[Bệnh học] Phân biệt sốt virus và sốt xuất huyết

Rate this post

📛 SỐT DO NHIỄM VIRUS

-😡 Sốt cao: thường từ 38 đến 39 độ C, thậm chí 40-41 độ C. Trong cơn sốt, trẻ thường mệt mỏi và ít đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol… Khi hạ sốt, trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường.
-🤬 Đau mình mẩy
-🤬 Đau đầu: Một số trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, không kích thích, vật vã.
-🤤 Ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng đỏ…
– 👿Rối loạn tiêu hóa: phân lỏng, không có máu, chất nhầy.
– 👿Viêm hạch: Các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy.
– 😈Phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt.
-😈 Viêm kết mạc: Kết mạc có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt.
-😈 Nôn: Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn.
🌞🌞Các triệu chứng trên thường xuất hiện rất rầm rộ và sau 3-5 ngày sẽ giảm dần rồi mất đi, trẻ trở lại khỏe mạnh.🌞🌞
———————–
📛 SỐT XUẤT HUYẾT:

-🌡️ Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt.
– 🌡️Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.
-🌡️ Có thể có nổi mẩn, phát ban.
🌡️Thể bệnh nặng: (thường là thể sốt xuất huyết dengue, chủ yếu bị ở trẻ em với tỷ lệ tử vong khá cao (30 – 40%)
-🌡️🌡️🌡️ Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).
– 🌡️Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
🌀🌀Nếu có những dấu hiệu trên, hãy đưa trẻ đến cấp cứu kịp thời. Liên hệ ngay với bác sĩ nếu nghi ngờ sốt xuất huyết.💥💥💥

Nguồn: Chia sẻ kiến thức y khoa cơ sở

Advertisement

Giới thiệu Thủy Tiên

Họ và tên: Hà Thuỷ Tiên Ngày sinh: 05/12/2000 Trường: sinh viên đại học tây nguyên Biệt danh khác: Azura

Check Also

[JAMA 2020] Nhiễm trùng niệu tái phát ở phụ nữ

Nhiễm trùng niệu tái phát ở phụ nữ Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) ảnh …