/ml, và ở TẤT CẢ BỆNH NHÂN XƠ GAN bất chấp nồng độ HBV DNA (A1)
· Bệnh nhân KHÔNG XƠ GAN với HBV DNA < 2000 IU/ml sẽ được theo dõi HBV tái hoạt động gồm: ALT mỗi 4 tuần cho đến khi kết thúc điều trị, HBV DNA mỗi 12 tuần cho đến khi đạt SVR (đáp ứng virus bền vững), nếu HBV DNA vẫn <2000 IU/ml khi đạt SVR => theo dõi HBV theo khuyến cáo thông thường về HBV (A1)
· Trong quá trình điều trị DAA nếu HBV DNA tăng >2000 IU/ml và/hoặc tăng ALT cùng với tăng HBV DNA bất kỳ nồng độ nào => khởi động ngay kháng virus viêm gan B và theo dõi sát (A1)
· Bệnh nhân với anti-HBc-positive và HBsAg-negative có nguy cơ thấp tái hoạt động HBV khi sử dụng liệu pháp DAA (A2).
Advertisement
4. Điều trị HCV ở bệnh nhân bệnh thận mạn:
· Ở bệnh nhân bệnh thận mạn, bao gồm cả bệnh thận mạn giai đoạn cuối (ESRD) cần lọc máu => không cần điều chỉnh liều DAA theo chức năng thận khi sử dụng các DAA sau: sofosbuvir + velpatasvir hoặc glecaprevir + pibrentasvir hoặc sofosbuvir + velpatasvir + voxilaprevir. (A1)
· Ribavirin được thải qua thận và không được loại bỏ qua lọc máu => thận trọng và theo dõi sát khi dùng ở bệnh nhân suy thận.
· Nếu Ribavirin được chỉ định ở bệnh nhân suy thận với eGFR of 30–50 mL/min/1.73 m2 => xen kẽ liều 200 mg và 400 mg cách ngày, thận trọng theo dõi nồng độ Hb (B1)
· Nếu Ribavirin được chỉ định ở bệnh nhân suy thận với eGFR < 30 mL/min/1.73 m2 hoặc lọc máu => 200mg/ngày ở bệnh nhân không lọc máu và 200mg trước lọc máu ở bệnh nhân lọc máu, theo dõi sát nồng độ Hb (B1)
Tác giả: Bs Huỳnh Văn Trung
Link bài viết: [ https://www.facebook.com/groups/diendanykhoa.vn/permalink/1632085300570755/?sfnsn=mo&ref=share&mibextid=KtfwRi ]
Xin gửi lời cảm ơn đến tác giả Bs Huỳnh Văn Trung đã đồng ý đăng bài viết lên Diễn đàn Y khoa!

Giới thiệu Nguyễn Hùng Nhật Duy

Check Also

𝚃Ó𝙼 𝚃Ắ𝚃 𝙿𝙷Â𝙽 𝙱𝙸Ệ𝚃 𝙴𝙲𝙶 𝚁𝚄𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ 𝚅À 𝙲𝚄Ồ𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ, 𝙷ƯỚ𝙽𝙶 Đ𝙸Ề𝚄 𝚃𝚁Ị 𝙲Ả 𝟸 𝚃𝙷𝙴𝙾 𝟻 𝙲𝙷Ữ 𝙲Á𝙸

𝚃Ó𝙼 𝚃Ắ𝚃 𝙿𝙷Â𝙽 𝙱𝙸Ệ𝚃 𝙴𝙲𝙶 𝚁𝚄𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ 𝚅À 𝙲𝚄Ồ𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ, 𝙷ƯỚ𝙽𝙶 Đ𝙸Ề𝚄 𝚃𝚁Ị 𝙲Ả 𝟸 …