[Cập nhật]P2: Cách đoc kết quả xét nghiệm máu tổng quát (BS gia đình)

Rate this post
Trong phần trước (video #357) tôi nói sơ lược về cách đọc kết quả. Trong phần này và những phần tiếp, tôi sẽ nói kỹ hơn từng loại xét nghiệm từ BS gia đình cho đến BS chuyên khoa.

Các xét nghiệm BS gia đình thường cho làm là xét nghiệm đếm máu CBC (Complete Blood Count), bảng chuyển hóa đầy đủ (Com Metabolic Panel), bảng Mỡ (Lipid Panel), xét nghiệm tuyến giáp (Thyroid panel), chỉ số tiểu đường Ha1c, và phân tích nước tiểu (UA).

Khi cầm kết quả xét nghiệm, quý vị cần so sánh kết quả quý vị với khoảng tham chiếu (Reference). Thường các chỉ số xét nghiệm bất thường sẽ được in hoa, có dấu tròn, hoặc thêm chữ A (Abnormal = Bất thường), L (Low =thấp), hay H (High = cao), N (Negative = âm tính), và Pos (Positive = dương tính) kế bên.
– Lưu ý là các chỉ số xét nghiệm ở đây dựa vào tiêu chuẩn Y khoa tại Hoa Kỳ. Tại Việt Nam, các chỉ số và tham chiếu có thể dùng đơn vị khác nhau.

# Xét nghiệm CBC đếm tế bào máu tổng thể CBC có phân loại và đếm số lượng (with differentiation and absolute count)
– Xét nghiệm này tập trung vào 3 loại tế bào máu là bạch cầu (WBC), hồng cầu (RBC), và tiểu cầu (Platelet). Khi xét nghiệm các loại máu này, BS sẽ tìm xem quý vị có các bệnh về máu như thiếu máu, nhiễm trùng, ung thư máu, hay xuất huyết do bệnh tiểu cầu. Trong loại xét nghiệm này, lại có các xét nghiệm chia nhỏ hơn phân loại các tế bào máu trắng khác nhau

1. Bạch huyết cầu (WBC), khoảng bình thường là 4,000-12,000 /cmm
– Bạch cầu là tế bào quan trọng trong hệ miễn dịch cơ thể. Thông thường, tăng bạch cầu gợi ý có nhiễm trùng vì cơ thể đang phải tăng cường chiến đấu với virus và vi khuẩn. Mặc khác, WBC cũng có thể tăng do thuốc ví dụ như đang dùng thuốc Corticosteroid. Vì vậy, dịch số WBC phải dựa vào triệu chứng lâm sàng (như sốt/nóng lạnh, hình chụp XR/CT) để chẩn đoán bị nhiễm trùng. Mặc khác, WBC thấp có thể do các bệnh về hệ miễn dịch như Lupus ban đỏ hay HIV. Vì vậy, WBC là một trong những chỉ số đầu tiên và quan trọng để theo dõi hệ miễn dịch của cơ thể.
– Sau khi xem về WBC, BS sẽ giải thích kỹ hơn về từng loại tế bào bạch cầu

# Các loại bạch cầu (WBC types)
– BS sẽ xét nghiệm 5 loại bạch cầu và xem tỉ lệ phần trăm của chúng ra sao. Thường các loại bạch cầu có tỉ lệ phần trăm ổn định. Thay đổi các chỉ số phần trăm có thể gợi ý các bệnh lý khác về bạch cầu
– Bạch cầu trung tính Neutrophil 40-60% tổng số tế bào máu trắng, thường tăng trong trường nhiễm vi khuẩn cấp tính, có thể giảm trong trường hợp nhiễm virus, hay do thuốc ức chế hệ miễn dịch
– Bạch cầu Lympho chiếm 20-40% tổng số tế bào máu trắng, thường tăng trong trường hợp nhiễm khuẩn (virus, vi khuẩn) cấp tính và mạn tính,
– Bạch cầu Mono 2-8% tổng số tế bào máu trắng, thường tăng
– Bạch cầu đoạn ưa acid Eosinophil 1-4%. Tăng phần trăm bạch cầu này hay tăng chỉ số đếm gợi ý bệnh dị ứng hay nhiễm ký sinh trùng
– Bạch cầu Basophil chiếm khoảng 0.5-1%, tăng loại này thường thấy

2. Hồng huyết cầu (Red Blood Cell)
– Hồng huyết cầu giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxygen đến khắp nơi trong cơ thể. Đây là tế bào quan trọng sống còn của chúng ta. Vì vậy, thấp hay cao chỉ số hồng cầu (Hb) có thể gợi ý nhiều bệnh nguy hiểm như chảy máu cấp tính hay bệnh thiếu máu mạn tính có thể dẫn đến tử vong nếu không chữa trị kịp thời.
– Khi BS đọc dịch kết quả máu thường kết hợp nhiều chỉ số, như Hct, Hb, MCV, và Ferritin để tìm ra lý do bị thiếu máu.

# Chỉ số khối hồng cầu Hematocrit
– Là chỉ số phần trăm của tế bào máu (RBC) trong máu chúng ta. Ở nam, chỉ số này là 42-47% trong khi ở nữ chỉ số này thấp hơn, từ 37-42%.
– Chỉ số Hematocrit thấp gợi ý bị thiếu máu (chảy máu, thiếu máu, có thai) trong khi chỉ số HCT tăng trong bệnh phổi mạn tính, bệnh mạch vành.
# Chỉ số huyết sắc tố hay chỉ số hồng cầu Hemoglobin (Hb)
– Thường Hemoglobin tăng khi bệnh nhân bị mất nước, bệnh tim và bệnh phổi. Hemoglobin giảm trong thiếu máu, chảy máu, các phản ứng gây tan máu. Chỉ số này thường được dùng nhiều để chẩn đoán thiếu máu. Chỉ số Hb thông thường là 14 đến 17 gm/dL với nam giới và 12 đến 15 gm/dL với nữ giới. Thông thường, khi chỉ số Hb dưới 7.0 thì bệnh nhân cần phải được truyền máu do cơ thể không đủ máu để tim bơm đến lên não và các cơ quan quan trọng. Quý vị bị bệnh thiếu máu nhớ hỏi BS chỉ số Hb của mình để theo dõi.

# Thể tích trung bình hồng cầu (MCV), bình thường là 85-95.
– Thể tích trung bình hồng cầu có thể tăng trong trường hợp thiếu Vitamin B12, thiếu Folic Acid, bệnh gan mạn tính, bệnh nghiện rượu. Thể tích hồng cầu MCV thấp trong các trường hợp thiếu sắt, bệnh Thalassemia và các bệnh hồng cầu khác, các bệnh thiếu máu mạn tính, hay bệnh suy thận.

# Nồng độ trung bình hồng cầu (MCHC)Chỉ số MCHC được tính bằng cách nhân tỉ lệ hồng huyết cầu (Hb) lên 100 và chia chỉ số khối hồng cầu (Hct). Thường MCHC bình thường khoảng 33.4-35.5 g/dL/dL). Chỉ số MCHC tăng trong sắc hồng cầu bình thường, chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng, sự có mặt của các yếu tố ngưng kết lạnh. Giảm trong thiếu máu do giảm folic hoặc vitamin B12, xơ gan, nghiện rượu.

3. Tiểu cầu (Platelet)
– Là tế bào máu nhỏ nhất, giữ vai trò quan trọng trong đông máu và viêm sưng. Mỗi khi có tổn thương mạch máu xảy ra, tiểu cầu chạy đến và Chỉ số tiểu cầu thông thường là 150,000-450,000 per mL. Chỉ số tiểu cầu thấp hơn 150k được xem là thấp. Dưới 50k nguy hiểm và tiểu cầu dưới 20k là cực kỳ nguy hiểm, rủi ro cao cho xuất huyết não vì máu không có khả năng đông lại khi mạch máu bị tổn thương, khiếu máu liên tục bị chảy. Chỉ số tiểu cầu cao, trên 450k, tăng rủi ro cho các bệnh đông máu.

# Xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn điện (CMP), gồm chức năng thận, men gan, các chất điện giải, đường, protein, cân bằng Acid/Base và các chỉ số khác. Xét nghiệm này thường làm định kỳ mỗi năm một lần hay ngắn hơn tùy vào bệnh nhân. Xét nghiệm quan trọng này cho phép BS theo dõi các bệnh mạn tính (thận, tiểu đường) hay các tác dụng của thuốc lên cơ thể. Bệnh nhân cần được nhịn ăn 12 tiếng trước khi xét nghiệm này để có kết quả chính xác.

1. Xét nghiệm gan chỉ số ALT, AST, ALP, và Bilirubin:
– Các chỉ số này thường được gọi tắt là men gan, sẽ tăng khi gan bị viêm sưng do virus hay rượu, hoặc nhiễm mỡ. Các bệnh về viêm gan B,C thường được theo dõi chỉ số men gan thường xuyên để theo dõi gan có viêm sưng hay không. – Chỉ số men gan ALT (thông thường 7-40 IU/L) thường tăng cao hơn chỉ số AST trong trường hợp viêm gan do virus. Ngược lại, chỉ số men gan AST (thông thường 10-34 IU/L) thường tăng cao khi viêm gan bị sưng do rượu. Chỉ số ALP (thông thường là 44-147 IU/L) thường tăng rất cao khi gan bị tổn thương hay bệnh nhân có các bệnh lý về xương.
– Chỉ số Bilirubin tăng gợi ý các tổn thương về gan hay các bệnh khác như ống mật/túi mật hay đường tiêu hóa. Tăng bilirubin khiến da hay tròng mắt bị vàng. Bilirubin là sản phẩm từ tế bào hồng huyết cầu khi bị phân hủy. Bilirubin sau đó được đưa ra ngoài qua hệ thống ống mật trong gan. Chỉ số bilirubin thường có 2 dạng, đo trực tiếp (direct) và đo tổng thể (total). Chỉ số Bilirubin tổng thể bình thường là 0.3-1.2 mg/dL trong khi chỉ số trực tiếp Bilirubin bình thường là dưới 0.3mg/dL. Quý vị xem video về bệnh gan, viêm gan B, C của tôi để hiểu rõ hơn.

2. Xét nghiệm thận BUN, Cr, và eGFR
– Chức năng thận BUN/Cr và độ lọc thận ước lượng eGFR là một chỉ số quan trọng khác về thận mà quý vị cần theo dõi. Cr (Creatinine) là chất thải trong quá trình vận động của cơ bắp. Thận khỏe mạnh sẽ lọc hết Cr. ra khỏi máu nên chỉ số Cr bình thường thường thấp, chỉ ở mức 0.74-1.35 mg/dL ở nam và 0.59-1.04 mg/dL ỡ nữ. Khi thận bị yếu, chức năng thận bị giảm nên chỉ số Cr. trong máu sẽ tăng. Chỉ số Cr. tăng nhanh trong trường hợp thận bị tổn thương cấp tính. Chỉ số BUN đo lượng chất thải Nitrogen Urea trong máu. Thận khỏe sẽ lọc hết những chất này và đẩy ra ngoài qua đường tiểu. Thận yếu sẽ không lọc hết BUN, khiến chỉ số BUN tăng cao. Một số trường hợp khác cũng khiến BUN tăng cao như thiếu nước, sỏi thận, suy tim, xuất huyết đường ruột.
– Chỉ số GFR là chỉ số ước tính độ lọc thận, dựa vào chỉ số Creatinin và giới tính, tuổi tác. Tốc độ lọc thận GFR thường giảm theo tuổi tác. Thường GFR tốt là trên 90 với người trẻ. Khoảng 60-90 là khoảng cần theo dõi. Khi GFR dưới 60, quý vị sẽ phải làm thêm các xét nghiệm khác để thăm khám thận như siêu âm thận, đo động mạch thận, và thậm chí phải sinh thiết thận. Quý vị xem lại video về bệnh thận của tôi sẽ hiểu rõ hơn.

(Còn tiếp)
Bs Wynn Tran, Los Angeles, Hoa Kỳ 

Advertisement

Giới thiệu Thuha

Check Also

[Chia sẻ] Vì sao đau lưng có thể dẫn đến yếu sinh lý?

Nhiều quý vị hỏi tôi đau lưng lâu dài có thể dẫn đến yếu sinh …