Tư vấn phụ huynh xử trí trẻ sốt cao co giật tại nhà

Rate this post

 

CUNG CẤP KIẾN THỨC VỀ BỆNH

  • Sốt cao co giật thường lành tính, không di chứng, tỉ lệ động kinh 2-5%.

XỬ TRÍ KHI TRẺ XUẤT HIỆN CO GIẬT

  • Giữ bình tĩnh và không nên sợ hãi để trẻ được cấp cứu đúng.
  • Không để trẻ một mình. Đặt trẻ nằm xuống nơi rộng rãi và an toàn.
  • Nới lỏng áo ở quanh cổ, nếu có gối thì đặt gối dưới đầu trẻ.
  • Tính thời gian co giật (mốc 5 phút đầu tiên).
  • Yêu cầu người xung quanh lùi ra xa. Kêu gọi thêm người giúp đỡ.
  • Thu dọn đồ vật nguy hiểm.
  • Tuyệt đối không nhỏ bất kỳ dung dịch hay chất gì vào miệng trẻ như chanh, sả,…
  • Nếu có nhiều nước bọt hoặc trẻ ói thì xoay trẻ nằm nghiêng sang bên để dẫn lưu.
  • Không được đè trẻ hoặc cố gắng dùng sức để kiềm cơn co giật.
  • Nhét thuốc hạ sốt qua đường hậu môn nếu trẻ sốt.
  • Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu:
    – Đây là cơn co giật đầu tiên.
    – Cơn co giật kéo dài hơn 5 phút, hoặc ngắn hơn nhưng nhiều cơn ngắn liên tiếp.
    – Trẻ khó thở sau cơn co giật hoặc không hồi phục sau cơn.
    – Có chấn thương trong khi lên cơn co giật.

CÁCH PHÁT HIỆN TRẺ CÓ SỐT

  • Dự phòng sẵn nhiệt kế thủy ngân trong nhà (hệ thống đo °C cho dễ đọc). Nhiệt kế điện tử cần ưu tiên hơn vì độ chính xác cao hơn.
  • Đặt nhiệt kế vào nách cần chờ 5 phút (nách phải khô), vào miệng thì đặt dưới lưỡi trong vòng 5 phút (nếu trước đó trẻ không uống bất kỳ dung dịch nào khoảng 15 phút trước đó).

XỬ TRÍ KHI TRẺ BẮT ĐẦU SỐT

  • Trẻ sốt trên 38°C nên lau mát ngay với nước sẵn có trong nhà (nhất là trẻ đã có tiền sử sốt cao co giật).
  • Trẻ sốt trên 38,5°C nên dùng thuốc hạ sốt bằng đường uống Paracetamol (Acetaminophen).
  • Không nên dùng cồn 90° để lau mát cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Không nên dùng nước đá/lạnh để lau mát cho trẻ.

KHÁM BÁC SĨ NGAY KHI

  • Sốt cao trên 38,5°C hoặc sốt kéo dài trên 48 giờ.
  • Trẻ không uống được hoặc nôn ra mọi thứ.
  • Trẻ li bì, khó đánh thức.
  • Trẻ khó thở.
  • Trẻ tiêu chảy có máu.
  • Trẻ khát.
  • Bất kỳ biểu hiện nào ở trẻ mà phụ huynh lo lắng.

THẢO LUẬN

  1. Tại sao không nên dùng cồn 90° để lau mát cho trẻ?
  2. Tại sao không nên dùng nước đá/lạnh để lau mát cho trẻ?

NGUỒN THAM KHẢO

  1. Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Trần Diệp Tuấn. “Co giật trẻ em”, Nhi khoa chương trình đại học tập 1 (2006), Khoa Y – Bộ môn Nhi – Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh, tr.408.
  2. Nguyễn Phước Sang. “Tiếp cận chẩn đoán và điều trị co giật do sốt”, Tài liệu lâm sàng Nhi khoa 3 – Cẩm nang chẩn đoán và điều trị Nhi khoa (2023), tr.58.
Advertisement

Giới thiệu Nguyễn Bình Minh

- Sinh viên K26YDK1 Y đa khoa Trường Y Dược Đại học Duy Tân - Thành viên của phòng ban G1, L1 của Mạng lưới tình nguyện Y khoa

Xem các bài tương tự

Rối loạn tiền mãn kinh – mãn kinh

✍️Mãn kinh tự nhiên: là sự chấm dứt vĩnh viễn của chu kỳ kinh nguyệt …