BÀI 6: HÀNH TRÌNH TỪ ĐỀ KHÁNG INSULIN ĐẾN TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2!
– Để dễ hình dung nhất về diễn tiến của bệnh, mời các bạn xem hình 1:
Đề kháng insulin (Insulin resistance) hiểu một cách đơn giản là tình trạng tăng insulin máu (Hyperinsulinemia) kéo dài trong khi đường huyết vẫn còn bình thường. Còn tiểu đường tuýp 2 là giai đoạn tiếp theo của tình trạng đề kháng insulin, lúc này đường huyết tăng và insulin máu tăng cao hoặc không tăng cao nhưng vẫn ở ngưỡng cao hơn so với bình thường.
+ Nhìn vào hình 2 từ nghiên cứu Whitehall II, đăng trên tạp chí Lancet năm 2009, các bạn sẽ thấy quá trình diễn tiến từ đề kháng insulin (đường huyết lúc này hoàn toàn bình thường nhưng ở ngưỡng khoảng 5,5 mmol/L) và quá trình này mất trung bình khoảng 13 năm để đường huyết tăng cao đột ngột đủ điều kiện chẩn đoán tiểu đường tuýp 2.
+ Trong giai đoạn đề kháng insulin, nếu chỉ xét nghiệm đường huyết và HbA1C khi đi kiểm tra sức khỏe thì các bạn sẽ chủ quan với sức khỏe của mình!
Ồ, đường huyết “ngon” vầy mà lo gì! Cho đến 1 ngày đẹp trời thì…
– Vậy có những biểu hiện nào để gợi ý các bạn đang trong giai đoạn đề kháng insulin? Mình xin bật mí nhé!
+ Bạn hay xuất hiện những cơn mệt, thường xuyên thèm ăn ngọt, khả năng tập trung giảm…
+ Tăng kích thước vòng 2 (mập bụng).
+ Dấu gai đen trên da ở gáy, cổ, nách, bẹn…(Acanthosis Nigricans).
+ Tăng huyết áp.
+ Xét nghiệm: Gan nhiễm mỡ, tăng TG, giảm HDL, HOMA-IR tăng (Homeostatic Model Assessment of Insulin Resistance).
– Trong bài chia sẻ lần này, mình sẽ giới thiệu cho các bạn quá trình diễn tiến từ đề kháng insulin thành tiểu đường tuýp 2 diễn ra cụ thể như thế nào nhé!
1. Hiện nay, có những bằng chứng khoa học chứng minh mối liên quan trực tiếp:
+ Giữa tình trạng tăng insulin máu (Hyperinsulinemia) và đề kháng insulin (Pubmed ID: 27340034, 18430774, 29455245, 18569016, 2249650, 31990657, 24949486).
+ Giữa Cortisol và đề kháng insulin (Pubmed ID: 31126054, 30145227, 31098671, 27614803).
+ Giữa quá trình viêm (Inflammation) và đề kháng insulin (Pubmed ID: 28365222, 26452040, 16823477, 22294100).
+ Và trong các tế bào bị đề kháng insulin (Mỡ, cơ, gan, tụy) đều chứa 1 thành phần có tên là CERAMIDES.
(The primary mechanism through which ceramide promotes insulin resistance is by inhibiting the activity of Akt/PKB, which is an essential facilitator of glucose transport into the cell. Ceramide blocks the activity of Akt/PKB by two independent mechanisms, i.e., by stimulation of Akt dephosphorylation via protein phosphatase 2A (PP2A) and blocking the translocation of Akt via PKCζ4. Ceramide activates PP2A, which inhibits the action of Akt/PKB by impairing Akt serine phosphorylation. The result of this inhibition is decreased translocation of glucose transporter type 4 (GLUT4) to the plasma membrane and hence decreased uptake of glucose.)
(Nature, scientific reports, Article number 41231 (2017)).
2. ĐỀ KHÁNG INSULIN TẠI CƠ VÀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN TIẾP TỪ ĐỀ KHÁNG INSULIN TẠI CƠ SANG TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 (Pubmed ID: 19875544).
– Cơ tiêu thụ khoảng 80% lượng đường glucose trong cơ thể.
– Các tế bào cơ cần insulin để giúp chuyển glucose từ máu đi vào trong các tế bào cơ.
– Khi có tình trạng đề kháng insulin xảy ra tại cơ, khả năng hấp thụ glucose sẽ giảm đến khoảng 50%, dẫn tới tăng đường máu.
3. ĐỀ KHÁNG INSULIN TẠI GAN VÀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN TIẾP TỪ ĐỀ KHÁNG INSULIN TẠI GAN SANG TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 (Pubmed ID: 20133650).
– Tại gan, Insulin giúp gan tổng hợp chất béo (Lipogenesis) và insulin cũng giúp gan tổng hợp glycogen (Glycogenesis).
– Khi có tình trạng đề kháng insulin tại gan, insulin vẫn kích hoạt được quá trình tổng hợp chất béo (Lipogenesis), trong khi quá trình tổng hợp glycogen tại gan (Glycogenesis) lại giảm đi đáng kể dẫn tới tăng đường máu (do giảm tổng hợp glycogen từ glucose tại gan và tăng ly giải glycogen thành glucose).
4. ĐỀ KHÁNG INSULIN TẠI TỤY VÀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN TIẾP TỪ ĐỀ KHÁNG INSULIN TẠI TỤY SANG TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 (Pubmed ID: 10414926, 23882035, 32060017).
– Tại tụy, 2 loại tế bào đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh là tế bào anpha và tế bào beta.
– Tế bào anpha sản xuất ra glucagon (làm tăng đường huyết), trong khi tế bào beta tiết ra insulin (làm hạ đường huyết).
– Sự hoạt động nhịp nhàng của chúng giúp đường huyết luôn ổn định ở mức 80-100 mg/dL.
– Insulin ức chế quá trình sản xuất glucagon của tế bào anpha.
– Khi các tế bào anpha bị đề kháng insulin, quá trình sản xuất glucagon của tế bào anpha không bị ức chế bởi insulin nữa, lúc này glucagon được tạo ra nhiều làm tăng đường máu.
– Còn đối với các tế bào beta, số lượng của chúng giảm khoảng 20-65% dẫn tới những tế bào beta còn lại phải làm việc quá sức, lâu dần làm suy giảm chức năng hoạt động của các tế bào này và hệ quả là dẫn tới tăng đường máu.
Tuy nhiên, nồng độ insulin máu lúc này không giảm mà vẫn cao so với ngưỡng bình thường nha các bạn! Tế bào beta vẫn sản xuất nhiều insulin nhưng không cân bằng được so với mức độ nặng của đề kháng insulin dẫn tới tăng đường máu.
– Chức năng của các tế bào beta phục hồi hoàn toàn sau 1 năm áp dụng các chế độ ăn giúp giảm cân (Dietary weight loss).
+ Hiện nay, Tiểu đường tuýp 2 được xem là 1 bệnh mạn tính và tiến triển (Type 2 diabetes mellitus is a chronic, progressive disease). Điều này có nghĩa là theo thời gian, bệnh sẽ ngày càng nặng hơn, điều trị lúc đầu là chỉnh chế độ ăn, sau đó là uống thuốc, lúc đầu liều thấp, ít thuốc, sau tăng liều, phối hợp thuốc, và chích insulin…
+ Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nghiên cứu và bằng chứng khoa học chứng minh rằng bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 hoàn toàn có thể đảo ngược quá trình bệnh, duy trì đường máu bình thường chỉ bằng chế độ ăn mà không cần dùng 1 viên thuốc nào cả! Cụ thể thế nào thì xin hẹn gặp lại các bạn trong những bài học tiếp theo nhé!
DEKI CLINIC CHANNEL.