[Chia sẻ] Các khuyến cáo về gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ

Rate this post
Các khuyến cáo về gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ (Acute fatty liver of pregnancy (AFLP) của hiệp hội y học mẹ và bào thai Trung Quốc ( CSOG-MFM)
1. Thời điểm và các chỉ số dùng để sàng lọc AFLP tiền sản cho bệnh nhân ngoại trú
Khuyến cáo 1: Nên tiến hành sàng lọc AFLP tiền sản cho bệnh nhân ngoại trú khi tuổi thai 35–37 tuần (1C), và các xét nghiệm máu, chức năng gan và chức năng đông máu thường quy nên được sử dụng làm các chỉ số sàng lọc đầu tay cho bệnh nhân ngoại trú (1C). Các xét nghiệm này nên được thực hiện ngay đối với thai phụ có các triệu chứng tiêu hóa (như buồn nôn và nôn) và nghi ngờ AFLP (thực hành lâm sàng tốt).
Khuyến cáo 2: Bệnh nhân nghi ngờ AFLP dựa trên sàng lọc ban đầu nên kiểm tra lại các chỉ số trên trong vòng 24h để xác định AFLP càng sớm càng tốt (thực hành lâm sàng tốt).
2. Chẩn đoán AFLP
Khuyến cáo 1: Sử dụng tiêu chuẩn Swansea để chẩn đoán AFLP (1C).
Khuyến cáo 2: Chẩn đoán AFLP chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng, và sinh thiết gan là không cần thiết (2D).
3. Đánh giá nguy cơ trước phẫu thuật ở bệnh nhân AFLP
Khuyến cáo 1: Sử dụng PTA / INR, TBIL, số lượng tiểu cầu, axit lactic, creatinin huyết thanh, và thời gian mắc bệnh như là các chỉ số để đánh giá nguy cơ trước phẫu thuật (2C).
Khuyến cáo 2: Sử dụng các chỉ số trước sinh như PTA < 40% (hoặc INR > 1,5), TBIL huyết thanh > 171 μmol / L, số lượng tiểu cầu ≤ 50 × 109 / L, creatinin huyết thanh ≥ 1,5 mg / dL, acid lactic máu ≥ 5 mmol / L , và thời gian mắc bệnh > 1 tuần để xác định xem liệu bệnh nhân có nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ rất cao trước phẫu thuật hay không (2C).
4. Xác định phương thức và thời điểm sinh ở bệnh nhân AFLP
Khuyến cáo 1: Nếu sinh ngả âm đạo sắp diễn ra, hoàn thành việc sinh ngả âm đạo càng sớm càng tốt, đồng thời cải thiện chức năng đông máu và phòng ngừa băng huyết sau sinh (2D).
Khuyến cáo 2: Đối với những người không thể sinh ngả âm đạo trong thời gian ngắn hoặc những người có cổ tử cung chưa chín muồi, nên mổ lấy thai (1B); càng sớm càng tốt (1C).
5. Lựa chọn phương pháp vô cảm cho bệnh nhân AFLP
Khuyến cáo 1: Thành lập trước phẫu thuật một nhóm phản ứng nhanh đa chuyên khoa (bao gồm các thành viên của khoa sản, khoa truyền nhiễm, khoa tiêu hóa, khoa gây mê, khoa hồi sức tích cực, khoa sơ sinh và khoa / đơn vị truyền máu) để lập kế hoạch vô cảm cho bệnh nhân AFLP (2D).
Khuyến cáo 2: Sử dụng chức năng đông máu làm chỉ số chính để lựa chọn phương pháp vô cảm: bệnh nhân có INR ≤ 1,2 nên gây tê tủy sống; gây tê tủy sống và phong bế thần kinh tại chỗ đơn độc nên được xem xét cho những bệnh nhân có INR 1,2 <- < 1,5; và gây mê toàn thân nên được xem xét cho những bệnh nhân có INR ≥ 1,5 hoặc chức năng tuần hoàn không ổn định (1D).
6. Biến chứng chu sinh ở bệnh nhân AFLP
Khuyến cáo 1: Cảnh giác với sự xuất hiện của các biến chứng chu sinh (các biến chứng thường gặp bao gồm suy thận cấp, DIC và MODS) (2D).
Khuyến cáo 2: Bệnh nhân có PTA trước sinh < 40% (hoặc INR ≥ 1,5) hoặc TBIL> 171 μmol / L nên được coi là bệnh nhân có nguy cơ cao xuất hiện các biến chứng kể trên (2D).
7. Lựa chọn bệnh nhân AFLP để điều trị gan nhân tạo
Khuyến cáo 1: Điều trị gan nhân tạo cho bệnh nhân AFLP nặng (1C).
Advertisement
8. Đánh giá tiên lượng của bệnh nhân AFLP
Khuyến cáo 1: Sử dụng PTA, TBIL, số lượng tiểu cầu và creatinin huyết thanh sau phẫu thuật làm các chỉ số tiên lượng (2D).
Khuyến cáo 2: Nếu các chỉ số kể trên tiếp tục bất thường sau đẻ hoặc bệnh nhân không hồi phục sau 1 tuần sau đẻ, bệnh nhân nên được đánh giá bởi một nhóm đa chuyên khoa, và ghép gan nên được xem xét nếu bệnh nhân phù hợp (1D).
9. Theo dõi bệnh nhân AFLP trong quá trình điều trị
Khuyến cáo 1: Theo dõi định kỳ kết quả xét nghiệm máu (bao gồm cả glucose), chức năng gan, chức năng thận, chức năng đông máu trong thời gian điều trị.
AFLP: Gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ; DIC: Đông máu rải rác trong lòng mạch; INR: Tỷ số bình thường hóa quốc tế; MODS: Hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan; PTA: Hoạt độ prothrombin; TBIL: Bilirubin toàn phần.
P/s : phụ nữ bị AFLP và con của họ đều nên xét nghiệm phân tử để tìm LCHAD, ít nhất là đối với đột biến G1528C (phổ biến nhất). Có thể xét nghiệm thêm các khiếm khuyết enzym khác tham gia vào quá trình oxy hóa acid béo nếu không được phát hiện đột biến này.
Nguồn BS. Vũ Tài
BS Vũ Tài

Giới thiệu Đào Thị Thanh Hiền

Check Also

Tại sao chúng ta phải “sợ” Ma Túy?

Chúng ta thường nghe rằng phải tránh xa Ma Túy. Ở hầu hết các quốc …