Khi mình viết bài viết này, mình đã làm tình nguyện hơn 12 năm, tức là khoảng năm 2012 khi mình vào năm nhất đại học làm tình nguyện viên trong các chương trình nhỏ. Làm 1 tình nguyện viên chỉ đi sắp xếp bàn ghế, làm người hỗ trợ vòng ngoài, đôi khi là … nhặt rác. Vào hè 2013 trong chiến dịch tình nguyện hè, mình làm đội phó trong 1 đội tình nguyện. 2014 mình làm đội trưởng đội tình nguyện hè. 2015 mình sáng lập 3 clb tình nguyện trong trường và 2016 mình đại sinh viên 5 tốt cấp quốc gia - sao tháng giêng đầu tiên trong lịch sử ở khu vực Tây Nguyên. 2018 mình được bầu làm thư ký Mạng lưới tình nguyện Quốc gia khu vực Tây Nguyên. 2019 mình chuyển ra Đà Nẵng công tác và làm phó trưởng ban mạng lưới Tình nguyện Quốc gia khu vực miền Trung. mình có thời gian công tác ở Trung ương Đoàn, khi đó mình làm ở văn phòng Trung tâm Tình nguyện quốc gia thuộc Trung ương Đoàn. mình nhận nhiều giải thưởng lớn quốc gia và quốc tế cho mô hình tình nguyện của mình như Thmình niên kiến tạo Quốc gia, Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, VSIC, Sao Kim, Engaged scholar, Forbes 30 under 30,.. Đến hiện tại 2024 mình thường xuyên di chuyển nhiều nơi trong năm như Huế, Đà Nẵng, Hà Nội, HCM. Mình vẫn làm tình nguyện với Mạng lưới tình nguyện Y khoa với cam kết làm tình nguyện trọn đời. => Mở đầu như vậy để bạn hiểu thực sự khi viết ra những điều này không phải là một suy nghĩ bất chợt mà là những điều mình đúc kết hơn 10 năm. Trong bài tất nhiên cũng là quan điểm cá nhân. Hy vọng có thể cung cấp một số thông tin về tình nguyện. 1. Hiểu một chút về tình nguyện: Tình nguyện là làm việc gì đó hoàn toàn tự nguyện, ở đây hiểu là việc tốt, vì cộng đồng. Đây là một từ Hán Việt: vd Như ta nói tình nguyện [情願] thực tình muốn thế, phát nguyện [發願] mở lòng muốn thế, thệ nguyện [誓願] thề xin muốn được như thế, đều một ý ấy cả. Mình có một mạng lưới tình nguyện tên là “Tình nguyện Y khoa”. Tức là chúng ta làm những việc tình nguyện liên quan đến y học, y tế. Vậy chúng ta hiểu như thế nào về việc này? Tình nguyện, từ thiện khác nhau ntn? Tình nguyện được đánh giá ntn và tiêu chuẩn nào để đánh giá tình nguyện? - Ở trường các bạn hay nghe các đợt tuyển tình nguyện viên. Tức là người làm tình nguyện. Ở đó các bạn sẽ làm những công việc một các nhiệt tình, tự nguyện để đóng góp cho cộng đồng. - Từ thiện là từ Hán Việt: Có lòng thích làm điều thiện. kết hợp giữa hai từ: từ (thương yêu, như là nhân từ (thương người), từ tâm (lòng thương)) và thiện (tốt lành). Vậy từ thiện có nghĩa là làm việc tốt từ lòng yêu thương người. => Trên thực tế chữ “từ thiện” thường dùng cho các hoạt động đi cho cái gì đó. Ví dụ cho tiền, cho quà. Đi khám từ thiện. => Còn việc tình nguyện ngoài các việc như “từ thiện” còn có các công việc khác có giá trị trong cộng đồng, không hẳn phải cho cái gì đó nhưng tạo ra giá trị tốt là được. 2. Có nên làm tình nguyện? - Người ta sẽ hay đặt câu hỏi là có nên làm tình nguyện không? Vì tình nguyện là cho đi. Người ta hay hỏi rằng nếu bạn không có gì thì bạn lấy gì mà cho? Bạn chưa được đến đâu mà bạn muốn làm gì cho người khác? Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng?? => Trả lời ý này chúng ta nghĩ theo 3 hướng. - Một là mỗi người ở mỗi trình độ họ có một năng lực khác nhau, nếu không thể cho được những điều lớn lao, họ có thể cho những thứ nhỏ bằng việc họ làm. Ví dụ: + bạn làm bài viết, hình ảnh, làm video bài viết về y khoa, giúp cho người đọc có chút kiến thức, chút suy nghĩ về y khoa, bạn tạo giá trị cộng đồng. Nó có thể đúng hoặc chưa chuẩn nhưng nó tạo ra suy nghĩ cho cộng đồng, họ quan tâm suy nghĩ về y khoa, về sức khoẻ. + bạn làm công tác nhân sự, bạn làm thiệp, tuyển thành viên, chăm sóc tương tác người này người kia, nó không ra được nghìn đồng nào nhưng nó thúc đẩy những nhân sự tương tác tạo ra giá trị. - Hai là chính việc làm tình nguyện làm bạn có thêm năng lực: Phải thay đổi quan điểm: Không phải là đợi đến khi bạn có năng lực rồi bạn mới làm tình nguyện mà chính là làm tình nguyện tạo ra cho bạn năng lực, cho bạn kỹ năng lập kế hoạch (SMART), thực hiện và đánh giá kế hoạch (PDCA), khả năng tư duy và lãnh đạo. - Ba là làm tình nguyện ngoài cho đi thì đó cũng là “nhận lại”, bạn nhận được kinh nghiệm, kỹ năng, quen nhiều bạn bè bạn chưa từng quen, gặp nhiều đồng đội. mình có một bài viết nói về vấn đề cho đi - nhận lại: bạn có thể đọc ở dười còm ment. Đối với mình thì mình vui và hạnh phúc khi làm tình nguyện. Đối với bạn thì sao? Mình nghĩ làm tình nguyện là phải cho đi là chắc rồi ấy, nhưng đôi khi cũng là nhận lại như một món quà. Có điều là chúng ta liệu có chuẩn bị tâm lý và sẽ chuẩn bị ra ra sao để sẵn sàng nhận món quà ấy. Nhưng dù sao nếu được hãy coi tình nguyện như một món quà bạn nhé. 3. Làm sao có thể đánh giá mô hình tình nguyện là hiệu quả? - Trước đây 10-20 năm, tình nguyện hầu hết là mô hình mang tính xin cho, tức là người ta đổ tiền vào 1 mô hình, mô hình đó cho cộng đồng, ví dụ: + Cho gạo, thực phẩm + Khám bệnh cho thuốc từ thiện - Tuy nhiên vài năm gần đây, tình nguyện có sự dịch chuyển, có những suy nghĩ sâu sắc hơn + Nếu cho gạo, thực phẩm, người khó khăn sẽ ỉ lại và xin mãi. Thực tế có nhiều buôn làng họ không làm việc nữa và chỉ đợi có người tới cho. Mất khả năng tự chủ. => Vậy tại sao không cho họ con bò để chăn, không cho họ cái xe nước mía, cái xe bánh mì để bán? Cái cần câu hì hiệu quả hơn. + Khám chữa bệnh thì giúp họ qua 1 thời gian dùng thuốc, phát hiện ra bệnh, nhưng chuyện đó có giảm tỷ lệ và nguyên nhân bệnh tật? => Vậy tại sao ta không làm chương trình tầm soát và phòng bệnh, ai bệnh thì biết bệnh mà chữa, ai chưa bệnh thì sẽ giảm khả năng mắc bệnh. Như vậy tốt hơn không? Đến đây chúng ta có thể tưởng tượng đến một tiêu chuẩn đó là “sự bền vững”. Vậy một chương trình dự án thế nào là bền vững? Có thể tính toán như sau? - Một là: Mô hình đbạn lại giá trị cho bao nhiêu người. Mỗi người nhận được giá trị gì. Nhân lên tổng giá trị. - Hai là: Mô hình đáp ứng những lĩnh vực nào trong 17 mục tiêu lớn và 169 mục tiêu nhỏ của SDGs mục tiêu phát triển bền vững của liên hợp quốc. - Ba là: Mô hình đó cam kết hoạt động trong bao lâu, bao nhiêu ngày/tháng/năm. Tuỳ vào mô hình. Hay cam kết trọn đời? Mãi mãi? Liệu có mô hình nào như vậy không? - Bốn là: Chương trình được thiết kế ntn. Mục tiêu của mô hình có được cụ thể theo SMART. Golden circle có ổn không. PDCA quy trình ổn không. Ban bệ thế nào. Nhân sự thế nào. Năng lực quản lý vận hành ntn. Nền tảng ntn. Đích tác động cộng đồng ntn? Đây là một thang điểm tiêu chí tự mình đặt ra, tuy nhiên cũng có những thang điểm của các tác giả khác và có những tiêu chuẩn khác 4. Gây quỹ tình nguyện bền vững - Tình nguyện rõ ràng phải có kinh phí. Chuyện kinh phí như thế nào cũng là 1 điểm cho biết mô hình tình nguyện có bền vững hay không? - Giả sử có 1 tổ chức cho bạn 1 số tiền 100 triệu. Bạn làm tình nguyện tạo ra giá trị cộng đồng. Đó cũng là một hình thức gây quỹ. - Mỗi năm có 1 tổ chức cho bạn 10 triệu. Bạn làm tình nguyện với sô tiền đó. Chuyện đó cũng tốt. - Tuy nhiên sẽ tốt hơn nếu tự tổ chức của bạn sinh ra một số tiền tuần hoàn. Ví dụ tổ chức tình nguyện của bạn làm ra 5 triệu, bạn làm tình nguyện hết 4 triệu, 1 triệu hỗ trợ xăng xe, dụng cụ cho thành viên. Và hàng năm đều có phân bổ kinh phí. => Nếu như đánh giá về quy mô 1 năm, mình sẽ đánh giá mô hình 100 triệu làm được nhiều việc hơn. Tuy nhiên nếu đánh giá bền vững lâu dài, mình sẽ chọn mô hình 5 triệu mà họ tự làm ra. Bởi vì nếu bạn xin được 100 triệu ok nhưng bạn phải phụ thuộc vào 1 đơn vị khác, bạn có chắc năm sau đơn vị đó vẫn sẽ cho bạn số tiền đó? Và bạn cũng phải cam kết gì với đơn vị đó để họ cho bạn. Cũng không thể là à cho không như thế mãi được 5. Công khai thu chi minh bạch - Trước đây việc thu chi trong một tổ chức tình nguyện không quy định rõ ràng. Tuy nhiên các bạn thấy tình trạng lợi dụng đội lốt tình nguyện, từ thiện ngày càng nhiều (qua tin tức gần đây). Xin không bàn nhiều về hành vi này. - Thực sự chính phủ đã có nghĩ định 17/2021/NĐ-CP về quản lý kinh phí trong tình nguyện. Nếu bạn làm tình nguyện bạn phải có sổ sách kế toán rõ ràng, ghi tiền vào, tiền ra. Mỗi dòng như thế phải bao gồm 1 hoá đơn chứng từ. Nếu thu chi lung tung và trục lợi bạn sẽ phải đối mặt với pháp luật. - Ví dụ trong Mạng lưới Tình nguyện Y khoa mình, thu chi hàng năm đều có sổ sách rõ ràng. Nếu là dòng tiền bên ngoài, mình có tài khoản tình nguyện 4 số 8385 do ngân hàng MB cấp trên cổng thiennguyen qua đó mọi giao dịch vào ra đều được sao kê liên tục. - Nên suy nghĩ làm từ thiện hay tình nguyện k nên tập trung con số to hay không mà nên nghĩ đến việc hiệu quả hay không. Nếu thực sự trục lợi từ tình nguyện là điều rất đáng trách. Nói thêm là bạn không nhất thiết phải làm ra tiền, từng công tác trong tình nguyện như công tác nhân sự, công tác kỹ thuật đó đều thúc đẩy việc chung xây dựng cộng đồng và đã là tình nguyện rồi. Không nhất thiết phải làm to, làm về tiền. Thực sự những người trục lợi gây hại cho cộng đồng thì làm sao đóng góp được bằng những tình nguyện viên dù họ làm việc nhỏ vừa với sức của họ. 6. Làm quản lý hay là làm thành viên? - Làm quản lý tốt hơn chứ. Mình có quyền lập ra kế hoạch, thực hiện nó, ra lệnh cho người này người kia làm. - Nhưng mà cũng sẽ là dở hơn, nếu như chính bạn chưa đủ kinh nghiệm và trải nghiệm để làm. Bạn làm không đúng không chuẩn. Khi bạn nhắn tin vào 1 nhóm chat thì chỉ nhận chỉ là lời im lặng? Khi bạn nói thì không ai làm? Khi bạn làm thì lần nào cũng hỏng việc. Vậy quay lại vấn đề là bạn đã sẵn sàng làm một quản lý hay chưa? - Nếu tôi vẫn chưa đủ tầm, liệu tôi có thể làm quản lý không? Vẫn được nếu như với sự khiêm tốn, trong nhóm nói rõ với nhau là mặc dù không ai có kinh nghiệm tốt nhất nhưng xét theo thời gian, năng lực, khả năng cống hiến thì ta có một người phù hợp nhất. Người đó đứng ra làm với sự đồng hành của tất cả thành viên trong team. Mọi người có thể sai nhưng sẽ cùng nhau góp ý chỉnh sửa vì mục đích chung. - Nếu bạn bắt đầu làm tình nguyện, nên làm thành viên thì tốt hơn, nhưng nếu trong điều kiện phù hợp, hãy thử làm 1 quản lý. Điều đó sẽ giúp bạn phát triển nhưng luôn hãy nhớ đặt tập thể lên trên và lãnh đạo với tất cả sự khiêm nhường nhé. 7. Tình nguyện vì thành tích, quyền lợi? - Có em nói em làm tình nguyện nên em k cần gì cả, ủa là tự nguyện mà sao em phải đòi gì? - Có em lại nói em làm tình nguyện em phải đạt chứng nhận, em phải được lợi ích, được quà tặng, được giấy khen cấp A B C. => Vậy em nào đúng? Theo mình cả 2 em đều có cái ý đúng. Em thứ nhất đúng ở chỗ là tình nguyện là tự nguyện, nếu mình làm để được cái gì đó thì nó có vẻ giống làm công - làm thuê, chứ không phải làm tình nguyện nữa rồi. Em thứ nhất đúng về bản chất. Em thứ hai đúng về cái lý. Tức là bản thân tổ chức tình nguyện ngoài việc điều phối thành viên làm việc A B C nè, cũng phải chăm sóc thành viên. Ở đây mình k muốn nói rằng tổ chức phải cho các tình nguyện viên một số tiền, quà, hay bắt buộc một cái chứng nhận giấy khen gì. Cái người ta trao trong tình nguyện cốt yếu là cái lòng, và cái người ta cần là sự quan tâm. Một cái thiệp, một lời động viên trong đội nói, một lời tâm sự chia sẻ đôi khi còn hơn những vấn đề vật chất khác. Vậy những cái có thể cho thành viên bao gồm: - Tinh thần: Sự động viên quan tâm đúng mực kịp thời - Giá trị: Chứng nhận giấy khen nhưng đúng chuẩn đúng thời điểm (đúng với thời gian và công sức bỏ ra) - Vật chất: Quà tặng và vật chất nhưng phải công bằng. Vậy làm sao để công bằng, mình sẽ có bài viết khác nói về đánh giá công bằng, công cụ và tiêu chí đánh giá trong tình nguyện nên như thế nào. Quay trở lại câu hỏi của 2 em. Làm tình nguyện chúng ta có quyền lựa chọn một tổ chức phù hợp, quyền lợi cũng là một tiêu chí nhưng mình thấy thường không phải là cái sau cùng, điều quan trọng là một nơi cho bạn sự hài lòng, sự bình an và từ tâm khi bạn cống hiến một điều gì đó. Tình nguyện vì cái tâm vẫn là tốt nhất. Và tổ chức tình nguyện cũng cần có trách nhiệm với thành viên của mình. Còn đối với mình, mình làm tình nguyện có được quyền lợi hay không. Được quyền lợi chứ, cũng là những giá trị cống hiến và tinh thần như nói trên. Có em hỏi vui mình là anh ơi anh làm tình nguyện vậy chắc mỗi năm anh thu nhập nhiều lắm? Mình có nói là cảm ơn em vì cũng quan tâm đến anh nhưng có điều này em phải hiểu. + Thứ nhất là tổ chức nếu làm ra 1 đồng tiền nào, anh cam kết tái đầu tư 100% số tiền đó cho tổ chức, không nhận đồng nào về mình. + Thứ hai là thực sự tổ chức của anh có những giai đoạn làm ra rất nhiều tiền, anh tái đầu tư cho việc chung và thưởng hết số tiền đó cho thành viên để các em ấy phát triển. Cá nhân anh cũng không nhận vì thực sự số tiền ấy không lớn đối với anh. + Thứ ba là khi tổ chức của anh có những giai đoạn chưa được ai đầu tư, hoặc bỗng nhiên đang đầu tư và không được đầu tư nữa. Anh vẫn bỏ tiền túi ra để hoạt động như bình thường. Việc này là cam kết trọn đời, không phải là một vài năm. + Thứ tư là nếu đặt vấn đề ngược lại. Nếu anh không làm tình nguyện y khoa, anh sẽ vừa không mất tiền mà còn kiếm được nhiều hơn nhiều lần số ấy. Nhưng anh sẽ không làm thế, vì cuộc đời này anh được hưởng lợi vì sự tình nguyện của nhiều tổ chức cá nhân. Số tiền (tiền mặt và quy đổi) họ đầu tư cho anh (chú ý đầu tư cho anh trong quá trình học tập và phát triển của cá nhân anh, không phải đầu tư cho công việc tình nguyện của anh) quá lớn, thậm chí có thể cả đời không trả hết được (Ví dụ như 1 Thầy Giáo sư nhận anh như con nuôi, bao anh học tập hết chương trình tiến sĩ. 3 tổ chức đầu tư học bổng cho anh học tập và phát triển 4 năm nay). Nên bản thân anh cũng sẽ làm việc tình nguyện để đóng góp như 1 cam kết trọn đời. Nếu em nghĩ anh kinh doanh tình nguyện thì có thể em chưa hiểu, nhưng sau khi anh giải thích mà em còn nghĩ thế thì em có phần xúc phạm anh ấy. Nhưng anh nghĩ em sẽ hiểu vấn đề này. 8. Cuối cùng thì ta làm tình nguyện vì cái gì? Cá nhân mình những năm đầu làm tình nguyện, mình đã cố gắng nhận thật nhiều chứng nhận và giấy khen. Vui và tự hào lắm. Và mình cũng xây dựng một CV tốt để xin việc. Tuy nhiên sau này dần cũng k ai hỏi mình trong thời sinh viên mình đạt được giải gì, và mình cũng ngại khi vài năm đầu nhắc lại kỷ niệm đó và vài năm sau nhắc mãi thì cũng thật ngại. Mình nghĩ đã đến lúc lột xác và lao vào hành trình mới, lại là rất nhiều giấy khen chứng nhận khi đã ra trường và đang làm việc, những giải thưởng rất to và ảnh hưởng rất lớn. Tuy nhiên sau khi nhận cũng lại là quãng thời gian nhìn lại, cũng tự hào mấy năm nhưng rồi sau đó lại thôi. Thời gian đầu nhắc đến rất tự hào nhưng về sau cũng ngại khi nhắc đến mãi một thành tích trong quá khứ. Vậy mình tự hỏi thực sự giá trình mình đạt được sau bao nhiêu năm làm tình nguyện là cái gì. - Giá trị ngắn có lẽ là giấy khen, chứng nhận, sự tán dương. - Giá trị dài hơn có lẽ là đồng đội, bạn bè, kinh nghiệm, trải nghiệm mà có lẽ mình không bao giờ có nếu như làm tình nguyện. - Giá trị nhất là mỗi nơi mình đi qua, những nơi mình học, làm dự án, vẫn lâu lâu có em nào đó nói là à ở đó từng có anh Bão đã làm những việc như thế, vẫn nhắc lại một số câu nói của mình, xem lại những bài viết của mình. Có những lúc k ngờ tới là những bài viết hơn 10 năm rồi vẫn có người đọc và nhận giá trị từ đó, những tài liệu và bài phân tích bài dịch hơn 10 năm, những bài viết động lực đơn giản. => Có lẽ cá nhân mình sẽ làm gì đó hữu ích hơn, ở chỗ k chỉ là mình làm được mà nhiều người khác làm được, sau này sẽ có nhiều anh chị A B C khác cũng làm được như vậy, điều đó thật đẹp và tuyệt vời. Trong cuộc sống ngắn ngủi này, chúng ta không ai sống mãi mãi, vài chục năm nữa chắc sẽ trở về là hạt bụi, tan theo làn gió. Sẽ thật hạnh phúc khi nếu lúc đó là một cơn gió lướt qua một công trình, dự án, một người bệnh được hưởng lợi, hay một em tình nguyện viên đang làm gì đó có ích qua những gì mình truyền cảm hứng từ hôm nay. Bạn cũng sẽ có lý tưởng riêng mục tiêu riêng của bạn, hãy còm ment vào dưới bài này - Suy nghĩ của bạn khi đọc bài này - Bạn nghĩ mình sẽ làm tình nguyện ntn - Bài này có thay đổi suy nghĩ của bạn về tình nguyện? Comment tại https://www.facebook.com/groups/196345345915168/posts/825913729624990/