CHĂM SÓC MỤN NƯỚC TAY CHÂN MIỆNG TỪ NHẸ ĐẾN NẶNG

Rate this post

CHĂM SÓC MỤN NƯỚC TAY CHÂN MIỆNG TỪ NHẸ ĐẾN NẶNG

– Mụn nước tay chân miệng thường khá lành tính, khó vỡ, và ít ngứa hơn là bố mẹ nghỉ vì vậy không cần thiết phải dùng thuốc thoa, thuốc uống hay bôi thuốc màu xanh đỏ hay gì cả.
– Với những mụn nước lớn bị vỡ hay có nguy cơ vỡ, có thể chấm thêm thuốc màu như xanh methylen, đỏ eosin hay thuốc tím… để phòng bội nhiễm.
– Nếu em bé ngứa có thể báo bác sĩ để kê thêm anti histamin, ưu tiên anti histamin thế hệ 2 như Desloratadin, Levocetirizin… KHÔNG NÊN dùng thế hệ 1 như Alimemazin hay Chlopheniramin vì có thể GÂY BUỒN NGỦ, khó theo dõi tri giác ở trẻ.
– Tắm rửa vệ sinh thân thể sạch sẽ không kiêng nước kiêng gió gì cả nhé, chỉ là hạn chế bé ra ngoài và nghỉ học để tránh lây các bé khác thôi.
– Bấm móng tay móng chân để tránh bé cào gãi
Mụn nước là triệu chứng điển hình nhất của bệnh tay chân miệng, hình mình đưa lên có thể nhiều bố mẹ thấy sợ nhưng thực tế sau đó phục hồi đều rất tốt, hơi thâm nhẹ nhưng ko có sẹo và cũng không bội nhiễm gì cả. Vì vậy cứ bình tĩnh, vệ sinh sạch sẽ, bố mẹ cũng chưa cần tự ý cho bé uống hay bôi kháng sinh chỉ vì mụn nước nhiều bởi nó cũng không có tác dụng; bác sĩ của bé sẽ chỉ định kháng sinh khi thấy cần thiết nhé
Advertisement
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết 'Mụn nước tay chân miệng nhẹ và điển hình Vết rộp da màu trắng hình bầu dục hay hình tròn, như hạt gạo, bao xung quang bởi hồng ban. Bác si Khanh Khanh sĩNhã -BacsĩNhã BesiAha Bác Khanh- Khanh Nha Bác anh'
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản
Có thể là hình ảnh về 1 người
Tác giả: BS Đoàn Trịnh Nhã Khanh
Xin gửi lời cảm ơn đến tác giả BS Đoàn Trịnh Nhã Khanh đã đồng ý đăng bài viết lên Diễn đàn Y khoa!

Giới thiệu Nguyễn Hùng Nhật Duy

Check Also

𝚃Ó𝙼 𝚃Ắ𝚃 𝙿𝙷Â𝙽 𝙱𝙸Ệ𝚃 𝙴𝙲𝙶 𝚁𝚄𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ 𝚅À 𝙲𝚄Ồ𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ, 𝙷ƯỚ𝙽𝙶 Đ𝙸Ề𝚄 𝚃𝚁Ị 𝙲Ả 𝟸 𝚃𝙷𝙴𝙾 𝟻 𝙲𝙷Ữ 𝙲Á𝙸

𝚃Ó𝙼 𝚃Ắ𝚃 𝙿𝙷Â𝙽 𝙱𝙸Ệ𝚃 𝙴𝙲𝙶 𝚁𝚄𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ 𝚅À 𝙲𝚄Ồ𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ, 𝙷ƯỚ𝙽𝙶 Đ𝙸Ề𝚄 𝚃𝚁Ị 𝙲Ả 𝟸 …