[Cập nhật] Lược đồ xử trí vai trò của thán đồ/EtCO2 trong cấp cứu ngưng hô hấp tuần hoàn

Rate this post
Sẵn dịch (chủ yếu nội dung, hình thức xấu mọi người thông cảm 😃) của lược đồ cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn ở người lớn 2020 của hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA), mình sẽ viết thêm về thán đồ và vai trò của sử dụng thán đồ trong hồi sức ngưng hô hấp tuần hoàn.
Để hiểu về: Nhồi tim để làm gì, tại sao ta cần ấn đủ sâu, ấn đủ nhanh, để lồng ngực đàn hồi hoàn toàn, hạn chế gián đoạn thời gian CPR, không được thông khí quá mức và như thế nào là hồi sức tim phổi chất lượng cao, các bạn có thể đọc và xem lại bài cũ của mình:
NHỮNG PHẦN TRONG GUIDELINE CÓ ĐỀ CẬP THÁN ĐỒ:
*Bước 6 và bước 10: Cân nhắc đặt đường thở, đo thán đồ (Sau khi cung cấp oxy, quyết định sốc điện hoặc không, lấy đường truyền, tiêm epinephrine và CPR 1 chu kỳ).
-Mục đích: (1) Xác nhận vị trí ống nội khí quản và (2) đánh giá chất lượng CPR.
*Bước 12: Dấu hiệu của sự tái lập tuần hoàn tự nhiên, cụ thể, PEtCO2 tăng >= 40mmgHg kéo dài.
ETCO2 VÀ CAPNOGRAPHY (THÁN ĐỒ) LÀ GÌ?
*EtCO2 (end-tidal CO2) = CO2 cuối thì thở ra => Thể hiện giá trị bằng giá trị PEtCO2 (áp suất riêng phần CO2 cuối thì thở ra) => Giá trị bình thường ở người lớn là 35-45mmHg.
*EtCO2 được đo thông qua Capnography (giá trị EtCO2 và biểu đồ sóng CO2)
*Lượng CO2 trong thì thở ra phụ thuộc vào 3 yếu tố:
(1)Lượng CO2 được sản xuất tại mô => (2)Khả năng CO2 được vận chuyển tới phổi (vai trò hệ tuần hoàn) => (3)Khả năng trao đổi khí và thải CO2 của phổi (vai trò hệ hô hấp) – hiệu quả phụ thuộc sự tương hợp giữa thông khí (ventilation) và tưới máu (perfusion)
*Biểu đồ sóng CO2 (xem hình) được chia làm 4 pha: Pha I (bắt đầu thở ra) => Tăng dần (pha 2) => Đạt bình nguyên tới cuối thì thở ra (pha III) => Giảm nhanh khi BN bắt đầu hít vào (pha 4)
EtCO2 tương ứng với điểm cuối pha III.
ETCO2 THỂ HIỆN ĐIỀU GÌ TRONG NGƯNG HÔ HẤP TUẦN HOÀN
*Khi ngừng tuần hoàn, CO2 không được vận chuyển tới phổi và tại phổi không diễn ra sự trao đổi khí vì không có sự tương hợp thông khí tưới máu (không có tưới máu).
*Do đó, trong theo dõi CPR, etCO2 đang thể hiện gián tiếp vai trò của hệ tuần hoàn (cung lượng tim) => Cung lượng tim trong CPR phụ thuộc vào động tác ép ngực (ép ngực hiệu quả thường đạt được 20% cung lượng tim so với bình thường).
THÁN ĐỒ XÁC NHẬN VỊ TRÍ ỐNG NỘI KHÍ QUẢN
Khi đặt nội khí quản đúng vị trí, giá trị EtCO2 35-45mmHg và có sóng CO2 đặc trưng ở BN không ngưng tuần hoàn.
Ở BN ngưng tuần hoàn, khi đặt nội khí quản đúng vị trí, giá trị EtCO2 tăng và có sóng CO2 theo nhịp ép ngực và thông khí èNếu đặt vào thực quản EtCO2
THÁN ĐỒ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CPR
Khi CPR hiệu quả đồng nghĩa với cung lượng tim được duy trì bằng động tác ép ngực là đủ và duy trì ổn định => EtCO2 đạt giá trị điều trị và ổn định trong suốt thời gian CPR => Nếu trong lúc CPR mà EtCO2 thấp hoặc giảm cần đánh giá lại hiệu quả CPR.
THÁN ĐỒ LÀ CHỈ ĐIỂM CÓ SỰ TÁI LẬP LẠI TUẦN HOÀN TỰ NHIÊN
Tương tự, khi có sự tái lập tuần hoàn tự nhiên, vì cung lượng tim tự nhiên = 5 lần cung lượng tim do CPR => Cung lượng tim tăng cao hơn trong lúc CPR và kéo dài ổn định => PetCO2 cũng tăng đột ngột (>= 40mmHg) và kéo dài ổn định.
THÁN ĐỒ CÒN LÀ DẤU HIỆU TIÊN LƯỢNG KẾT CỤC BỆNH NHÂN KHI CPR
-Sau 20 phút CPR mà PetCO2 > 20mmHg => Khả năng cao sẽ có sự tái lập tuần hoàn tự nhiên.
-Sau 20 phút CPR mà PetCO2 < 10mmHg (CPR đã đúng kĩ thuật) => Gần như không có cơ hội có sự tái lập tuần hoàn tự nhiên. Các tác giả Milan Kolar, Robert L.Levine lần lượt thấy rằng sau 20 phút CPR mà PEtCO2 dưới 10mmHg (hoặc dưới 14.3mmHg) thì độ nhạy – độ đặc hiệu – giá trị tiên đoán dương – giá trị tiên đoán âm của việc không có lại sự tái lập tuần hoàn tự nhiên đều là 100%.
HẠN CHẾ CỦA ETCO2
EtCO2 cũng có những hạn chế
-Khi nguyên nhân ngưng tuần hoàn là nguyên nhân hô hấp thì EtCO2 sẽ cao hơn (hơn là chỉ thể hiện hiệu quả CPR) => Ví dụ ngưng tim vì nguyên nhân tăng CO2.
-Khi nguyên nhân ngưng tuần hoàn là thuyên tắc phổi thì EtCO2 sẽ thấp hơn (thấp hơn là chỉ thể hiện hiệu quả CPR), vì khi đó, dù CPR đã đạt được cung lượng tim mong muốn nhưng vì cung lượng tim đó không được/ ít tuần hoàn lên phổi => Tưới máu kém => Hiệu quả trao đổi khí và thải CO2 vẫn kém.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1-Panchal AR, Bartos JA, Cabañas JG, Donnino MW, Drennan IR, Hirsch KG, et al. Part 3: Adult Basic and Advanced Life Support: 2020 American Heart Association Guidelines for Cardiopulmonary Resuscitation and Emergency Cardiovascular Care. Circulation. 2020;142(16_suppl_2):S366-s468.
2-Heradstveit BE, Sunde K, Sunde GA, Wentzel-Larsen T, Heltne JK. Factors complicating interpretation of capnography during advanced life support in cardiac arrest–a clinical retrospective study in 575 patients. Resuscitation. 2012 Jul;83(7):813-8. PMID: 22370007.
3-Kolar M, Krizmaric M, Klemen P, Grmec S. Partial pressure of end-tidal carbon dioxide successful predicts cardiopulmonary resuscitation in the field: a prospective observational study. Crit Care. 2008;12(5):R115. PMC2592743.
Advertisement

Giới thiệu Huỳnh Tâm Nguyện

Check Also

Tại sao chúng ta phải “sợ” Ma Túy?

Chúng ta thường nghe rằng phải tránh xa Ma Túy. Ở hầu hết các quốc …