[Chia sẻ] KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN KHI ĐI XIN VIỆC

Rate this post

03 KINH NGHIỆM ĐI PHỎNG VẤN CÁC BÁC SĨ NÊN GHI NHỚ

Hôm nay phản hồi thư mời làm việc cho các ứng viên xong hết rồi, mình chia sẻ một xíu kinh nghiệm cho các bạn khi chuẩn bị hồ sơ xin việc:

1. Cover letter – Thư ngỏ: Một vũ khí lợi hại.

Bạn hãy đọc một đoạn sau trong cover letter của một bạn gởi cho mình kèm theo trong bộ hồ sơ xin việc của bạn ấy. Đây là một bạn có profile rất mạnh mà team mình đã lựa chọn, và thư ngỏ cũng là một điểm cộng cực mạnh của bạn này rồi.
“Dear Dr.Duy,
Thông qua một thời gian theo dõi kênh Youtube cũng như những bài viết trên Facebook của anh, em đã theo dõi anh cùng với đội ngũ anhvanyds trong một thời gian khá dài. Bản thân em cảm thấy rất hứng thú với những chủ đề liên quan về tiếng Anh chuyên ngành y khoa anh tạo ra với mục đích ban đầu rất thiết thực là nâng cao khả năng tiếng Anh cho các sinh viên, bác sĩ và các nhân viên trong lĩnh vực y tế. Em cũng tình cờ được biết đến anh nhiều hơn qua một người bạn theo học tại Đại học Y khoa Vinh và thấy anh cũng như nhóm của mình rất tâm huyết với những dự án từ trước đến nay. Em rất mong muốn mình có cơ hội được làm việc và tham gia cùng với những thành viên trong nhóm của anh để trau dồi thêm kiến thức cho bản thân và có thêm trải nghiệm trong lĩnh vực này….”
Như vậy, dù thế nào mục tiêu khi nộp CV của bạn là nhà tuyển dụng “ngó” vào cái CV ấy trước, rồi từ CV mới quyết định có mời hay không. Nên dùng mọi cách để khiến nhà tuyển dụng chú ý vào CV của bạn nhé.

2. CV ngắn gọn, súc tích và đúng form.

Thực ra, nếu mình khắt khe thì đợt vừa rồi mình đã không dành tới 03 buổi chiều để pv các bạn ứng viên. 1/3 số CV gởi về đã không đúng quy cách.
Trong buổi livestream gần nhất mình đã hướng dẫn về “Cách chuẩn bị hồ sơ đi xin việc” (bạn có thể xem lại ở đây nè https://youtu.be/F-IIlcbdl18). Mình đã rất tập trung vào một bộ hồ sơ ổn là như thế nào, một CV chuẩn gồm những phần gì. Nghĩa là show gì ra và tém gì bớt lại.
Một bạn ứng viên đã gởi cho mình một bản word khá dài về các kỹ năng kèm theo hình ảnh minh chứng, ví dụ đã học bộ video gì ở đâu và kèm hình chụp cũng như đã nhận được email của ai kèm minh chứng. Đối với nhà tuyển dụng, bạn chỉ cần list đầu dòng kèm theo key results/achievement (kết quả chính) của các hoạt động nghề nghiệp của bạn là được.
Trong CV đề cập tới những kỹ năng (skills) và bằng cấp (qualifications), bằng cấp thì thể hiện bạn học gì cấp chứng chỉ ở đâu hoàn toàn đánh giá được qua đọc CV. Còn skills thì nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn khi bạn đi phỏng vấn. Đôi khi còn phải qua vòng thực hành mới đánh giá tốt được.
CV ngắn gọn, đầy đủ và đánh vào những kỹ năng bạn “nhắm” nhà tuyển dụng cần là được. Ví dụ, mình apply vào trường học mình sẽ không show bằng Quản lý chất lượng bệnh viện làm gì nếu như CV mình đã hết đất ghi….
Có CV thì cần đúng form,
Không có CV thì cần phải làm cho có CV mới apply công việc được. Điều đó thể hiện bạn chuyên nghiệp và nghiêm túc với yêu cầu từ nhà tuyển dụng.

3. Trình bày phỏng vấn – ngắn gọn, súc tích, đánh vào tâm lý người tuyển dụng bằng cách tìm hiểu kỹ về họ và những giá trị họ đang làm

Mình rất hài lòng với một câu trả lời của ứng viên: mình thấy anhvanyds dạy tiếng anh y khoa rất nhiều trên cả nước, với mức học phí rất vừa phải với các em sinh viên và người đi làm. Mình mong muốn được đóng góp vào hoạt động có ý nghĩa này của trung tâm!!! Một câu trả lời mát hết lòng dạ vì đã nói được giá trị cốt lõi của đội ngũ Anhvanyds trong thời gian qua: tạo dựng giá trị cho xã hội.
Một vài bạn ứng tuyển nhưng gần như “0” với các hoạt động của đơn vị tuyển dụng, gọi là nếu may thì được 🙂 Những hồ sơ như vậy thì cơ hội làm việc với nhau rất thấp, vì phải hoà hợp văn hoá, hiểu nhau, cùng nhau vượt qua các khó khăn, chinh phục các mục tiêu lớn thì mới lâu bền được. Bạn đến buổi tuyển dụng mà không biết về lịch sử của bệnh viện, khoa phòng mình đang muốn xin vào, ngành nghề mình làm thì chắc…
Trong một lần phỏng vấn, mình đã trả lời về các thuốc của một công ty đang có mặt tại thị trường, giá thuốc, có được chi trả BHYT hay không. Chị giám đốc hỏi, sao em biết những thông tin này? Mình trả lời: Em biết qua các sản phẩm công ty thông qua các bạn bè trong chuyên ngành ở các bv sản phẩm công ty mình có mặt, và em cũng tìm hiểu về nhu cầu sử dụng của các sản phẩm…
Các bạn hãy ghi nhớ: đừng đi phỏng vấn với “0” kiến thức về cơ quan tuyển dụng nhé.
Trên đây Duy vừa chia sẻ 03 kinh nghiệm đi phỏng vấn cho các bác sĩ thông qua đợt tuyển dụng vừa rồi của Anhvanyds. Dù yêu cầu của Duy hơi cao so với phỏng vấn làm việc ở các bệnh viện nhưng quy cách chung thì như vậy, nếu các bạn muốn thành công trong các buổi phỏng vấn thì hãy ghi nhớ những điều trên nhé.
Cảm ơn những chia sẻ bổ ích của tác giả trên Diễn đàn Y khoa!
Link Facebook [ https://www.facebook.com/groups/ylamsang/posts/1314400322339256/ ]
Nguồn: BS. Nguyễn Thái Duy.
Advertisement

Giới thiệu Nguyễn Thị Mai Thi

Check Also

𝚃Ó𝙼 𝚃Ắ𝚃 𝙿𝙷Â𝙽 𝙱𝙸Ệ𝚃 𝙴𝙲𝙶 𝚁𝚄𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ 𝚅À 𝙲𝚄Ồ𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ, 𝙷ƯỚ𝙽𝙶 Đ𝙸Ề𝚄 𝚃𝚁Ị 𝙲Ả 𝟸 𝚃𝙷𝙴𝙾 𝟻 𝙲𝙷Ữ 𝙲Á𝙸

𝚃Ó𝙼 𝚃Ắ𝚃 𝙿𝙷Â𝙽 𝙱𝙸Ệ𝚃 𝙴𝙲𝙶 𝚁𝚄𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ 𝚅À 𝙲𝚄Ồ𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ, 𝙷ƯỚ𝙽𝙶 Đ𝙸Ề𝚄 𝚃𝚁Ị 𝙲Ả 𝟸 …