[Cập nhật] Dị ứng đạm sữa bò – Cow’s milk protein allergy (CMPA)

Rate this post
Sữa tốt nhất cho trẻ con là sữa mẹ, nhưng nếu vì lí do gì mà không thể bú mẹ thì sẽ bú sct, mà sữa công thức hầu hết là trên nền sữa bò nên mới có chuyện dị ứng đạm sữa bò
CMPA xảy ra khoảng trên 2-6% trẻ em mà hầu hết là trong năm đầu tiên của cuộc đời. Điều may mắn là CMPA chỉ xảy ra trong thời gian vài năm đầu đời và thường sẽ tự hết, 50% sẽ tự hết trong năm đầu, 80-90% sẽ tự hết khi tới 5 tuổi.
CMAP có thường xuyên xảy ra như vậy không? Tỷ lệ CMPA có thể thấp hơn nhiều so với được báo cáo, vì vấn đề chẩn đoán không phải dễ dàng, và thường được chẩn đoán quá tay. Tỷ lệ CMPA dựa trên sự nghi ngờ của cha mẹ do viêm da cơ địa, khóc dạ đề,… cao gấp 4 lần tỷ lệ thực sự. Một số khác có thể được chẩn đoán CMPA quá tay do xét nghiệm IgE dương tính. Theo một báo cáo nghiên cứu ở anh, tỷ lệ CMPA chỉ có 1% nếu dựa theo tiêu chuẩn vàng là phương pháp thử thay đổi chế độ ăn (oral food challenge).
Sự chẩn đoán quá tay này đưa đến sự giới hạn chế độ ăn không cần thiết và làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu,…
Như vậy việc chẩn đoán chính xác vô cùng quan trọng.
TRIỆU CHỨNG CMPA.
Có hai nhóm triệu chứng chính.
Nhóm triệu chứng do kháng thể IgE, xảy ra gần như ngay lập tức trong vòng 30 phút sau khi uống sữa bò. Triệu chứng có thể là nổi mề đay, ho, khó thở, phù thanh quản, nôn ói, phù mạch cấp, suy hô hấp, sốc phản vệ.
Loại dị ứng này hiếm và dễ chẩn đoán.
Nhóm triệu chứng do phản ứng dị ứng chậm không do IgE, chủ yếu là ở da và đường tiêu hóa. Triệu chứng có thể là viêm da cơ địa kéo dài, tiêu chảy hay táo bón, phân nhầy máu, viêm ruột, biếng ăn, khóc dạ đề, biếng ăn, suy dd, mất protein qua ruột, viêm thực quản.
Triệu chứng của nhóm dị ứng chậm không đặc hiệu và thường xảy ra do nhiều bệnh khác nên khó quy cho CMPA, CMPA có thể gây viêm da cơ địa nhưng không phải đứa nào viêm da cũng do CMAP. Do đó ở đây chủ yếu nghi ngờ là chính nên phải dùng tới công cụ khác để chẩn đoán.
CHẨN ĐOÁN CMPA
Chẩn đoán CMPA thường có 3 mức độ:
– Nghi ngờ dựa trên triệu chứng được báo cáo từ cha mẹ.
– Xét nghiệm IgE đặc hiệu với đạm sữa bò, casein, và test dị ứng da (skin prick test)
– Thử thách qua chế độ ăn.
Triệu chứng thì thường mơ hồ, hay không đặc hiệu, chỉ có giá trị nghi ngờ là chính
Xét nghiệm IgE định lượng kháng thể IgE đặc hiệu với đạm sữa bò, tuy nhiên kháng thể tăng không có nghĩa là sẽ có phản ứng dị ứng, cho dù kt tăng nhưng nếu trẻ ăn món đó mà không có triệu chứng gì thì không cần phải lo lắng gì.
Rất nhiều trẻ bị giới hạn thức ăn một cách không cần thiết do cha mẹ hay chính nhân viên y tế sau khi được thử kháng thể IgE. Tôi có bn thử IgE thấy tăng nhẹ với nhiều loại thức ăn nhưng không có triệu chứng gì, cô y tá ở trường tự động cắt bỏ hết các loại thức ăn đó ra khỏi bữa ăn hàng ngày, cuối cùng đứa nhỏ bỏ ăn, ốm nhom, thiếu máu, mẹ đưa tới tôi khám, tôi muốn chửi thề cô y tá này hết sức.
Xn da thì bs sẽ tiêm một lượng nhỏ dị ứng nguyên (đạm sữa bò) vào dưới da và xem có phản ứng tại nơi tiêm hay không, xn này có giá trị hơn IgE vì ít ra cũng cho ta biết cơ thể có phản ứng với dị ứng nguyên hay không, tuy nhiên cũng không thể khẳng định các triệu chứng bệnh nhân đang có là do CMPA.
Hai loại xn này có giá trị tiên đoán âm tính rất tốt (>95%), có nghĩa là nếu xn âm tính, thì khả năng trên 95% là con bạn không có dị ứng đạm sữa bò. Tuy nhiên một số nhỏ bệnh nhân vẫn có triệu chứng lâm sàng dù test IgE âm tính, nên lúc này phải cần test da hay thử thách chế độ ăn.
Nếu xn IgE dương tính thì chỉ có 60% khả năng là bn có CMPA.
Dông dài như vầy chỉ để nói là triệu chứng và xn chỉ có giá trị giới hạn trong chẩn đoán, khi vẫn còn nghi ngờ thì cần tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán là test thử thách chế độ ăn.
Test thử thách chế độ ăn là phương pháp loại bỏ sct hay sữa bò và thay bằng chế độ ăn không sữa bò nhằm xem các triệu chứng có giảm bớt hay không.
Nếu con bạn có phản ứng dị ứng nhanh thì không nên tự làm test này mà phải tham vấn với bs của bạn.
CÁC LOẠI THỨC ĂN THAY THẾ
Sữa ct đạm thủy phân (eHF): đạm trong sữa được thủy phân làm mất cấu trúc của đạm sữa bò làm giảm nguy cơ gây dị ứng, điển hình là Similac Alimentum và Enfamil Neutramigen. Sữa này vẫn có nguy cơ gây triệu chứng trên 10% bn CMPA.
Sữa amino acid (AAF): các loại sữa ngày chỉ chứa aa nên không có nguy cơ dị ứng, tuy nhiên rất đắt tiền và vị khó uống, thường chỉ dùng trong một số ít trường hợp khi eHF không thấy giảm triệu chứng và kháng thể IgE cao hay phản ứng dị ứng nguy hiểm.
Sct từ đậu nành (SF) chỉ dùng ở trẻ trên 6 tháng vì có thể gây kích ứng phản ứng dị ứng ở trẻ nhỏ hơn 6 tháng có CMPA.
Các loại sữa động vật khác không được khuyến cáo vì không đủ dinh dưỡng và đắt tiền và có thể gây phản ứng dị ứng ở trẻ có CMPA như sữa dê (90%), sữa lừa (15%).
Trẻ đã ăn dặm có thể ăn thức ăn không có sữa bò hay sản phẩm từ sữa bò.
TEST THỬ THÁCH CHẾ ĐỘ ĂN
Với những trẻ có triệu chứng dị ứng nhanh hay dị ứng chậm kéo dài như khóc dạ để, viêm da cơ địa nặng kéo dài, tiêu chảy kéo dài, phân nhầy máu, nôn ói kéo dài, thiếu máu do chảy máu đường ruột, suy dinh dưỡng, hạ albumin do mất đạm qua đường ruột, bs sẽ cân nhắc dùng test này, đặc biệt là ở những trẻ có xn dương tính. Đây là một test củng cố chẩn đoán đồng thời là pp điều trị.
Với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi thường bắt đầu với eHF hay SF (> 6 tháng), sau đó có thể chuyển qua AAF nếu không cải thiện. Thời gian thử thách thường là 2-4 tuần.
Nếu triệu chứng lâm sàng cải thiện rõ rệt thì sẽ tránh sct từ sữa bò ít nhất 6 tháng, nếu sau 1 tuổi có thể thử sữa bò lại (phải bàn luận với bs của bạn trước khi thử lại).
Advertisement
Các trường hợp nhẹ thường khó đánh giá vì triệu chứng có thể do nhiều nguyên nhân và khó đánh giá mức độ cải thiện.
Nếu triệu chứng không thay đổi sau 4 tuần thử thách thì không phải do CMPA, có thể trở lại chế độ ăn ban đầu.
CMPA Ở TRẺ BÚ MẸ.
CMPA vẫn có thể xảy ra ở trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn do đạm sữa bò từ chế độ ăn của mẹ nhưng ít gặp hơn.
Nếu triệu chứng nhẹ, không cần làm gì, sau 1 tuổi sẽ tự khỏi.
Nếu triệu chứng vừa tới nặng, mẹ có thể thử bằng cách ăn chế độ ăn không sữa bò trong 2-4 tuần.
Nếu trẻ không thay đổi, trở lại ăn bình thường vì không phải CMPA.
Nếu trẻ cải thiện triệu chứng rõ rệt, cho mẹ ăn chế độ ăn có sữa bò trở lại trong 1-2 tuần, nếu trẻ không có triệu chứng trở lại thì không phải là CMPA, mẹ có thể ăn uống bình thường.
Nếu trẻ có triệu chứng trở lại thì đúng là CMPA, lúc này mẹ phải cai sữa bò trong 6-12 tháng, sau dó có thể cân nhắc thử sữa bò khi trẻ lớn hơn 1 tuổi.
Nếu cần có thể cho trẻ uống thêm eHF và SF tùy theo trường hợp.
Toàn bộ quá trình thử thách và thử cho uống sữa bò lại sau 1 tuổi là vì việc chẩn đoán chính xác khá khó khăn và thường sẽ hết sau 1 tuổi, nếu loại bỏ sữa bò kéo dài sẽ ảnh hưởng tới chế độ ăn và dễ gây thiếu dinh dưỡng.
CMAP là một vấn đề khá mơ hồ và hay bị đổ thừa ở nhiều trẻ và có thể gây giới hạn chế độ ăn không cần thiết.
Tôi hay dùng các loại sữa đạm thủy phân như Alimentum và Neutromigen, họa hoằn lắm mới dùng tới AAF như Neocate, EleCare
Tui thường không quảng cáo hôm nay phá lệ quảng cáo cho nhỏ em họ, nếu bạn nào cần mua Alimentum và Neutromigen thì có thể vào đây, giá cả thì hỏi chủ trang vì tôi không bán, nhưng hàng thì bảo đảm xịn vì người nhà tôi hay đi mua dùm, có cả các loại hàng khác.
CAMIA-Chuyên Hàng Mỹ
https://www.facebook.com/CAMIA-Chuy%C3%AAn-H%C3%A0ng-M%E1%BB%B9-104453101422492/

Giới thiệu Huỳnh Tâm Nguyện

Check Also

Tại sao chúng ta phải “sợ” Ma Túy?

Chúng ta thường nghe rằng phải tránh xa Ma Túy. Ở hầu hết các quốc …