TỐI ƯU HÓA ĐỂ RÚT NỘI KHÍ QUẢN
Bữa giờ toàn gặp bài hay . Bài này mới ra trên ICM, link mình để ở dưới
Quan điểm của mình là những cái này nên làm checklist, protocol. Điều này sẽ giúp bác sĩ làm việc một cách dễ dàng hơn, điều dưỡng cũng có thể tham gia và góp ý khi có điều nào đó “chưa/quên” đánh giá. Đôi khi không cẩn thận 1 xíu có thể hủy đi công sức của 1 quá trình.
12 ĐIỀU CẦN LÀM TRƯỚC KHI RÚT NỘI KHÍ QUẢN
1-Dừng an thần, đánh giá sự tỉnh táo
2-Đánh giá khả năng ho và khạc
3-Xác định và điều trị các yếu tố nguy cơ cai máy thất bại
4-Cho bệnh nhân thử nghiệm tự thở (với mode PSV hoặc T-tube)
5-Siêu âm phổi đánh giá xem bệnh nhân có xẹp phổi trong quá trình thử nghiệm tự thở hay không?
6-Sau khi “thử nghiệm tự thở: có thể bằng Pressure Support, hoặc T-tube “ => Kết nối lại máy thở cho bệnh nhân thở 30 phút – 1 giờ (điều này tránh tình trạng bệnh nhân mệt cơ hô hấp sau thử nghiệm tự thở
7-Đánh giá chức năng tim mạch khi không có áp lực dương (nghĩa là giảm/tắt PEEP thử => siêu âm tim) để tiên đoán xem bệnh nhân có nguy cơ phù phổi sau rút nội khí quản hay không? (Có thì ta có thể đánh giá dịch – cho lợi tiểu, hoặc chuẩn bị thở NIV sau rút nội khí quản)
8-Có thể cho bệnh nhân thở HFNO trong quá trình thử nghiệm tự thở với T-tube (bộ HFNC nó có dụng cụ để gắn qua T-tube). Trong 1 nghiên cứu RCT đơn trung tâm, tỉ lệ đặt lại nội khí quản trong vòng 7 ngày giảm với phương pháp trên (3.9%) so với 16% (T-tube với oxy thông thường)
9-Kiểm tra bilan dịch, cố gắng đạt bilan dịch âm trước rút
10-Đánh giá chức năng cơ hoành và cải thiện chức năng cơ hoành (cái này cần vật lý trị liệu)
11-Đánh giá nguy cơ phù nề đường thở sau rút ống (cuff-leak test) – dùng corticoid trước nếu có nguy cơ
12-Sử dụng NIV và HFNC sau rút nội khí quản ở bệnh nhân nguy cơ cao (Béo phì, COPD..)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
De Jong, A., Talmor, D. & Jaber, S. How to optimize extubation?. Intensive Care Med (2023).
Tác giả: BS.Nguyễn Phi Tùng