Cách làm: Em hãy đọc bài viết sau và còm ment, tên của em + suy nghĩ của em về lời hứa, deadline và cách hoạt động trong ML. Em cần hoạt động ntn để hiệu quả. Nội dung bài viết Xin phép được xưng “anh” trong bài viết này. Anh đặt phím viết bài này cho các em trong tổ chức Tình nguyện Y khoa của anh. Mục đích là để truyền đạt 1 điều là nếu em hứa thì em cần thực hiện nghiêm chỉnh lời hứa, đến deadline cần có hành động và chuyện đó là uy tín của con người em. Anh muốn một lứa thành viên mới nếu đã vào ML thì hãy hoạt động thật đàng hoàng và kỷ luật, để mỗi em toát lên tinh thần chuyên nghiệp và chỉnh chu. Khi gõ những từ đầu tiên của bài này, anh nhớ đến khi mình năm 4 đại học, khi đó cũng được 4 năm làm phong trào, ở trong 1 CLB tên là CLB hiến máu, anh chủ nhiệm đang bực mình và quát to “Làm được thì làm, không làm được thì nghỉ! Ai làm thì ở lại, ai không làm thì về!”, khi đó anh là phó chủ nhiệm và cũng là người chịu làm, nhưng trong CLB khi ấy không phải ai cũng thế. Nhịp điệu lúc ấy cũng như bây giờ, nhiều anh em làm thì không làm, nhưng cũng không nghỉ, cứ giữ suất thành viên để hóng xem có gì, đôi khi là giữ 1 suất để khen thưởng, đôi khi là giữ 1 quyền quyết định ở các khoa thành viên, hoặc nghe ngóng xem tình hình sẽ thế nào… Khi đó anh cười trừ, anh nghĩ anh chả việc gì phải quát lên như thế, có thể nói nhẹ nhàng cho người ta hiểu mà. anh cũng cười các thành viên khác, sao họ tệ thế? Bản thân anh cũng đạt nhiều thành tựu khi rút ra cho mình là phải làm việc chuyên nghiệp, đúng deadline, những người sếp họ tin tưởng anh và anh thăng tiến khá nhanh, làm được khá nhiều việc. anh nghĩ làm việc đúng lời hứa của mình, đúng hạn báo cáo sẽ tạo nên uy tín và được tin tưởng lớn từ những người lớn hơn mình rất nhiều. Sau đó anh thăng tiến nhanh mà không thể ngờ. Đó là câu chuyện có lẽ anh sẽ chia sẻ ở nhiều bài sau. Quay lại thời điểm SV đó. Thấm thoát thời gian trôi qua, sau thời điểm đó anh hoạt động phong trào ở trường mạnh hơn, sáng lập 3 CLB ở trường gồm CLB Tiếng Anh chuyên ngành, ngân hàng máu sống, One Health và điều hành khá ổn. Làm thư ký uỷ viên rồi phó ban mạng lưới tình nguyện quốc gia thuộc Trung ương đoàn. Sau làm nhiều vị trí thủ lĩnh phong trào khác. Anh đạt nhiều chức vụ và giải thưởng lớn như các em đã biết.Tuy nhiên có những điều khi trải nghiệm rồi con người ta mới thấy khó và thấy thấm. Điều hành trên 10 tổ chức, gặp gỡ hơn 10.000 con người là các em trẻ, mỗi người 1 tính. anh mới nhận ra rằng em làm được không có nghĩa là em sẽ khiến cho những người khác làm được như em. Giữa việc thể hiện năng lực cá nhân và việc làm 1 người lãnh đạo là hoàn toàn khác nhau. Và hãy nhớ rằng đôi khi người ta không làm không phải là người ta không làm được mà là người ta không muốn làm. Nghĩ lại lúc sinh viên mình cũng nông nổi, mình cười người khác nhưng bây giờ chính khó khăn đó lại quay lại với mình. Vậy mình cần làm thế nào và giải quyết thế nào? Câu hỏi đặt ra là đứng trên 1 phong trào, làm sao người quản lý có thể làm cho người ta làm được? Dưới đây anh muốn phân tích 2 vấn đề. Vấn đề ở người ta và vấn để ở chính em - chính người điều hành đội nhóm. 1. Về phía em (người thủ lĩnh, người trưởng ban) Người ta nói tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Đúng vậy, đôi khi vấn đề chính là em. Đôi khi người trong nhóm em không làm việc không phải người ta không biết làm, mà là người ta không ưng em, nói thẳng ra là “không thích”. Vậy em đôi khi cần tự hỏi lại mình là mình làm gì mà người ta không thích và cũng hỏi người ta một cách chân tình là có gì chưa ổn? Có lẽ dám nhìn nhận mình chưa hoàn hảo để trở nên hoàn hảo hơn đã là một bước đột phá của bản thân rồi. Nhưng đôi khi con người ta đưa cái anh lên cao, nghĩ mình luôn đúng và không nhận sai, đó là một khó khăn. Vậy khi xác định bản thân mình có vấn đề rồi, cần làm rõ ra: “Vấn đề ở đâu?” => anh nghĩ có nhiều vấn đề, tuy nhiên đây là một số vấn đề hay gặp nhất: - Ghét vì thủ lĩnh thiếu công bằng: anh tạm ví dụ thủ lĩnh chia cho em A công việc 1 2 3 4 5 và chia cho em B công việc 6 7 8. em A cảm thấy bất mãn, nhưng thủ lĩnh nói là cứ làm đi. Chuyện đó âm ỉ và em A giữ mãi ấn tượng xấu đó và gây ra chuyện. Vậy nếu thủ lĩnh nói rõ là, à em A nhận 5 việc nhưng các việc nhẹ hơn, em B nhận 3 việc nhưng nặng hơn thì người ta sẽ tránh rơi vào vấn đề tị nạnh. Kể cả ra công việc, đánh giá công việc và khen thưởng cũng thế cần có tính công bằng và khách quan. - Ghét vì thiếu chuyên nghiệp không dứt khoát cho công việc: Thủ lĩnh làm việc rườm rà thiếu chuyên nghiệp, khi bắt đầu thì nói không rõ ràng, làm thì không có mục tiêu, làm xong thì tổng kết và đánh giá không tới nơi tới chốn. Vậy nếu 1 thủ lĩnh làm việc không đến đâu thì sao em bắt người ta làm được? em phải tập 1 cơ chế làm việc tương đối chuyên nghiệp. Ví dụ: Khi bắt đầu em phải lập kế hoạch cụ thể và nhất trí là ok nhóm chúng ta sẽ làm công việc này với mục tiêu này, có 3 người A B C , mỗi người sẽ làm việc X Y Z. Việc đó có ý nghĩa như vậy. Vậy khi làm xong ta đánh giá ntn? Đánh giá phải theo thang điểm SMART và SWOT. Vận hành phải theo cấu trúc PDCA. Nhất trí phải nhất trí rõ ràng, ít nhất phải là 1 tin nhắn, đừng để việc nhất trí diễn ra kiểu thả tim hay lời nói không rõ ràng. Làm việc phải đánh giá rõ số lần số lượng, ghi chép minh chứng và đối chiếu với mục tiêu đề ra. => anh muốn cụ thể hoá hơn trong đợt tuyển thành viên này, các ban các tổ của ML khoan hãy yêu cầu ML cung cấp cho ban em 3 người, 5 người nhân sự mới. Trước mắt ban của em cần có 1 kế hoạch hoạt động cụ thể, sau đó rồi hãy tuyển người. Nếu ban của em đang có vấn đề gì đó không ổn làm thành viên cụt hứng làm việc, hết người này đến người kia nghỉ, cứ thể đưa người vào rồi người ta cũng khó chịu và nghỉ, cũng chẳng đi đến đâu. Nên xem lại ban mình đang có vấn đề gì? Về kế hoạch quy trình chưa rõ ràng, công việc khó khăn quá sức, hay thiếu cảm hứng hay công việc k có ý nghĩa gì? Việc ghi nhận và thưởng chưa rõ ràng? Quy trình ổn chưa hay nó quá chung chung. Phải cải thiện hết những điều ấy trước. - Các vấn đề khác như tuổi tác, trình độ, vùng miền, thái độ, trường phái suy nghĩ cũng đóng vai trò nhất định. Nhưng nếu một người làm việc công bằng và chuyên nghiệp, anh nghĩ sẽ nhận được sự đồng cảm của đồng đội và công việc sẽ hoàn thành. 2. Về phía thành viên. Khi xét xong vấn đề ở người thủ lĩnh, có lẽ phải xét qua vấn đề thành viên hoạt động như thế nào. Ở đây anh muốn trích dẫn lại 1 bài không phải do anh viết, bài có nội dung như sau: “7 CĂN BỆNH KHIẾN NGƯỜI TRẺ KHÔNG THỂ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN Anh đọc thấy rất hay, anh k nói nó đúng hay sai nhưng là một cái gì đó rất đáng suy ngẫm, xin chia sẻ lại với các em Trong thời gian làm việc tại Việt Nam vừa qua, anh viết rất nhiều về kỹ năng, phẩm chất, và chia sẻ nhiều công cụ giúp các em trẻ phát triển bản thân. Tuy nhiên, anh nhận thấy có rất nhiều trường hợp bản thân các em trẻ không biết mình thiếu kỹ năng gì, hoặc tưởng là mình đã có kỹ năng rồi, nên không có kế hoạch rèn luyện. Hôm nay, đứng từ góc độ ngược lại của người sử dụng nhân sự, anh muốn chia sẻ với các em những triệu chứng bệnh thường ngày tại nơi làm việc mà anh ghi nhận được. Những căn bệnh này chính là nguyên nhân gây ra sự mất tập trung, cản trở việc phát triển bản thân. 1. Bệnh im: do lớn lên trong môi trường giáo dục thụ động, người Việt đã quen nghe và im. Khi bắt đầu làm đi làm, thói quen này trở thành bệnh. Sếp giao việc xong, làm xong không xong cũng im. Gặp vấn đề giữa chừng không giải quyết được cũng im. Sếp không hỏi tới thì im luôn, cho qua. Chờ đến khi hỏi thì đưa ra đủ kiểu lý do tại sao công việc chưa xong, dự án dở dang, không thành. Đây là triệu chứng của bệnh thiếu sự chủ động, thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng giao tiếp. Đây là bệnh nghiêm trọng sẽ cản trở mọi sự phát triển sự nghiệp phía trước. Nếu đang bệnh, cần chữa ngay. 2. Bệnh đổ thừa: khi hỏi tại sao việc không xong, 99% câu trả lời là tại vì đứa khác. Thói quen đổ thừa người khác không giúp gì cho ai. Nó chỉ cho thấy em là người thiếu trách nhiệm, kém khả năng, không đáng tin cậy. Reliability – Sự đáng tin cậy là một phẩm chất cực kỳ quan trọng của người đi làm. Nếu giao việc cho em mà không trông cậy được vào em, chỉ toàn nghe đổ thừa, thì ai sẽ trọng dụng và giao việc trọng đại hơn cho em? 3. Bệnh kể lể: khi kết quả không đạt, chưa đạt và bị sếp hỏi tại sao, hoặc khi sếp kiểm tra xem đang làm gì, rất nhiều em trẻ phản ứng tự vệ bằng cách kể lể ra một vạn thứ task đang làm. Chuyện em đang làm bao nhiêu task không hề quan trọng. Nếu kể lể để thấy em đang làm cực khổ, hy sinh thân mình vì nghĩa lớn thì quên đi. Làm bao nhiêu, nhiều ít không quan trọng. Quan trọng là có đạt được kết quả, chỉ tiêu được giao không. Nếu làm 1 việc rồi đi chơi mà kết quả đạt được là OK. Nếu làm một vạn thứ mà không tạo ra kết quả thì cũng không có ý nghĩa gì. Do đó, nếu biết mình có bệnh kể lể, hãy chữa bằng cách đi chơi nhiều hơn, làm ít hơn nhưng luôn đạt được KPI được giao. 4. Bệnh nhiều chuyện & politics: chắc là do Việt Nam thiếu chương trình giải trí, nên tự mình viết kịch bản rồi tự diễn vai chính luôn tại công sở trở thành sở thích của nhiều người. Họ không có thời gian phát triển bản thân, không có thời gian rèn luyện kỹ năng, nhưng ngày nào không gây chuyện, xì xào bàn tán là ngày đó thiếu gia vị cuộc sống. That’s OK. Không sao. Nếu em sinh ra trong đời chỉ để đóng các vai drama hàng ngày rồi chết thì cứ đóng. Thời gian phí phạm vô ích vào những thị phi đời thường đó sẽ quận vào vận mệnh em suốt đời, khiến em loay hoay, quẩn quanh trong chốn ao tù do chính em tạo ra. 5. Bệnh ego: có lẽ đây là căn bệnh khủng khiếp và tràn lan nhất mà anh thấy tại Việt Nam. Gía trị, thái độ, kiến thức, kỹ năng thứ gì cũng thiếu nhưng ego thì thổi phồng, nổ đì đùng mọi lúc mọi nơi. Cái anh hoang tưởng này chỉ làm được một việc mà thôi, đó là lôi người ta xềnh xệch về phía sau, vào quá khứ, bịt mắt bịt mũi không cho người ta nhìn thấy cơ hội được lớn lên, được là chính mình, được làm những điều vượt qua giới hạn mà bản thân tưởng tượng. Thế giới này to lắm. Mở cửa thấy núi. Núi cao luôn có núi cao hơn, người giỏi luôn có người giỏi hơn. Và người không giỏi mà tưởng mình giỏi thì em vừa khai tử tương lai của chính bản thân mình. 6. Bệnh emo: vì ego nên đâm ra emo. Người khác nói thì không lắng nghe, chỉ biết chăm chăm chém dạt mọi người ra để giành lấy phần thắng về mình. Người khác đưa ý tưởng thì gạt phăng, trả treo tiêu cực, cãi vã, drama cho thật cao trào đến nhìn không nổi mặt nhau. Người không quản trị được cảm xúc là người thiếu EQ, không có cái nhìn toàn cảnh, không hiểu nguồn gốc của vấn đề và sẽ chẳng bao giờ làm gì thành công cả. 7. Bệnh hoang tưởng: đây là bệnh làm anh ngạc nhiên nhất khi trở lại Việt nam làm việc. Dù nền tảng giáo dục không tới đâu, đến học đại học ra trường vẫn không chút kỹ năng hội nhập vào công việc, nhưng sự tự tin thái quá vào sức toả sáng của bản thân thì luôn cao vút. Đây là bệnh ếch ngồi đáy giếng, không biết trời cao đất rộng, cần phải bị đời tán cho vài cú lăn lốc mới tỉnh người. anh viết thế này, quá thẳng thắn, quá trực tiếp, sẽ làm không ít người khó chịu. Nhưng nghĩ rằng chúng ta không còn quá nhiều thời gian để nói những lời hoa mỹ với nhau. Thuốc đắng dã tật. Nếu em rón rén cảm thấy mình đang có bệnh, làm ơn chữa. Chúng ta nói với nhau ở đây không phải để dìm hàng nhau. Nói với nhau những lời chân thật là thực sự quan tâm, thực sự mong muốn cùng nhau phát triển bản thân, cùng nhau nắm bắt những cơ hội mới của tương lai và thế giới. Trừ phi em không muốn phát triển…. Nguồn Tác giả: Nguyễn Phi Vân” => Bài này anh đã chia sẻ với ML một lần, nhưng nay anh muốn chia sẻ lại 1 lần nữa với ae trong ML để chúng ta thấy rằng xã hội hiện đại bên cạnh những ưu điểm nhưng cũng gây ra trong mỗi người quá nhiều điều tiêu cực. Đôi khi chúng ta không nhận ra nó. Những căn bệnh đó đôi khi được ẩn dấu dưới những thứ như “cái anh, lòng tự trọng, sự tôn trọng, tính công bằng và bình đẳng” nhưng thực chất người ta khó nhận ra nhược điểm của mình. Khi có sự cố xảy ra họ vẫn thường chọn cái đúng về mình trước. Quay lại thành viên qua câu chuyện trên có phải thành viên tất cả đề xấu? Chúng ta phải suy nghĩ một cách công bằng. Một người luôn có điểm tốt và điểm xấu. Mội người bước vào mạng lưới là vì cái tình, cái tinh thần tình nguyện, họ sẵn sàng làm gì đó và muốn cống hiến gì đó nên mới ở lại. Rõ ràng họ bước vào với những điểm tốt. Nếu họ không hài lòng nữa và ra đi có lẽ một phần do họ và do cơ chế, nhưng người thủ lĩnh phải xem lại, có phải một phần trong đó do người thủ lĩnh đã không làm cho thành viên bộc lộ được điểm tốt? Thay vào đó làm cho họ bộc lộ điểm xấu. 3. Giải pháp Anh nghĩ đã giải thích kỹ về nguyên nhân rồi, nhưng sẽ chẳng có giá trị gì nếu không đi vào giải pháp. Khi tham gia ML, ai cũng đọc quy tắc và đồng ý ở link https://docs.google.com/spreadsheets/d/1RF0_85NHh8vFFTzgWXc12fuQQk8T5_Yvwn0AUJ8Swus/edit?fbclid=IwAR1DRcDXfHjnNJUy57sKNq6Df3O5FKRDEXY5YMScTlX16pfr_-c88B3_vps&gid=375293687#gid=375293687 Trong đó quy tắc số 5 6 7 nêu rõ “Khi gặp khó khăn khúc mắc, khi cảm thấy vấn đề chưa hợp lý, có vấn đề trong quy trình làm việc cần cải thiện thì phải nói ra vấn đề khó khăn khúc mắc để giải quyết chung, tinh thần thẳng thắng. Không dấu diếm vấn đề. Không nói vấn đề với các cá nhân tập thể không liên quan để làm trầm trọng vấn đề. Cách giải quyết theo từng bước như điều 3. Khi công việc bị trễ, bị muộn thì cần phải báo nhóm hỗ trợ để công việc được đảm bảo. Nếu nhóm không giúp được thì đề nghị trưởng phó phòng ban giúp. Nếu trưởng phó phòng ban cũng không giúp được thì liên hệ anh Bão để thảo luận giảm tải công việc. Khi được giao một việc, nếu việc đó không hợp lý. Em có quyền ý kiến để người giao việc xem xét lại công việc và điều chỉnh. Việc đóng góp mang tính xây dựng được khuyến khích. Không để tình trạng không hài lòng nhưng lại dấu diếm không nói ra, nhận việc rồi không làm gây hỏng việc.” Khi vào ML, em nào cũng ghi là đồng ý, đã đọc, đã cam kết với ML cách hoạt động như vậy. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là liệu chúng ta đã thực hiện như vậy. Để giải quyết xin đưa ra một số ý kiến ở mục này như sau: - Nếu em đã nhận thì em hãy cố gắng làm, còn nếu em nhắm không được em nên từ chối từ đầu, tránh làm lở dở, nên để việc đó cho người tốt hơn. - Nếu em làm việc mà gần đến deadline mà lỡ không xong, em cần nói rõ là em gặp khó khăn gì và em đề xuất thế nào, tránh im lặng để bể công việc. - Khi xem qua quy chế ML, em sẽ nhắm là khi tham gia ML, em sẽ làm việc với đồng đội, và qua việc làm ấy em sẽ gặt hái cho chính em và nhận được phần thưởng hữu hình về vật chất, nhưng cũng có những thứ vô hình như sự thăng tiến, tình đồng đội và khả năng của mình tốt hơn mà em đã thấy những gì các cá nhân đã gặt hái được qua các nhiệm vụ đã làm. Tuy nhiên nếu ngay từ đầu em cảm thấy không hợp, mỗi ngày bỏ ra khoảng 10 phút comment và làm vài việc như thế là không ý nghĩa thì em nên out ngay từ sớm, như vậy sẽ tránh sự cố cho cả em và cho cả tập thể. Tiếp theo cùng anh muốn nói đến sự “thấu cảm”, khi có một vấn đề ở thành viên, trưởng ban nên thấu cảm thành viên, và thành viên cũng nên thấu cảm trưởng ban. Hãy inbox nói ra vấn đề của mình để giải quyết. Đừng im lặng. Và nếu không thể giải quyết được thì một trong hai bên hãy liên hệ anh Bão để xử lý việc đó. Cuối cùng, anh mong rằng mỗi em sẽ giữ lời hứa khi làm việc, giữ thói quen tôn trọng deadline như tôn trọng người ta và tôn trọng chính mình, coi mỗi thoả thuận là uy tín và là gương mặt của mình, giữ cho khuôn mặt sạch sẽ và đẹp cũng như giữ lời hứa hoàn thành công việc. Đó là lối sống đẹp. Để sau này 10 năm 20 năm nữa, dù còn làm việc với nhau hay không, khi gặp nhau và nghĩ đến nhau, chúng ta vẫn mỉm cười và hài lòng khi gặp nhau là những người thực sự uy tín.