[Câu chuyện Y khoa] Phân tích kết quả vòng Investigator Grants 2020.

Rate this post
Cảm ơn bài chia sẻ của GS.Nguyễn V Tuấn.
Phân tích kết quả vòng Investigator Grants 2020
Vậy là năm nay NHMRC thưởng cho 237 nhà nghiên cứu y khoa. Rất nhiều người phân tích số liệu liên quan đến outcome lần này, và mỗi người hiểu một cách khác nhau. Dưới đây là phân tích của tôi cho thấy những người trong nhóm ’emerging leaders’ (tức thế hệ mới nổi) là bị thiệt thòi nhứt.
Trong hình ảnh có thể có: văn bản
NHMRC dùng 4 tiêu chí (thực ra là 6) để đánh giá một ứng viên. Mỗi tiêu chí được cho 1 trọng số, ví dụ như công bố khoa học có trọng số 35%, còn lại là tầm ảnh hưởng (20%), lãnh đạo khoa học (15%) và kiến thức (30%).
Mỗi tiêu chí được đánh giá qua thang điểm từ 1 đến 7. Ứng viên đạt điểm 6 và 7 sẽ được tài trợ.
https://www.nhmrc.gov.au/sites/default/files/documents/attachments/investigator-grants-2020-peer-review.pdf
(trang 27 trở đi)
  • Về lãnh vực nghiên cứu, đa số (43%) nhóm EL1 là nghiên cứu lâm sàng, 25% là khoa học cơ bản và 24% là y tế công cộng. Nhóm EL2 thì đa số là khoa học cơ bản (chiếm 1 phần 3), kế đến là nghiên cứu lâm sàng (28%), nhưng cũng có y tế công cộng (20%) và dịch vụ y tế (18%). Nhóm L2 bị ‘thống trị’ bởi giới nghiên cứu lâm sàng (36%), tiếp theo là khoa học cơ bản (33%) và y tế công cộng (26%). Riêng nhóm L3 thì hai lãnh vực ‘thống lãnh’ là nghiên cứu lâm sàng (51%), kế đến là khoa hoc cơ bản (40%).
  • Về địa hạt nghiên cứu, năm nay chủ yếu là ung thư (đứng đầu bảng) với 87 triệu AUD. Sau ung thư là bệnh truyền nhiễm (85 triệu), tâm thần (54 triệu), tim mạch (46 triệu) và sức khoẻ người thổ dân (19 triệu). Chuyên ngành xương khớp chỉ đươc chừng 8 triệu AUD!
  • Về thứ bậc khoa bảng, không ngạc nhiên khi thấy 100% nhóm L2 (Principal Fellow) và L3 (Australia Fellow) đều là giáo sư thực thụ. Nhóm L1 (Research Fellow) thì gần 3/4 là giáo sư thực thụ và 24% là giáo sư dự bị (associate professor), chỉ có 1 người là tiến sĩ.
  • Trong nhóm EL1 thì đa số (92%) là ở cấp tiến sĩ, nhưng vẫn có 5% là giáo sư dự bị, và gần 4% chưa có bằng tiến sĩ. Riêng nhóm EL2 theo tôi là thiệt thòi nhứt, vì 51% người trong nhóm này là giáo sư dự bị và 13% là giáo sư thực thụ; chỉ có 36% là cấp tiến sĩ. Chương trình tài trợ EL2 là dành cho người ‘mới nổi’, làm sao họ có thể cạnh tranh với giáo sư. Thật là không công bằng cho nhóm EL2.
Chú thích:
EL1 – Early Career Fellowship (10 năm sau PhD)
EL2 – Career Development Fellowships Levels 1 and 2 (10 năm sau PhD)
L1 – Senior Research Fellowship Levels A and B
L2 – Principal Research Fellowship
L3 – Australia Fellowship, Senior Principal Research Fellowship
Nguồn dữ liệu: https://www.nhmrc.gov.au/funding/find-funding/investigator-grants 
  • Về ngân sách, tính trung bình (trung vị) thì đúng như dự đoán, cấp càng cao tiền càng nhiều. Nhóm EL1 có ngân sách trung bình là 645,000 AUD; nhóm EL2 là 1.5 triệu AUD. Nhưng nhóm L thì toàn trên 2 triệu: L1 trung bình 2.16 triệu AUD; L2 là 2.12 triệu AUD; và L3 là 2.34 triệu AUD.
  • Những dữ liệu trên đây cho thấy nhóm ‘khởi nghiệp’ (EL1 và EL2) hay nhóm trẻ (hoặc tre trẻ) phải đối đầu với một sự khó khăn vô vàn, vì họ phải cạnh tranh với những người cao cấp hơn họ. Theo tôi, đó là một sự bất công, và hi vọng rằng NHMRC sẽ điều chỉnh tiêu chuẩn cho nhóm này trong tương lai.
Trong hình ảnh có thể có: văn bản
Phân tích “wordcloud” của 237 abstracts năm nay cho thấy những từ phổ biến: cancer, brain, patients, care, risk, new, novel, impact, data, will. Có thể tóm tắt [vui là: “We WILL generate NEW DATA that can predict RISK and have IMPACT on the CARE of PATIENTS affected by CANCER or BRAIN disorders” 

  • Úc có hai chương trình chánh về tài trợ khoa học: tài trợ cho dự án (research project) và tài trợ cho cá nhân. Tài trợ cho dự án khá thành công, nhưng sau này người ta phát hiện đa số những người được tài trợ toàn là cấp giáo sư, còn cấp chưa là giáo sư thì gần như bị ra khỏi ‘cuộc chơi’. Thế là những người trẻ và tài ba phải bỏ Úc ra nước ngoài (chủ yếu là Mĩ), làm cạn nguồn nhân tài. Phải vài năm sau, chánh phủ Úc mới nhận ra điều này, và họ tạo ra một chương trình mới tài trợ cho cá nhân nhà khoa học (gọi là fellowship).
  • Mục tiêu của chương trình fellowship là (a) nuôi dưỡng những ngôi sao trong nước, và (b) chiêu mộ những người đã bỏ nước ra đi về lại Úc. Chương trình này rất thành công. Ông Peter Doherty (Giải Nobel) là người về Úc theo chương trình này. Nhưng dần dần chương trình này lại bị các giáo sư ‘chiếm lãnh’, nên họ phải tạo ra chương trình EL (emerging leader) cho người mới nổi. Nhưng năm nay ngay cả chương trình EL cũng bị số giáo sư chiếm nhiều ghế!

Trước đây, tôi có đề nghị Bộ KHCN nên có chương trình fellowship để nuôi dưỡng người tài trong nước và cùng lúc ‘kéo’ người có khả năng từ nước ngoài về VN. Tài trợ cho cá nhân rất hay, vì vừa nuôi họ để họ yên tâm tập trung vào khoa học, vừa nâng cao năng suất và phẩm chất khoa học cho quốc gia, và vừa cho họ cái danh. Tài trợ cho dự án ở VN kém hiệu quả, vì chỉ tăng lượng chớ không tăng chất. Nhưng Bộ chỉ lịch sự lắng nghe, chớ không làm. Nếu có dịp, tôi vẫn giữ nguyên ý tưởng fellowship đó trong đề nghị với Bộ KHCN.

Advertisement

Giới thiệu Lac Thu

Check Also

[CHUYỆN Y KHOA] Chuyện viết dở ở bệnh viện

Nguồn: Bs. Trần Văn Phúc (bạn đọc thấy thích tôi sẽ viết tiếp) ========================== Không …