Trước đây vẫn nghĩ trong các bệnh nội tiết thì điều trị suy giáp là dễ nhất và an toàn nhất, tuy nhiên khi đọc tài liệu để báo cáo mới thấy không phải vậy. Lý do:
1. Chưa có sự thống nhất hoàn toàn về chỉ điều trị L-T4 (levothyroxin) hay cả L-T4 phối hợp với T3 (thyronin).
2. Thuốc L-T4 có quá nhiều hàm lượng từ 12,5 – 25 – 33 – 50 – 75 – 88 – 100 – 125… đến viên 200mcg nên nhiều BN bị nhầm thuốc
3. Thuốc có cả dạng dung dịch uống, dạng tiêm, viên con nhộng, viên đặt hậu môn
4. Thuốc bị tương tác với rất nhiều thuốc khác làm giảm hấp thu, giảm tác dụng như calci carbonat, sắt, thuốc dạ dày, cordarone, chẹn beta, corticoid…
5. Có khá nhiều bệnh ảnh hưởng đến hấp thu của thuốc và nồng độ thuốc như suy thận, hội chứng thận hư, xơ gan và nhất là các bệnh đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, nhiễm HP, bệnh đại tràng…
6. Nhu cầu và mục tiêu điều trị rất khác nhau tùy thuộc theo tuổi, giới của người bệnh, nguyên nhân gây suy giáp, mức độ suy giáp, bệnh đi kèm nhất là bệnh tim mạch
7. Các BN suy giáp có thai hoặc ung thư tuyến giáp lại có mục tiêu điều trị riêng, liều điều trị thường cao hơn
8. Thực tế chỉ có khoảng 45-50% BN được điều trị suy giáp đạt mục tiêu TSH, có đến 1/3 số BN bị nhiễm độc giáp do dùng liều quá cao và 1/6 số BN vẫn còn bị suy giáp lâu dài do dùng liều quá thấp
9. Thuốc levothyroxin có cửa sổ điều trị (toxic – therapeutic ratio) khá hẹp, tức là chỉ thay đổi liều 1 chút cũng có thể dẫn đến bị thừa hoặc thiếu
10. Và còn nhiều thách thức khác.
May mắn là Việt Nam chuẩn bị có dạng thuốc Levothyroxin có công thức bào chế mới giúp tác dụng ổn định hơn, với 4 hàm lượng là 25 – 50 – 75 và 100 mcg.
Tác giả: BS. Nguyễn Quang Bảy