Thèm nhai đá lạnh ăn, đất sét…– Đó có thể là dấu hiệu thiếu máu!

Rate this post

Những người tuyệt đối không nên uống nước đá

Thèm nhai đá lạnh ăn, đất sét…– Đừng cười, đó có thể là dấu hiệu thiếu máu!
Bạn nghĩ thèm… đá lạnh hay đất chỉ là thói quen?
Nhưng Pica – hội chứng thèm ăn những thứ không thể ăn được – có thể là lời cảnh báo sớm của thiếu máu thiếu sắt!
1. Pica và pagophagia là gì?
– Hội chứng Pica theo dân gian gọi là chứng ăn bậy. Hội chứng này sẽ khiến bệnh nhân thèm ăn bất kỳ thứ gì kể cả vật không tốt cho sức khỏe, cụ thể như các loại đất đá, cát, đinh bị rỉ sắt,… trong ít nhất 1 tháng [1].
– Pagophagia: Dạng pica phổ biến nhất – nghiện… nhai đá lạnh, đá bào, hoặc uống nước đá [11].
2. Tại sao pica lại liên quan đến thiếu máu?
– Một phân tích 262 người bị thiếu sắt (không mang thai) cho thấy 45% có pica, 87% trong số đó là thèm đá (pagophagia) [8].
– Nghiên cứu 81 bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt: 16% có pagophagia, các triệu chứng biến mất sau khi bổ sung sắt [1].
– Một khảo sát trên người bị thiếu sắt cho thấy 56% thèm nhai đá, so với chỉ 4% ở nhóm không thiếu sắt [3].
– Hội Đông Y Hà Nội khẳng định: “Sự xuất hiện của pica giúp phát hiện thiếu máu; điều trị sắt là cách hiệu quả nhất”
3. Tại sao thiếu sắt lại khiến bạn thèm nhai đá?
– Một giả thuyết: nhai đá làm co mạch ngoại biên → tăng tưới máu lên não, kích thích sự tỉnh táo ở người thiếu sắt. Nghiên cứu ghi nhận: nhóm thiếu máu mà nhai đá thì phản ứng thần kinh nhanh hơn, còn nhóm khỏe mạnh thì không thay đổi [3][11].
– Thiếu sắt ảnh hưởng nhận cảm, não tìm cách “bồi thường” bằng cảm giác lạ.
4. Hậu quả lâu dài của Pica?
Răng miệng: Mòn men, nứt, vỡ răng do nhai đá thường xuyên [15][11].
Tiêu hóa/ hô hấp: Ăn đất/phấn có nguy cơ tắc ruột, nhiễm trùng.
Toàn thân: Thiếu máu tiến triển → mệt, khó thở, ảnh hưởng gan – thận và tim mạch [15].
Tâm thần: Có thể kèm OCD, stress hoặc các rối loạn tâm thần khác [5].
5. Khi nào nên đi khám, và khám gì?
Biểu hiện gợi ý:
– Thèm đá/ăn đất/phấn liên tục >1 tháng.
– Kèm dấu hiệu thiếu máu: mệt, chóng mặt, nhợt nhạt, tim đập nhanh.
Xét nghiệm cần làm:
– Tổng phân tích tế bào máu toàn phần, ferritin, sắt huyết thanh,..[12].
Hướng điều trị:
– Bổ sung sắt nếu thiếu → triệu chứng thường giảm sau vài tuần [14][5].
– Nếu pica vẫn tồn tại → cần khám chuyên khoa.
6. Kết luận
Pica có thể là dấu hiệu của thiếu máu thiếu sắt, hãy đến gặp bác sĩ ngay khi bạn hoặc người thân có thói quen “kỳ quặc” kéo dài này nhé.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Abu, B. A. Z., Morrissey, A., Wu, Y., Castillo, D. A., & Becker, R. (2025). *Pica practices, anemia, and oral health outcomes: a systemic review*. BMC Oral Health.
  2. Barton, J. C., Clayborn Barton, J., & Bertoli, L. F. (2010). *Pica associated with iron deficiency or depletion: clinical and laboratory correlates in 262 non-pregnant adult outpatients*. BMC Hematology, 10, 9.
  3. Ganesan, P. R., & Vasauskas, A. A. (2023). *The association between pica and iron‑deficiency anemia: A scoping review*. Cureus.
  4. Hunt, M. G., Belfer, S., & Atuahene, B. (2014). *Pagophagia improves neuropsychological processing speed in iron‑deficiency anemia*. Medical Hypotheses.
  5. Osman, Y. M., Wali, Y. A., & Osman, O. M. (2005). *Craving for ice and iron‑deficiency anemia: a case series from Oman*. Pediatric Hematology and Oncology, 22(2), 127–131.
  6. Parry‑Jones, B. (1992). *Pagophagia, or compulsive ice consumption: a historical perspective*. Psychological Medicine, 22, 561–571.
  7. von Garnier, C., et al. (2008). *Pica and refractory iron deficiency anaemia: A case report*. Journal of Medical Case Reports.
  8. Khan, Y., & Tisman, G. (2010). *Pica in iron deficiency: A case series*. Journal of Medical Case Reports.
  9. Wikipedia contributors. (2025). *Pagophagia*. Wikipedia.
  10. WebMD. (2023). *Pagophagia*.
  11. Verywell Health. (2024). *What Is Pagophagia and How Is It Treated?*.
  12. Verywell Health. (2024). *Is Eating Ice Bad for You?*.
  13. Verywell Mind. (2024). *Living With Pagophagia*.
  14. National Institutes of Health. (2021). *Iron Deficiency Anemia*. MedlinePlus.
  15. American Dental Association. (2022). *The Effects of Chewing Ice on Your Teeth*.
Advertisement

Giới thiệu BS Trần Gia Tân

Tốt nghiệp Trường Y Dược, Đại học Duy Tân năm 2024. Định hướng chuyên ngành Nhi khoa. Hiện đang tu nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh.

Xem các bài tương tự

IMG 9576

Nguy Cơ Gây Mê và Gây Tê Trong Phẫu Thuật

Phẫu thuật và các phương pháp vô cảm ngày nay an toàn hơn bao giờ …